Công văn 313/TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong công nhân lao động

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 313/TLĐ

Công văn 313/TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong công nhân lao động
Cơ quan ban hành: Tổng Liên đoàn Lao động Việt NamSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:313/TLĐNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Hoàng Ngọc Thanh
Ngày ban hành:03/03/2010Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

--------------------

Số: 313/TLĐ

V/v: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL trong CNLĐ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------

Hà Nội, ngày 03 tháng 3 năm  2010

 

           

Kính gửi:

- Các LĐLĐ tỉnh, thành phố;

- Các Công đoàn ngành Trung ương;

- Công đoàn các Tổng công ty trực thuộc TLĐ.

           

 

Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong CNVCLĐ, đặc biệt là CNLĐ khu vực kinh tế ngoài Nhà nước; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn các đơn vị tập trung thực hiện  một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Kiện toàn, củng cố hoạt động của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Tăng cường hoạt động của các tổ chức Tư vấn pháp luật (Trung tâm, Văn phòng, tổ tư vấn pháp luật).

2. Tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân” và Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 5/6/2008 Ban Bí thư về “Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp”.

3. Thực hiện có hiệu quả Tiểu đề án 3: “Tuyên truyền phổ biến pháp luật Lao động, pháp luật Công đoàn và các quy định pháp luật có liên quan cho công nhân lao động tại các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài” theo Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ 2009 đến 2012”.

4. Chủ động mở các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở. Nội dung chủ yếu từ tài liệu tuyên truyền pháp luật của Tổng Liên đoàn.

5. Triển khai thực hiện Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về “Xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật”.

Căn cứ những nhiệm vụ chủ yếu trên, đơn vị lựa chọn những nội dung pháp luật thật sự cần thiết, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của CNLĐ, biên tập ngắn gọn để tuyên truyền; sử dụng linh hoạt và đa dạng các hình thức tuyên truyền phù hợp với trình độ, thời gian, điều kiện làm việc và điều kiện sống của CNLĐ. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặc biệt là công tác tư vấn pháp luật, hoà giải, thương lượng để giải quyết tranh chấp lao động.

Các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn cần có khảo sát, đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật của CNLĐ, thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong CNLĐ để triển khai thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật kịp thời, phù hợp, hiệu quả.

Báo cáo định kỳ 6 tháng về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; báo cáo nhanh về tình hình đình công và giải quyết đình công, đề nghị các đơn vị gửi về Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn, điện thoại 04.39421518, email: .

Nơi nhận:

- Như trên;                                           

- Lưu TG, VP.

TM.ĐOÀN CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Hoàng Ngọc Thanh

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi