Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 2769/BGDĐT-GDMN của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc báo cáo tình hình tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 2769/BGDĐT-GDMN
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2769/BGDĐT-GDMN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Bá Minh |
Ngày ban hành: | 08/06/2015 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
tải Công văn 2769/BGDĐT-GDMN
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2769 /BGDĐT-GDMN | Hà Nội, ngày 8 tháng 6 năm 2015 |
Kính gửi: Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố
Thực hiện chương trình công tác năm 2015 về việc xây dựng Đề án Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các sở giáo dục và đào tạo rà soát, báo cáo tình hình tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn. Báo cáo tập trung vào các vấn đề sau:
I. Thực trạng
1. Tình hình, quy mô, số lượng trẻ dân tộc
Quy mô, số lượng trẻ dân tộc hiện có tại các trường, các nhóm lớp (chia theo độ tuổi); tổng số nhóm lớp, tổng số trường có trẻ DTTS trên địa bàn; tách riêng số lượng trẻ dân tộc theo từng dân tộc; số nhóm lớp 3 dân tộc trở lên).
2. Sự khác nhau trong sử dụng tiếng Việt của các dân tộc thiểu số ở địa phương
+ Các dân tộc thiểu số có khả năng sử dụng tiếng Việt tốt;
+ Các dân tộc khả năng sử dụng tiếng Việt còn hạn chế;
+ Các dân tộc có khả năng sử dụng tiếng Việt rất hạn chế;
- Tình hình sử dụng tiếng Việt của học sinh mới vào tiểu học.
3. Đội ngũ
Số lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy trẻ dân tộc thiểu số, tình hình đội ngũ giáo viên tại các địa bàn có trẻ DTTS (số giáo viên (GV) thiếu, việc đào tạo và bồi dưỡng GV về phương pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS, tính ổn định nghề nghiệp; tình hình GV biết tiếng dân tộc của trẻ; số GV dân tộc thiểu số dạy trẻ cùng dân tộc, việc bồi dưỡng tiếng dân tộc cho GV…). Số giáo viên không biết tiếng mẹ đẻ của trẻ, khó khăn và giải pháp; Chất lượng, phương pháp, kỹ năng dạy trẻ vùng dân tộc thiểu số của giáo viên.
Chế độ chính sách cho GV dạy vùng có trẻ DTTS (có các chế độ nào, được thực hiện như thế nào ở địa phương).
4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu
Điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non tại vùng có trẻ dân tộc thiểu số, những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu, đồ dùng, đồ chơi…
5. Tình hình triển khai thực hiện tài liệu hướng dẫn chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số (3 cuốn cho 3 độ tuổi 3-4; 4-5; 5-6) do Bộ tập huấn chỉ đạo; số trường, nhóm lớp đã triển khai thực hiện tài liệu. Những vướng mắc và đề xuất, kiến nghị.
6. Khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ, đặc biệt đối với trẻ sống tại vùng núi cao, vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc rất ít người; phân tích, đánh giá ở các mức độ sử dụng tiếng Việt khác nhau theo độ tuổi (khả năng nghe hiểu và biểu đạt, khả năng giao tiếp, phát âm, khả năng sử dụng từ ngữ, khả năng sử dụng câu, nêu tỷ lệ theo từng độ tuổi).
7. Công tác quản lý, chỉ đạo
- Việc thực hiện các văn bản, hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; việc ban hành các văn bản, chương trình, đề án của địa phương;
- Việc thực hiện công tác bồi dưỡng, tập huấn hỗ trợ cho giáo viên;
- Tài liệu sử dụng để tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng DTTS (bao gồm cả tài liệu của địa phương);
- Các chương trình, dự án về tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số đang được thực hiện, đánh giá về hiệu quả của các chương trình, dự án.
8. Việc phối kết hợp với phụ huynh, gia đình và cộng đồng trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ DTTS.
II. Bài học kinh nghiệm và khó khăn, bất cập
- Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn của địa phương về thực hiện chương trình giáo dục mầm non vùng DTTS;
- Bài học về các giải pháp, biện pháp nhằm tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số;
- Sáng kiến, kinh nghiệm khác;
- Khó khăn, bất cập của địa phương khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số.
III. Giải pháp, đề xuất, kiến nghị
- Đề xuất về chế độ chính sách (cho giáo viên, cho trẻ);
- Đề xuất về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ (giáo viên, cán bộ quản lý; nhân viên hỗ trợ ngôn ngữ);
- Đề xuất về cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu;
- Phối kết hợp gia đình, nhà trường và cộng đồng (tạo môi trường; xây dựng sân chơi, thư viện cho trẻ DTTS…).
- Đề xuất khác.
IV. Phụ lục kèm theo
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ với đ/c Nguyễn Thị Minh Thảo – chuyên viên Vụ GDMN, điện thoại: 043.868.4670, email: [email protected]
Báo cáo gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Mầm non) theo đường công văn và qua thư điện tử trước ngày 5 tháng 7 năm 2015.
Nơi nhận:
| TL. BỘ TRƯỞNG |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây