Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 2689/BGDĐT-KT&KĐ của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2008
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 2689/BGDĐT-KT&KĐ
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 2689/BGDĐT-KT&KĐ | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Bành Tiến Long |
Ngày ban hành: | 31/03/2008 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
tải Công văn 2689/BGDĐT-KT&KĐ
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 2689/BGDĐT-KT&KĐ
V/v Hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2008 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2008 |
Kính gửi: | - Các sở giáo dục và đào tạo; - Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng. |
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu các sở GD&ĐT, Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng (gọi chung là các đơn vị) chuẩn bị và triển khai tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2008 như sau:
I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Về cơ bản, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2008 được giữ ổn định, thống nhất thực hiện theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BGDĐT ngày 06/3/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (gọi tắt là Quy chế 08).
2. Bộ GD&ĐT huy động các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tham gia tổ chức kỳ thi để tăng cường sự nghiêm túc, an toàn, theo tinh thần quán triệt Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Bộ sẽ gửi văn bản điều động cụ thể tới các đơn vị trong tháng 4/2008.
3. Theo chỉ đạo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) và Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (đối với Cục Nhà trường), các đơn vị cần đề ra phương hướng và những biện pháp chỉ đạo, cùng với các ngành, các cấp trên địa bàn tích cực chuẩn bị về mọi mặt, triển khai kỳ thi, nhằm đạt mục đích: tổ chức thi an toàn, nghiêm túc, đảm bảo cho kết quả thi phản ánh đúng chất lượng dạy và học của đơn vị, tác động tích cực đến việc thực hiện các mục tiêu giáo dục, đảm bảo sự công bằng, giảm bớt phiền hà, tốn kém.
4. Bộ GD&ĐT đề nghị Trưởng Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh chủ động tổ chức họp báo trước kỳ thi, công bố kế hoạch tổ chức kỳ thi của địa phương theo tinh thần đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.
5. Các đơn vị chỉ đạo, kiểm tra các trường THPT, các cơ sở giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình THPT (gọi chung là trường phổ thông) trong việc thực hiện kế hoạch thời gian năm học, tổ chức ôn tập tốt nghiệp THPT cho người học theo các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền để cán bộ, giáo viên và người học có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp năm học 2007-2008, thực hiện nghiêm túc quy chế thi; chỉ đạo các trường phổ thông tổ chức họp phụ huynh học sinh lớp 12 để quán triệt các yêu cầu tổ chức thi.
6. Các đơn vị cần thông báo kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng và tới các trường phổ thông thuộc phạm vi quản lý về kỳ thi tốt nghiệp, đảm bảo quyền được dự thi của tất cả các đối tượng theo quy định; xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết việc tổ chức thi, tập huấn nghiệp vụ thi cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên, chỉ đạo chặt chẽ từ công tác chuẩn bị đến tất cả các khâu khác của kỳ thi.
7. Cùng với việc lập kế hoạch, phương án triển khai, dự trù kinh phí cho kỳ thi, các đơn vị chủ động chuẩn bị nhân sự đúng thành phần, đúng tiêu chuẩn cho việc thành lập Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, các Hội đồng in sao đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo và các đoàn thanh tra thi.
8. Theo Công văn điều động của Bộ GD&ĐT, Thủ trưởng các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ra quyết định cử cán bộ, giảng viên tham gia kỳ thi; trước ngày 10/5/2008, gửi quyết định kèm theo danh sách cán bộ giảng viên và những thông tin cần thiết để liên hệ tới đơn vị dự thi được điều động đến làm nhiệm vụ.
9. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục (gọi tắt là phòng khảo thí) thuộc các đơn vị chịu trách nhiệm tham mưu với lãnh đạo đơn vị và tổ chức thực hiện. Đơn vị nào chưa có phòng khảo thí phải báo cáo rõ với Bộ GD&ĐT về phòng chức năng được giao thực hiện nhiệm vụ này.
10. Việc sử dụng phần mềm quản lý thi tiếp tục thực hiện như các năm trước. Lưu ý, các báo cáo gửi về Bộ GD&ĐT phải đảm bảo đúng cấu trúc dữ liệu theo quy định.
11. Kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 2 năm 2008 được tổ chức vào tháng 8/2008; Bộ GD&ĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể sau.
II. ĐĂNG KÝ DỰ THI
1. Các đơn vị chỉ đạo các trường phổ thông hướng dẫn cụ thể việc đăng ký cho các đối tượng đăng ký dự thi theo quy định tại Điều 10 của Quy chế 08. Chú ý thực hiện đúng các nội dung sau:
a) Người học thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 của Quy chế 08 đăng ký dự thi tại trường phổ thông, nơi học lớp 12, không được đăng ký dự thi ở cơ sở giáo dục khác; học sinh lớp 12 năm học 2007 - 2008 ở giáo dục THPT không được đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2008 theo chương trình giáo dục thường xuyên.
b) Thí sinh tự do (cả giáo dục THPT và giáo dục thường xuyên) được đăng ký dự thi tại trường phổ thông trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi cư trú (theo xác nhận về cư trú của chính quyền cấp xã) hoặc tại trường phổ thông nơi học lớp 12.
Thí sinh tự do không đủ điều kiện dự thi ở những năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0; đảm bảo khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện về học lực theo quy định.
Thí sinh tự do không đủ điều kiện dự thi ở những năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm hoặc nghỉ học quá 45 buổi trong năm học lớp 12 thì phải có xác nhận của chính quyền cấp xã trong Đơn xin dự thi của thí sinh về phẩm chất đạo đức và việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định về an ninh trật tự của địa phương.
c) Thủ tục đăng ký dự thi của thí sinh và việc cấp Thẻ (hoặc Phiếu) dự thi cho thí sinh thực hiện như các kỳ thi tốt nghiệp những năm trước.
2. Chậm nhất là ngày 18/5/2008, các đơn vị hoàn chỉnh và kiểm tra hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh. Cần hướng dẫn cụ thể và có những biện pháp tích cực giúp thí sinh có đủ các loại giấy chứng nhận để được hưởng cộng điểm ưu đãi, khuyến khích và chế độ ưu tiên (nếu có); tuyệt đối không tiếp nhận hồ sơ không hợp lệ. Lưu ý: Bản chứng thực của các hồ sơ liên quan là bản photocopy được UBND cấp xã xác nhận; UBND cấp xã xác nhận về cư trú, việc không ở trong thời gian truy cứu trách nhiệm hình sự của thí sinh; cơ quan chuyên môn cấp huyện xác nhận các điều kiện được hưởng tiêu chuẩn ưu tiên khác theo quy định tại Điều 31 và khoản 2 Điều 34 của Quy chế 08.
3. Kiểm tra và cập nhật đầy đủ số liệu đăng ký dự thi trước khi báo cáo Bộ GD&ĐT.
III. MÔN THI, HÌNH THỨC THI
1.Giáo dục THPT
Thi viết 6 môn: Văn, Toán, Ngoại ngữ, Vật lí, Sinh học, Lịch sử. Trong đó, các môn: Ngoại ngữ, Vật lí, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm; các môn còn lại thi tự luận. Với môn Ngoại ngữ, thí sinh phải thi một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật; những thí sinh học môn Ngoại ngữ không đủ 3 năm được thi thay thế bằng môn Hoá học (thi theo hình thức trắc nghiệm).
Các môn thi tốt nghiệp đối với thí sinh học chương trình THPT phân ban thí điểm và chương trình THPT kỹ thuật thí điểm giống như các môn thi tốt nghiệp đối với thí sinh học chương trình THPT không phân ban hiện hành.
2.Giáo dục thường xuyên
Thi viết 6 môn: Văn, Lịch sử, Địa lí, Toán, Hoá học, Sinh học. Trong đó, các môn: Hoá học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm; các môn còn lại thi tự luận.
IV. LỊCH THI
1. Giáo dục THPT
Ngày | Buổi | Môn thi | Thời gian làm bài | Giờ phát đề thi cho thí sinh | Giờ bắt đầu làm bài |
28/5/2008 | SÁNG | Văn | 150 phút | 7 giờ 25 | 7 giờ 30 |
| CHIỀU | Sinh học | 60 phút | 14 giờ 15 | 14 giờ 30 |
29/5/2008 | SÁNG | Vật lí | 60 phút | 7 giờ 15 | 7 giờ 30 |
| CHIỀU | Lịch sử | 90 phút | 14 giờ 25 | 14 giờ 30 |
30/5/2008 | SÁNG | Toán | 150 phút | 7 giờ 25 | 7 giờ 30 |
CHIỀU | Ngoại ngữ | 60 phút | 14 giờ 15 | 14 giờ 30 | |
Hoá học | 60 phút | 14 giờ 15 | 14 giờ 30 |
2. Giáo dục thường xuyên
Ngày | Buổi | Môn thi | Thời gian làm bài | Giờ phát đề thi cho thí sinh | Giờ bắt đầu làm bài |
28/5/2008 | SÁNG | Văn | 150 phút | 7 giờ 25 | 7 giờ 30 |
| CHIỀU | Sinh học | 60 phút | 14 giờ 15 | 14 giờ 30 |
29/5/2008 | SÁNG | Địa lí | 90 phút | 7 giờ 25 | 7 giờ 30 |
| CHIỀU | Lịch sử | 90 phút | 14 giờ 25 | 14 giờ 30 |
30/5/2008 | SÁNG | Toán | 150 phút | 7 giờ 25 | 7 giờ 30 |
| CHIỀU | Hoá học | 60 phút | 14 giờ 15 | 14 giờ 30 |
V. LẬP DANH SÁCH THÍ SINH
1. Quy định về các nhóm môn thi
a) Giáo dục THPT
Có 12 nhóm môn thi, bao gồm 3 nhóm phân ban thí điểm và 9 nhóm không phân ban:
- Nhóm môn 1: Văn, Toán, Tiếng Anh 3 năm,…;
- Nhóm môn 2: Văn, Toán, Tiếng Anh 7 năm,…;
- Nhóm môn 3 (phân ban): Văn, Toán, Tiếng Anh,…;
- Nhóm môn 4: Văn, Toán, Tiếng Pháp 3 năm,…;
- Nhóm môn 5: Văn, Toán, Tiếng Pháp 7 năm,…;
- Nhóm môn 6 (phân ban): Văn, Toán, Tiếng Pháp,…;
- Nhóm môn 7: Văn, Toán, Tiếng Nga,…;
- Nhóm môn 8 (phân ban): Văn, Toán, Tiếng Nga,…;
- Nhóm môn 9: Văn, Toán, Tiếng Trung Quốc,…;
- Nhóm môn 10: Văn, Toán, Tiếng Đức,…;
- Nhóm môn 11: Văn, Toán, Tiếng Nhật,…;
- Nhóm môn 12: Văn, Toán,….
b) Giáo dục thường xuyên
Có 01 nhóm môn thi: Văn, Toán,…..
2. Cách lập danh sách thí sinh
a) Trong mỗi Hội đồng coi thi, việc sắp xếp thí sinh và gán số báo danh được thực hiện như sau:
- Bước 1: Trong mỗi nhóm, xếp tên thí sinh theo thứ tự A, B, C…; sau đó xếp hết nhóm môn thi này đến nhóm môn thi khác vào danh sách thí sinh;
- Bước 2: Gán số báo danh theo thứ tự từ thí sinh đầu tiên đến thí sinh cuối cùng trong danh sách đã lập ở bước 1. Mỗi số báo danh gồm 6 chữ số, trong đó: 2 chữ số đầu là mã số Hội đồng coi thi do đơn vị tự quy định (Thí dụ: tỉnh Lạng Sơn có 21 hội đồng coi thi THPT; Hội đồng coi thi THPT Chu Văn An có mã số 01; Hội đồng coi thi THPT Việt Bắc có mã số 02,…); 4 chữ số còn lại là số thứ tự của thí sinh trong danh sách (từ 0001 đến số thứ tự của thí sinh cuối cùng).
b) Trong trường hợp tổ chức Hội đồng coi thi chung cho cả giáo dục THPT và giáo dục thường xuyên thì phải lập danh sách phòng thi riêng cho giáo dục THPT và giáo dục thường xuyên theo quy trình tại điểm a nêu trên.
c) Các địa phương có từ trên 100 Hội đồng coi thi, có thể xác định mã số Hội đồng coi thi theo 2 hệ thống riêng biệt: 1 cho giáo dục THPT và 1 cho giáo dục thường xuyên.
VI. IN SAO ĐỀ THI
1. Các sở GD&ĐT có trách nhiệm in sao đề thi của kỳ thi tốt nghiệp cho tất cả các Hội đồng coi thi thuộc phạm vi quản lý và các Hội đồng coi thi thuộc Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng trên địa bàn tỉnh (nếu có). Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng chỉ đạo các trường phổ thông trong Quân đội thông báo chính xác cho các sở GD&ĐT trên địa bàn, chậm nhất là ngày 18/5/2008, số liệu cần thiết (về số phòng thi, số thí sinh dự thi từng phòng, loại hình đề thi…), để in sao đề.
2. Đề thi gốc của Bộ GD&ĐT chuyển về các đơn vị được lưu trong đĩa CD dưới dạng PDF (Acrobat) đã được mã hóa. Vì vậy, để tiến hành giải mã và in đề thi cần chuẩn bị máy tính có ổ đĩa CD, được cài đặt hệ điều hành Windows XP và phần mềm Acrobat Reader 6.0 trở lên.
3. Đối với đề thi trắc nghiệm, quy trình in sao nhưHướng dẫn chung về thi trắc nghiệm(kèm theo).
4. Các đơn vị cần căn cứ số lượng và loại hình đề thi cần in sao (trong đó có đề thi các môn trắc nghiệm) để huy động đủ cán bộ, đủ phương tiện, vật tư và chuẩn bị tốt máy móc, thiết bị phục vụ in sao đề thi (cần trang bị máy in siêu tốc); tính toán thật chính xác thời gian cần cho việc in sao đề thi.
Phải đảm bảo đủ số lượng đề thi cho tất cả thí sinh; đảm bảo mỗi phòng thi phải có túi đựng đề thi riêng và được niêm phong; đối với mỗi môn thi, phải có thêm một số lượng đề thi nhất định để dự phòng ở từng địa điểm coi thi.
5. Công tác in sao đề thi phải thực hiện đúng quy định bảo mật:Đề thi và hướng dẫn chấm thi của mỗi môn thi thuộc danh mục tài liệu tối mật theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ cho đến thời điểm hết giờ làm bài của môn thi đó. Cụ thể là:
a) Cán bộ tham gia công tác in sao đề thi phải là người có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm cao, có tên trong quyết định giao nhiệm vụ chính thức của Thủ trưởng đơn vị.
b) Địa điểm in sao đề thi phải được cách ly hoàn toàn; đảm bảo điện, nước đầy đủ, liên tục; có phương tiện phòng chống cháy, nổ; chống lụt, bão; được bố trí thành 3 vòng:
- Vòng 1 – Vòng in sao đề thi: chỉ gồm có các cán bộ in sao đề thi, tiếp xúc trực tiếp với đề thi; là khu vực khép kín, cách ly tuyệt đối với bên ngoài từ khi mở đề thi gốc và bắt đầu in sao đến khi thi xong môn cuối cùng; cửa sổ các phòng phải đóng kín và niêm phong; các khoảng trống thông ra bên ngoài phải bịt kín bằng vật liệu bền, chắc. Hằng ngày, cán bộ ở vòng 1 tiếp nhận vật liệu và đồ ăn, uống từ bên ngoài chuyển vào qua vòng 2;
- Vòng 2 – Vòng bảo vệ trong: chỉ gồm có 1-2 cán bộ an ninh bảo vệ và 1 cán bộ thanh tra trong đoàn thanh tra của Bộ GD&ĐT; là khu vực khép kín, tiếp giáp với vòng 1, cách ly tuyệt đối với bên ngoài đến khi thi xong môn cuối cùng; đồng thời, vòng này là nơi ăn hằng ngày của những người ở vòng 2. Những người làm việc ở vòng 2 có nhiệm vụ tiếp nhận vật liệu và đồ ăn, uống từ vòng 3 chuyển vào vòng 1;
- Vòng 3 – Vòng bảo vệ ngoài: tiếp giáp với vòng 2; gồm công an và nhân viên bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ và là đầu mối giao tiếp giữa vòng 2 với bên ngoài; đảm bảo tối thiểu 2 người trực và phải trực 24/24 giờ.
c) Người không có trách nhiệm, tuyệt đối không được vào khu vực in sao đề thi.
d) Trong khu vực in sao đề thi, cấm sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc, các loại điện thoại, trừ 01 điện thoại cố định có loa ngoài SP-phone đặt tại vòng 2 được cán bộ công an kiểm soát 24/24 giờ. Mọi cuộc liên lạc đều phải bật loa ngoài, phải ghi biên bản hoặc ghi âm.
đ) Trước khi in sao đề thi, Chủ tịch Hội đồng in sao đề thi phải kiểm tra và lập biên bản đảm bảo các máy vi tính, phương tiện máy móc, thiết bị in sao không gắn bộ phận thu phát và không nối mạng. Mọi phương tiện, thiết bị, vật tư trong khu vực in sao dù bị hư hỏng hay không dùng đến, chỉ được đưa ra ngoài khu vực cách ly khi thi xong môn thi cuối cùng.
e) Trong quy trình in sao, phải cử người đọc kiểm tra đề thi gốc in từ đĩa CD trước khi nhân bản; rà soát thật kỹ, tránh nhầm lẫn, sai sót. Tất cả các đề thi phải được in sao rõ ràng, chính xác, đảm bảo đủ số lượng đề thi cho thí sinh, đề thi được niêm phong đến từng phòng thi.
g) Phải có thống kê sốthí sinh đăng ký dự thi,số phòng thi của từng địa điểm thi trong từng Hội đồng coi thi (được Giám đốc sở GD&ĐT phê duyệt) để in đủ số đề thi.
h) Việc in sao đề thi phải được thực hiện theo kiểu cuốn chiếu: In sao riêng đề thi từng môn, từng loại đề cho mỗi phòng thi, xếp cho từng địa điểm thi trong mỗi Hội đồng coi thi, thu dọn sạch sẽ, sau đó mới in sao môn tiếp theo. Không in sao đề thi cho Chủ tịch Hội đồng coi thi và bộ phận trực thi ở sở GD&ĐT hoặc ở Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng).
i) Phải có biện pháp cụ thể để phân biệt túi đề thi của các môn thi khác nhau, ví dụ: túi đề thi của các môn khác nhau có màu khác nhau, hoặc dùng dây buộc và giấy dán có màu khác nhau.
6. Tuỳ theo điều kiện thực tế của địa phương, Giám đốc sở GD&ĐT quyết định phương án và thời gian giao đề thi tới các Hội đồng coi thi. Phải lập biên bản giao đề thi cho các Hội đồng coi thi trước sự chứng kiến của thanh tra viên trong đoàn thanh tra của Bộ GD&ĐT.
7. Khi cần thiết, Bộ GD&ĐT quyết định việc sử dụng đề thi dự bị của kỳ thi; các đơn vị tuyệt đối không mở niêm phong, in sao và sử dụng đề dự bị khi chưa có quyết định của Bộ.
VII. THI TRẮC NGHIỆM
Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến chủ trương, lộ trình về thi trắc nghiệm; tập huấn kỹ lưỡng, đầy đủ cho người học và cho tất cả những người tham gia tổ chức thi về quy trình thi trắc nghiệm.
Toàn bộ các vấn đề liên quan đến công tác thi trắc nghiệm được thực hiện theoHướng dẫn chung về thi trắc nghiệm(kèm theo).
VIII. COI THI
1. Các đơn vị bố trí địa điểm thi tại các trường có đủ điều kiện mặt bằng, phòng thi, tường rào,... đảm bảo an toàn cho kỳ thi. Cần rà soát kỹ để giảm số lượng các Hội đồng coi thi và các địa điểm thi, khuyến khích việc thành lập các Hội đồng coi thi liên trường và Hội đồng coi thi chung giữa giáo dục THPT và giáo dục thường xuyên; trừ trường hợp bất khả kháng, không thành lập những Hội đồng coi thi có từ 6 phòng thi trở xuống.
2. Bộ GD&ĐT quyết định số cán bộ, giảng viên đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp làm giám thị trong phòng thi tại các địa phương (có thông báo riêng).
3. Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh tập trung chỉ đạo công tác coi thi, nêu cao ý thức trách nhiệm, thực hiện triệt để quy chế thi, quy định rõ trách nhiệm cá nhân và tạo những điều kiện cần thiết để người làm công tác coi thi thực hiện đúng chức trách của mình; kịp thời, kiên quyết ngăn chặn và xử lý các hiện tượng vi phạm quy chế.
4. Niêm yết bên ngoài phòng thi, đồng thời phổ biến sâu rộng và yêu cầu thí sinh tuyệt đối tuân thủ quy định về các vật dụng thí sinh được mang vào phòng thi (Điều 20 của Quy chế 08).
5. Trước mỗi buổi thi, Chủ tịch Hội đồng coi thi thu các phương tiện thu, phát thông tin cá nhân của tất cả những người làm nhiệm vụ tại Hội đồng và lưu giữ tại phòng trực của Hội đồng. Khi cần thông tin khẩn cấp, cán bộ làm nhiệm vụ thi phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng coi thi hoặc thanh tra viên trong đoàn thanh tra của Bộ GD&ĐT giám sát trực tiếp tại Hội đồng coi thi.
6. Chủ tịch Hội đồng coi thi quyết định giờ phát túi đề thi còn nguyên niêm phong cho giám thị: đối với các môn tự luận, chậm nhất là 20 phút trước giờ bắt đầu làm bài; đối với các môn trắc nghiệm, chậm nhất là 45 phút trước giờ bắt đầu làm bài.
7. Trường hợp thí sinh đến muộn nhưng chưa đến thời điểm tính giờ làm bài thì giám thị lập biên bản và cho thí sinh dự thi; tất cả các trường hợp đến muộn sau thời điểm tính giờ làm bài đều không được dự thi.
8. Mỗi phòng thi phải được trang bị 1 chiếc kéo dành cho giám thị cắt túi đề thi. Trước khi cắt túi đề thi và phát đề thi vào đúng thời điểm ghi trong lịch thi, giám thị phải cho toàn thể thí sinh trong phòng thi chứng kiến tình trạng niêm phong của túi đề thi và lập biên bản xác nhận có chữ ký của 2 thí sinh trong phòng thi.
9. Ngay sau khi phát đề cho thí sinh, giám thị yêu cầu thí sinh kiểm tra tình trạng đề thi: nếu thấy đề thi bị thiếu trang hoặc rách, nhòe, mờ phải lập tức báo cho giám thị để kịp thời xử lý.
10. Chậm nhất 30 phút sau thời điểm tính giờ làm bài, thư ký hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng coi thi phải hoàn thành việc đến các phòng thi, nhận số đề thi thừa (nếu có) từ 2 giám thị trong phòng thi, lập biên bản giao nhận và niêm phong tại chỗ túi đựng đề thi thừa; sau đó bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng coi thi bảo quản. Đề thi thừa của các phòng thi, đề thi dự phòng cho các Hội đồng coi thi (nếu chưa sử dụng) và các phong bì đựng đề thi được đưa vào túi hồ sơ thi (túi số 3) để giao nộp cho Hội đồng chấm thi sau khi kết thúc buổi thi cuối cùng của kỳ thi.
11. Trong các buổi thi, thí sinh không được ra ngoài phòng thi, trừ trường hợp đặc biệt. Nếu phải cho thí sinh ra ngoài thì giám thị trong phòng thi phải bàn giao cho giám thị bên ngoài phòng thi trực tiếp giám sát thí sinh cho đến khi thí sinh trở lại phòng thi. Đối với các trường hợp thí sinh ốm đau đột xuất, phải đề nghị giám thị bên ngoài phòng thi báo cáo Chủ tịch Hội đồng coi thi để giải quyết.
12. Các giám thị trong phòng thi phải đặc biệt lưu ý khâu thu bài và cho thí sinh ký vào danh sách dự thi, đảm bảo không xảy ra nhầm lẫn, thiếu sót.
13. Túi bài làm của thí sinh được niêm phong theo từng phòng thi tại phòng làm việc của Hội đồng coi thi, sau khi đã được giao nhận và kiểm đếm kỹ lưỡng; tại mép niêm phong phải có chữ ký của 02 giám thị trong phòng thi và của 01 lãnh đạo hoặc thư ký Hội đồng coi thi. Tất cả các túi bài cùng môn thi được đóng trong túi số 1 như đã quy định trong Quy chế 08. Tùy theo số lượng phòng thi, túi số 1 và túi số 2 có thể là bao gói hoặc đóng hộp carton.
IX. CHẤM THI, PHÚC KHẢO VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP
1. Thực hiện đúng quy định của Quy chế 08: mỗi đơn vị chỉ thành lập 1 Hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT và 1 Hội đồng phúc khảo (nếu có).
2. Các đơn vị tuyển chọn cán bộ, giáo viên có tinh thần trách nhiệm, có đủ năng lực, đúng chuyên môn, nghiệp vụ tham gia các Hội đồng chấm thi, phúc khảo. Chú ý cử đúng thành phần lãnh đạo Hội đồng như sau:
a) Chủ tịch: Lãnh đạo sở GD&ĐT; trường hợp đặc biệt được thay bằng Trưởng phòng khảo thí hoặc Trưởng phòng giáo dục trung học, Trưởng phòng giáo dục thường xuyên (nếu chưa có phòng khảo thí);
b) Các Phó chủ tịch: Lãnh đạo phòng khảo thí hoặc lãnh đạo phòng giáo dục trung học, phòng giáo dục thường xuyên (nếu chưa có phòng khảo thí); lãnh đạo các trường phổ thông.
3. Đối với bài thi tự luận:
a) Đảm bảo tuyệt đối chính xác, bí mật và an toàn khâu làm phách.
b) Tiến hành nghiên cứu, thảo luận kỹ về đáp án, biểu điểm và thực hiện nghiêm túc khâu chấm chung ban đầu.
c) Bố trí 2 giám khảo chấm lần 1 và lần 2 ngồi ở 2 phòng chấm khác nhau.
d) Xử lý thật nghiêm đối với những bài làm vi phạm quy chế hoặc cán bộ không thực hiện đúng quy chế chấm thi; khắc phục những biểu hiện dễ dãi, bỏ qua lỗi trong bài làm của thí sinh, dẫn đến kết quả chấm không phản ánh đúng thực chất.
đ) Trường hợp thí sinh thực hiện không đúng yêu cầu chọn một trong hai đề của bài thi tự luận và làm cả hai đề trong bài thi, thì giám khảo chỉ chấm điểm cho phần nội dung tương ứng với đề thi được làm trước trong bài làm của thí sinh.
e) Nếu phải tổ chức chấm lần thứ 3 theo quy định tại điểm e, khoản 2, Điều 25 của Quy chế 08 thì màu mực sử dụng để chấm bài phải khác màu mực đỏ và khác với màu mực trong bài làm của thí sinh.
g) Tránh để xảy ra sai sót trong khâu hồi phách và vào điểm thi. Mỗi Hội đồng chấm thi tiến hành khớp phách ngẫu nhiên khoảng 20% số bài thi để kiểm tra độ chính xác của việc quản lý chấm thi bằng máy tính.
4. Đối với bài thi trắc nghiệm: thực hiện quy trình xử lý và chấm thi theo tài liệuHướng dẫn chung về thi trắc nghiệm(kèm theo). Lưu ý:
a) Các đơn vị phải thành lập Tổ xửlýbài thi trắc nghiệm trong Hội đồng chấm thi, bao gồm: Tổ trưởng là lãnh đạo Hội đồng chấm thi, các thành viên là cán bộ kỹ thuật, công an PA25 và thanh tra (trong đó có thanh tra của Bộ GD&ĐT). Quá trình xử lý, chấm bài thi trắc nghiệm phải được giám sát trực tiếp và liên tục;
b) CụcKhảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục(KT&KĐ) sẽ gửi các đơn vị, đồng thời với hướng dẫn chấm thi đề thi tự luận, đĩa CD lưucác file dữ liệu phục vụ chấm thi, bao gồm: (i) Đáp án các câu trắc nghiệm của đề chuẩn và thang điểm của đề chuẩn; (ii) Tổ hợp hoán vị câu trắc nghiệm và tổ hợp hoán vị các phương án lựa chọn của các mã đề thi; (iii) Bảng quy đổi thang điểm 100 sang thang điểm 10;
c) Sau khi các đơn vị gửi chuyển phát nhanh về CụcKT&KĐđĩa CD lưu các file dữ liệu (bao gồm: (i) Danh sách hội đồng coi thi/điểm thi; (ii) Danh sách thí sinh dự thi; (iii) Danh sách thí sinh vắng theo từng môn thi; (iv) Kết quả quét bài thi chính thức dạng text, không kèm theo số báo danh, đã kiểm dò),có lập biên bản ghi rõ thời điểm gửi, trước sự chứng kiến của thanh tra Bộ GD&ĐT, các đơn vị mới được mở niêm phong đĩa CD lưu các file dữ liệu phục vụ chấm thi và tiến hành việc chấm thi.
5. Việc công nhận tốt nghiệp thực hiện theo quy định tại Chương VI của Quy chế 08. Lưu ý:
a) Thí sinh là người học trong các trung tâm giáo dục thường xuyên không thuộc diện xếp loại hạnh kiểm và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn nếu được xét đặc cách theo quy định tại Điều 28 của Quy chế 08 thì không phải có điều kiện về xếp loại hạnh kiểm;
b) Điểm liệt của bài thi là điểm 0;
c) Việc bảo lưuđiểm thi quy định tại Điều 33 của Quy chế 08 chỉ áp dụng với thí sinh đã dự thi tốt nghiệp ở giáo dục thường xuyên trong các kỳ thi năm trước; nếu thí sinh đã dự thi tất cả các môn quy định của năm tổ chức thi tại kỳ thi lần 1 hoặc kỳ thi lần 2 thì được coi là dự thi đủ các môn quy định.
d) Nếu thí sinh có nhiều giấy chứng nhận nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Quy chế 08 thì chỉ được cộng điểm ưu đãi đối với 1 giấy chứng nhận có kết quả xếp loại cao nhất;
đ) Chứng chỉ ngoại ngữ, tin học (bao gồm cả chứng chỉ kỹ thuật viên tin học) quy định tại khoản 3 Điều 34 của Quy chế 08 là chứng chỉ được cấp theo quy định của Bộ GD&ĐT.
6. Sau khi công bố kết quả tạm thời của kỳ thi, các đơn vị tổ chức việc phúc khảo bài thi (nếu có) và rà soát lại hồ sơ dự thi. Bài thi trắc nghiệm của thí sinh được chấm phúc khảo như trongHướng dẫn chung về thi trắc nghiệm(kèm theo). Hồ sơ phúc khảo lưu trữ theo điểm b khoản 2 Điều 40 của Quy chế 08; Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp và chuyển xếp loại tốt nghiệp do phúc khảo lưu trữ cùng Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 40 của Quy chế 08.
X. KIỂM TRA, THANH TRA VÀ GIÁM SÁT
1. Thực hiện Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi ban hành kèm theo Quyết định số 41/2006/QĐ-BGDĐT ngày 16/10/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, các đơn vị xây dựng phương án tăng cường tổ chức các hoạt động thanh tra thi ở tất cả các khâu, đặc biệt chú trọng công tác tập huấn nghiệp vụ thanh tra thi theo đúng hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra thi tốt nghiệp phổ thông năm 2008 của Bộ GD&ĐT.
2. Các đoàn thanh tra của Bộ GD&ĐT được tăng cường như sau:
-Làm việc tại Thường trực Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh: 1 Trưởng đoàn và 1 thanh tra viêntrong đoàn thanh tra của Bộ;
-Làm việc tại Hội đồng in sao đề thi: 1 thanh tra viêntrong đoàn thanh tra của Bộ;
-Làm việc tại các Hội đồng coi thi: 1 thanh tra viên giám sát không quá 7 phòng thi và mỗi địa điểm thi có ít nhất 2 thanh tra viêntrong đoàn thanh tra của Bộ;
-Làm việc tại Hội đồng chấm thi: có ít nhất 2 thanh tra viêntrong đoàn thanh tra của Bộ. Trong trường hợp chấm tự luận: có 2 thanh tra viên giám sát chuyên môn đối với một môn thi;
-Làm việc tại Hội đồng phúc khảo: có ít nhất 2 thanh tra viêntrong đoàn thanh tra của Bộ. Trong trường hợp chấm tự luận: có 2 thanh tra viên giám sát chuyên môn đối với một môn thi.
Cácđại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệpcó cán bộ, giảng viên tham gia đoàn thanh tra của Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm: tổ chức tập huấn đầy đủ nghiệp vụ thanh tra cho tất cả những người có tên trong quyết định thành lập đoàn thanh tra; bố trí kinh phí đi lại, kinh phí ăn ở cho tất cả cán bộ, giảng viên của trường tham gia trong đoàn; báo cáo đầy đủ, kịp thời về Bộ GD&ĐT (Thanh tra Bộ).
Các đơn vị dự thi giúp đỡ bố trí chỗ ăn, chỗ ở và tạo điều kiện thuận lợi cho thanh tra của Bộ thực hiện nhiệm vụ công tác tại đơn vị; triệt để tiết kiệm, không tổ chức các hình thức giao lưu, liên hoan, quà tặng, gây lãng phí cho ngân sách địa phương.
3. Hội đồng chỉ đạo thi của Bộ GD&ĐT thành lập các đoàn công tác, kiểm tra đột xuất trước, trong và sau khi thi; không thông báo trước cho Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh và các đoàn thanh tra của Bộ.
XI. LỊCH LÀM VIỆC TRONG KỲ THI
1. Tới ngày 18/5/2008, đơn vị nào chưa nhận được đĩa CD chứa đề thi gốc của Bộ GD&ĐT, cần liên lạc ngay với Bộ (CụcKT&KĐ) để kịp thời xử lý.
2. Các đơn vị tổ chức in sao đề thi theo thời gian phù hợp (do đơn vị tính toán và quyết định).
3. Ngày 26/5/2008: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thư ký Hội đồng coi thi làm việc.
4. Ngày 27/5/2008: Hội đồng coi thi bắt đầu làm việc. Thực hiện nghiêm chế độ trực thi: cán bộ trực điện thoại phải có mặt liên tục tại địa điểm trực thi.
5. Các ngày 28, 29 và 30/5/2008: tổ chức coi thi theo quy định.
6. Từ 18 giờ ngày 30/5/2008 đến hết ngày 31/5/2008:
a) Các Hội đồng coi thi bàn giao bài thi và hồ sơ thi cho Hội đồng chấm thi: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thư ký Hội đồng chấm thi làm việc, tiếp nhận bài thi;
b) Tổng kết công tác coi thi.
7. Từ ngày 01/6/2008 đến chậm nhất là ngày 12/6/2008:
a) Hội đồng chấm thi làm việc và hoàn thành các công việc theo quy định;
b) Chậm nhất là ngày 06/6/2008, gửi đĩa CD lưu các file dữ liệu thi trắc nghiệm về Bộ (CụcKT&KĐ);
c) Tổng kết công tác chấm thi;
d) Chậm nhất vào 17 giờ ngày 12/6/2008 tất cả bài thi đã chấm, đầu phách phải được niêm phong và chuyển về các đơn vị lưu giữ.
8. Từ ngày 13/6/2008 đến 15/6/2008: các đơn vị sơ duyệt kết quả tốt nghiệp, công bố kết quả tạm thời của kỳ thi.
9. Trước ngày 20/6/2008: hoàn thành việccấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ và các loại giấy chứng nhận (bản chính) cho thí sinh.
10. Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngàycông bố kết quả tạm thời của kỳ thi:
a) Rà soát lại hồ sơ dự thi và tổ chức phúc khảo bài thi (nếu có);
b) Hoàn chỉnh hồ sơ và duyệt thi tại đơn vị.
XII. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Các đơn vị phải thực hiện việc báo cáo nghiêm túc, chính xác, kịp thời, theo các mẫu báo cáo tại phần Phụ lục của Công văn này.
2. Địa chỉ nhận báo cáo:
a) Gửi theo đường công văn: Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD, 30 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
b) Gửi bằng fax và email:
- Các đơn vị phía Bắc (từ Thừa Thiên-Huế trở ra) gửi theo địa chỉ:
fax 04.8683700; email: [email protected].
- Các đơn vị phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) gửi theo địa chỉ:
fax 04.8683892; email: [email protected].
4. Thời hạn, nội dung và hình thức báo cáo như sau:
a) Báo cáo trước kỳ thi (theo Mẫu 1): Chậm nhất là ngày 07/5/2008, bằng fax, email và công văn;
b) Báo cáo nhanh coi thi (theo Mẫu 2): Gồm 6 báo cáo, được cập nhật theo thứ tự các buổi thi trong lịch thi (báo cáo của buổi thi sau phải có số liệu của tất cả các buổi thi trước); gửi bằng fax và email ngay sau khi kết thúc mỗi buổi thi; chậm nhất 11 giờ 00 đối với buổi thi sáng và 16 giờ 30 đối với buổi thi chiều.
c) Báo cáo tổng hợp số liệu và tình hình coi thi(theo Mẫu 3): Gửi bằng fax,email và công văn chuyển phát nhanh; chậm nhất vào 16 giờ 30 ngày 01/6/2008.
Ngoài những lần báo cáo trên, nếu có tình hình đặc biệt trong các ngày coi thi, các đơn vị phải báo cáo ngay về Bộ GD&ĐT theo số fax và số điện thoại trực thi (Bộ sẽ thông báo chi tiết sau).
d) Báo cáo chấm thi:
Trong quá trình chấm, nếu có trường hợp đặc biệt, phải báo cáo ngay về Bộ GD&ĐT (theo số fax trên). Ngoài ra, không gửi báo cáo thường xuyên trong quá trình chấm.
đ) Báo cáo sơ bộ kết quả chấm thi và xét tốt nghiệp(theo Mẫu 4):
Chậm nhất vào 16 giờ 30 ngày 15/6/2008, các đơn vị phải báo cáo sơ bộ kết quả chấm thi và xét tốt nghiệp.
e) Báo cáo kết quả tốt nghiệp chính thức:
Chậm nhất là ngày 30/6/2008, các đơn vị phải gửi về Bộ (CụcKT&KĐ):
- Đĩa CD lưu các file dữ liệu xử lý và chấm thi trắc nghiệm chính thức, gồm 3 file: (i) kết quả quét bài thi dạng text trước khi xử lý; (ii) biên bản sửa lỗi kỹ thuật của phiếu trả lời trắc nghiệm; (iii) kết quả bài thi chính thức đã chấm. Quy định về cấu trúc các file xem trong tài liệu tập huấn;
- Đĩa CD lưu toàn bộ dữ liệu kết quả tốt nghiệp xuất từ phần mềm quản lý thi;
- Báo cáo tổng hợp kết quả kỳ thi(theo Mẫu 5).
XIII. DUYỆT THI TỐT NGHIỆP
Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ GD&ĐT về việc duyệt thi tốt nghiệp cho thí sinh thuộc đơn vị mình. Khâu xét duyệt tốt nghiệp tại đơn vị phải được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy chế; nếu có biểu hiện chạy theo thành tích cần phải làm rõ, quy trách nhiệm cụ thể và xử lý đúng mức.
Sau khi công bố chính thức danh sách tốt nghiệp, các đơn vị phải báo cáo về Bộ GD&ĐT để xem xét, quyết định mọi khiếu nại về điểm thi và hồ sơ thi.
XIV. KINH PHÍ CHO KỲ THI
Kinh phí cho kỳ thi áp dụng theo chế độ tài chính hiện hành.
Nhận được Công văn này, các đơn vị khẩn trương nghiên cứu và triển khai thực hiện. Nếu có vướng mắc hoặc đề xuất cần báo cáo ngay về Bộ GD&ĐT (CụcKT&KĐ: 30 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; điện thoại 0914.502.621, 04.8683992; fax 04.8683700, 04.8683892; E.mail: [email protected]) để xem xét, điều chỉnh, bổ sung./.
Nơi nhận: - Như trên; - PTTg - BT. Nguyễn Thiện Nhân (để b/c); - Các Thứ trưởng; - Bộ Quốc phòng; - Các đại học, học viện; - Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; - Các đơn vị thuộc Bộ; - Website Bộ; - Lưu: VT, Cục KT&KĐ. | KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Bành Tiến Long |
PHỤ LỤC
(Kèm theo Công văn số: 2689/BGDĐT-KT&KĐ, ngày 31 tháng 3 năm 2008 của Bộ GD&ĐT)
CÁC MẪU DÙNG TRONG KỲ THI
Mẫu 1
UBND TỈNH/ THÀNH PHỐ… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: ………/ ……. V/v Báo cáo trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2008 | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…………., ngày tháng năm 2008 |
BÁO CÁO TRƯỚC KỲ THI
Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo
(Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục)
I. Một số thông tin về đơn vị:
1. Địa chỉ(ghi đầy đủ, chính xác để gửi đề thi): ……………………..………..………........
..................................................................................................................................................
- Điện thoại:……………………………………….; Fax…………………….………………
2. Về phòng chuyên làm thi của đơn vị(tính đến thời điểm báo cáo):
a)Tên phòng: …………………………………....…………………………………………
b)Số lượng cán bộ:…………………..……
c)Liên hệ:
- Điện thoại:……………………………………….; Fax………………………..…………
- E-mail:……………………………………………………………………………
3. Danh sách cán bộ trực tiếp làm thi (trực thi, xử lý bài trắc nghiệm, báo cáo số liệu thi…):
TT | Họ và tên | Chức vụ | Lĩnh vực phụ trách | Điện thoại | Ghi chú | |
Trực thi | Di động | |||||
1 | … |
|
|
|
|
|
| … |
|
|
|
|
|
II. Số liệu coi thi, chấm thi
TT | Các số liệu | Giáo dục THPT | Giáo dục thường xuyên |
1. | Tổng số hội đồng coi thi |
|
|
2. | Tổng số điểm thi |
|
|
3. | Số hội đồng coi thi liên trường |
|
|
4. | Số phòng thi |
|
|
5. | Tổng số cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ ở các hội đồng coi thi |
|
|
6. | Số địa điểm coi thi dự phòng |
|
|
7. | Số giáo viên dự phòng làm nhiệm vụ coi thi |
|
|
8. | Số hội đồng chấm thi |
|
|
9. | Tổng cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ ở các hội đồng chấm thi |
|
|
III. Số lượng thí sinh đăng ký dự thi
TT | Chương trình | Tổng số | Nữ | Dân tộc thiểu số | TS tự do | Số TS thi môn thay thế |
1 | THPT không phân ban |
|
|
|
|
|
2 | THPT phân ban thí điểm |
|
|
|
|
|
3 | Giáo dục thường xuyên |
|
|
|
|
|
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
IV. Số lượng thí sinh đăng ký dự thi các môn ngoại ngữ THPT
Tiếng Anh | Tiếng Nga | Tiếng Pháp | Tiếng Trung | Tiếng Đức | Tiếng Nhật | |||||
3 năm | 7 năm | Phân ban | Không phân ban | Phân ban | 3 năm | 7 năm | Phân ban | |||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V. Đánh giá chung trước kỳ thi
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................VI. Kiến nghị
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Nơi nhận: - Như trên; - Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh; - Lưu: …. | GIÁM ĐỐC (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
* Báo cáo này gửi về Bộ (Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD) trước ngày 07/5/2008
Mẫu 2
UBND TỈNH/ THÀNH PHỐ… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: ………/ ……. V/v Báo cáo nhanh coi thi tốt nghiệp phổ thông năm 2008 | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…………., ngày tháng năm 2008 |
BÁO CÁO NHANH COI THI
Tình hình coi thi: buổi thi thứ:…… của kỳ thi
Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo
(Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục)
I. GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(Chú ý: Các số liệu dẫn ra trong báo cáo nhanh chỉ tính trong từng buổi thi, không cộng dồn)
TT | Nội dung | Văn | Sinh học | Vật lí | Lịch sử | Toán | Ngoại ngữ/ Hóa học | Ghi chú |
1 | Tổng số thí sinh đăng ký dự thi |
|
|
|
|
|
|
|
2 | Tổng số thí sinh dự thi |
|
|
|
|
|
|
|
3 | Tổng số thí sinh bỏ thi |
|
|
|
|
|
|
|
| - Số thí sinh đến chậm quá thời điểm tính giờ làm bài |
|
|
|
|
|
|
|
| - Số thí sinh bị tai nạn giao thông không thể dự thi |
|
|
|
|
|
|
|
| - Số thí sinh bị ốm không thể dự thi |
|
|
|
|
|
|
|
| - Số thí sinh bỏ thi vì các lí do khác |
|
|
|
|
|
|
|
| - Số thí sinh bỏ thi không có lí do |
|
|
|
|
|
|
|
| Tỉ lệ thí sinh bỏ thi so với đăng ký |
|
|
|
|
|
|
|
4 | Số thí sinh không thi vì có điểm bảo lưu(đối với kỳ thi lần 2) |
|
|
|
|
|
|
|
5 | Số thí sinh vi phạm quy chế thi |
|
|
|
|
|
|
|
| - Bị đình chỉ thi |
|
|
|
|
|
|
|
| - Bị cảnh cáo |
|
|
|
|
|
|
|
6 | Số giám thị vi phạm quy chế thi |
|
|
|
|
|
|
|
| - Bị đình chỉ công tác thi |
|
|
|
|
|
|
|
| - Bị cảnh cáo |
|
|
|
|
|
|
|
7 | Các sự cố đặc biệt khác |
|
|
|
|
|
|
|
| -Số Hội đồng mất đề thi |
|
|
|
|
|
|
|
| -Số Hội đồng thiếu đề thi |
|
|
|
|
|
|
|
| - … |
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú cho mục Số thí sinh bỏ thi vì các lí do khác:.....................................................................
..........................................................................................................................................................
Ghi tên các Hội đồng coi thi mất đề:...............................................................................................
Ghi tên các Hội đồng coi thi thiếu đề:.............................................................................................
Ghi chú về việc vi phạm quy chế thi hoặc các sự cố đặc biệt khác:................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................II. GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
(Chú ý: Các số liệu dẫn ra trong báo cáo nhanh chỉ tính trong từng buổi thi, không cộng dồn)
TT | Nội dung | Văn | Sinh học | Địa lí | Lịch sử | Toán | Hóa học | Ghi chú |
1 | Tổng số thí sinh đăng ký dự thi |
|
|
|
|
|
|
|
2 | Tổng số thí sinh dự thi |
|
|
|
|
|
|
|
3 | Tổng số thí sinh bỏ thi |
|
|
|
|
|
|
|
| - Số thí sinh đến chậm quá thời điểm tính giờ làm bài |
|
|
|
|
|
|
|
| - Số thí sinh bị tai nạn giao thông không thể dự thi |
|
|
|
|
|
|
|
| - Số thí sinh bị ốm không thể dự thi |
|
|
|
|
|
|
|
| - Số thí sinh bỏ thi vì các lí do khác |
|
|
|
|
|
|
|
| - Số thí sinh bỏ thi không có lí do |
|
|
|
|
|
|
|
| Tỉ lệ thí sinh bỏ thi so với đăng ký |
|
|
|
|
|
|
|
4 | Số thí sinh không thi vì có điểm bảo lưu |
|
|
|
|
|
|
|
5 | Số thí sinh vi phạm quy chế thi |
|
|
|
|
|
|
|
| - Bị đình chỉ thi |
|
|
|
|
|
|
|
| - Bị cảnh cáo |
|
|
|
|
|
|
|
6 | Số giám thị vi phạm quy chế thi |
|
|
|
|
|
|
|
| - Bị đình chỉ công tác thi |
|
|
|
|
|
|
|
| - Bị cảnh cáo |
|
|
|
|
|
|
|
7 | Các sự cố đặc biệt khác |
|
|
|
|
|
|
|
| -Số Hội đồng mất đề thi |
|
|
|
|
|
|
|
| -Số Hội đồng thiếu đề thi |
|
|
|
|
|
|
|
| - … |
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú cho mục Số thí sinh bỏ thi vì các lí do khác:.....................................................................
..........................................................................................................................................................
Ghi tên các Hội đồng coi thi mất đề:...............................................................................................
Ghi tên các Hội đồng coi thi thiếu đề:.............................................................................................
Ghi chú về việc vi phạm quy chế thi hoặc các sự cố đặc biệt khác:................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Nơi nhận: - Như trên; - Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh; - Lưu: …. | GIÁM ĐỐC (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu ) |
Lưu ý:
Báo cáo nhanh được cập nhật theo thứ tự các buổi thi (từ buổi thi thứ 1 đến buổi thi thứ 6) trong lịch thi (báo cáo của buổi thi sau phải có đầy đủ số liệu của các buổi thi trước); gửi về Cục Khảo thí và Kiểm định CLGDtheo đường FAX và EMAILngay sau khi kết thúc mỗi buổi thi.
Mẫu 3
UBND TỈNH/ THÀNH PHỐ… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: ………/ ……. V/v Báo cáo tổng hợp coi thi tốt nghiệp THPT năm 2008 | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…………., ngày tháng năm 2008 |
BÁO CÁO TỔNG HỢP SỐ LIỆU VÀ TÌNH HÌNH COI THI
Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo
(Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục)
I. GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TT | Nội dung | Số lượng | Ghi chú |
1 | Tổng số thí sinh đăng ký dự thi |
|
|
2 | Tổng số thí sinh dự thi |
|
|
3 | Tổng số thí sinh bỏ thi |
|
|
| - Số thí sinh đến chậm quá thời điểm tính giờ làm bài |
|
|
| - Số thí sinh bị tai nạn giao thông không thể dự thi |
|
|
| - Số thí sinh bị ốm không thể dự thi |
|
|
| - Số thí sinh bỏ thi vì các lí do khác |
|
|
| - Số thí sinh bỏ thi không có lí do |
|
|
| - Tỉ lệ thí sinh bỏ thi so với đăng ký |
|
|
4 | Số thí sinh không thi vì có điểm bảo lưu (đối với kỳ thi lần 2) |
|
|
5 | Số thí sinh vi phạm quy chế thi |
|
|
| - Bị đình chỉ thi |
|
|
| - Bị cảnh cáo |
|
|
6 | Số giám thị vi phạm quy chế thi |
|
|
| - Bị đình chỉ công tác thi |
|
|
| - Bị cảnh cáo |
|
|
7 | Các sự cố đặc biệt khác |
|
|
| -Số Hội đồng mất đề thi |
|
|
| -Số Hội đồng thiếu đề thi |
|
|
| - … |
|
|
Ghi chú cho mục Số thí sinh bỏ thi vì các lí do khác:.....................................................................
..........................................................................................................................................................
Ghi tên các Hội đồng coi thi mất đề:...............................................................................................
Ghi tên các Hội đồng coi thi thiếu đề:.............................................................................................
Ghi chú về việc vi phạm quy chế thi hoặc các sự cố đặc biệt khác:................................................
............................................................................................................................................................
II. GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
TT | Nội dung | Số lượng | Ghi chú |
1 | Tổng số thí sinh đăng ký dự thi |
|
|
2 | Tổng số thí sinh dự thi |
|
|
3 | Tổng số thí sinh bỏ thi |
|
|
| - Số thí sinh đến chậm quá thời điểm tính giờ làm bài |
|
|
| - Số thí sinh bị tai nạn giao thông không thể dự thi |
|
|
| - Số thí sinh bị ốm không thể dự thi |
|
|
| - Số thí sinh bỏ thi vì các lí do khác |
|
|
| - Số thí sinh bỏ thi không có lí do |
|
|
| - Tỉ lệ thí sinh bỏ thi so với đăng ký |
|
|
4 | Số thí sinh không thi vì có điểm bảo lưu |
|
|
5 | Số thí sinh vi phạm quy chế thi |
|
|
| - Bị đình chỉ thi |
|
|
| - Bị cảnh cáo |
|
|
6 | Số giám thị vi phạm quy chế thi |
|
|
| - Bị đình chỉ công tác thi |
|
|
| - Bị cảnh cáo |
|
|
7 | Các sự cố đặc biệt khác |
|
|
| -Số Hội đồng mất đề thi |
|
|
| -Số Hội đồng thiếu đề thi |
|
|
| - … |
|
|
Ghi chú cho mục Số thí sinh bỏ thi vì các lí do khác:.....................................................................
..........................................................................................................................................................
Ghi tên các Hội đồng coi thi mất đề:...............................................................................................
Ghi tên các Hội đồng coi thi thiếu đề:.............................................................................................
Ghi chú về việc vi phạm quy chế thi hoặc các sự cố đặc biệt khác:................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Nơi nhận: - Như trên; - Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh; - Lưu: …. | GIÁM ĐỐC (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
(*) Báo cáo tổng hợp gửi về Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD theo đường FAX và EMAIL và công văn chuyển phát nhanhngay sau khi tổng kết công tác coi thi, chậm nhất 16 giờ 30 ngày 01/6/2008.
Mẫu 4
UBND TỈNH/ THÀNH PHỐ… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: ………/ ……. V/v Báo cáo kết quả chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2008 | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…………., ngày tháng năm 2008 |
BÁO CÁO KẾT QUẢ CHẤM THI
TỐT NGHIỆP …………….. (*)
Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo
(Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục)
I. Số liệu
TT
| Môn Điểm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. | 0.0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. | 0,5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. | 1,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. | 1,5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. | 2,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. | 2,5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7. | 3,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8. | 3,5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9. | 4,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10. | 4,5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tỷ lệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11. | 5,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12. | 5,5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13. | 6,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14. | 6,5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
15. | 7,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
16. | 7,5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
17. | 8,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
18. | 8,5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
19. | 9,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
20. | 9,5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
21. | 10,0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tỷ lệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Nhận xét chung về tình hình chấm thi
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
III. Kết quả tốt nghiệp sơ bộ
TT | Đối tượng | Số lượng | Tỷ lệ | Ghi chú |
1 | Tổng số thí sinh đăng ký dự thi |
|
|
|
2 | Tổng số thí sinh dự thi |
|
| Tính tỷ lệ so với tổng số thí sinh đăng ký dự thi |
| - Thí sinh nữ |
|
| Tính tỷ lệ so với tổng số thí sinh dự thi |
| - Thí sinh dân tộc thiểu số |
|
| |
| - Thí sinh tự do |
|
| |
3 | Tổng số thí sinh đỗ tốt nghiệp |
|
| Tính tỷ lệ so với tổng số thí sinh dự thi |
| - Thí sinh nữ |
|
| Tính tỷ lệ so với tổng số thí sinh đỗ tốt nghiệp |
| - Thí sinh dân tộc thiểu số |
|
| |
| - Thí sinh tự do |
|
| |
| - Đỗ loại giỏi |
|
| |
| - Đỗ loại khá |
|
| |
| - Đỗ diện 2 |
|
| |
| - Đỗ diện 3 |
|
| |
| - Đỗ do miễn thi |
|
| |
| - Đỗ do đặc cách |
|
|
IV. Các kết quả khác
1.Trường phổ thông có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao nhất (ghi rõ tên trường và tỷ lệ):
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
2.Trường phổ thông có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp thấp nhất (ghi rõ tên trường và tỷ lệ):
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
V. Kiến nghị, đề xuất (nếu có)
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
Nơi nhận: - Như trên; - Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh; - Lưu: …. | GIÁM ĐỐC ( Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu ) |
(*) Báo cáo này lập riêng cho Giáo dục THPT và Giáo dục thường xuyên; gửi về Bộ (Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD) trước 16 giờ 30 ngày 15/6/2008.
Mẫu 5
UBND TỈNH/ THÀNH PHỐ… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: ………/ ……. V/v Báo cáo tổng hợp kết quả tốt nghiệp THPT năm 2008 | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…………., ngày tháng năm 2008 |
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỐT NGHIỆP……..(*)
Khoá thi ngày….. tháng…..năm 2008
Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo
(Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục)
TT | Tên trường phổ thông | Số dự thi | Đỗ tốt nghiệp | Phân tích số liệu đỗ tốt nghiệp | Ghi chú | |||||||
Số lượng | Tỉ lệ (%) | Diện 2 | Diện 3 | Do miễn thi | Do đặc cách | Do phúc khảo | Xếp loại Giỏi | Xếp loại Khá | ||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nơi nhận: - Như trên; - Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh; - Lưu: …. | GIÁM ĐỐC ( Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu ) |
(*) Báo cáo này lập riêng cho Giáo dục THPT và Giáo dục thường xuyên; gửi về Bộ (Cục Khảo thí và Kiểm định CLGD) trước ngày 30/6/2008.
HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ THI TRẮC NGHIỆM
I. Thi trắc nghiệm
Trắc nghiệm là phương pháp thi mà trong đó đề thi thường gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với những thông tin cần thiết, sao cho thí sinh chỉ phải trả lời vắn tắt đối với từng câu. Có nhiều kiểu câu trắc nghiệm khác nhau nhưng người ta thường dùng câu trắc nghiệm nhiều lựa chọnđể làm đề thi cho các kỳ thi có đông thí sinh, cần chấm bằng máy với tốc độ cao.
II. Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn có hai phần: phần đầu (được gọi là phần dẫn) nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi; phần sau là các phương án để chọn (được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D). Trong các kỳ thi hiện nay sử dụng một loại câu trắc nghiệm chỉ có duy nhất một phương án đúng trong số 4 phương án để chọn; các phương án khác được đưa vào có tác dụng “gây nhiễu” đối với thí sinh. Nếu nắm vững kiến thức về vấn đề đã nêu, thí sinh sẽ nhận biết được trong các phương án để chọn đâu là phương án đúng.
Lưu ý: Nội dung câu trắc nghiệm có thể là lý thuyết hoặc có thể là bài toán (thường là bài toán đơn giản hoặc một bước nhỏ quan trọng nào đó của bài toán lớn).
Ví dụ 1. Câu trắc nghiệm môn Vật lí:
Khi tần số của con lắc đơn tăng 3 lần và biên độ giảm 2 lần thì năng lượng của nó so với năng lượng ban đầu bằng
A.lần. B.lần. C.lần. D.lần.
Trả lời: C.
Ví dụ 2. Câu trắc nghiệm môn Hóa học:
Sản phẩm khí của phản ứng giữa kim loại đồng với dung dịch axit nitric đặc là:
A. NO. B. H2. C. N2O. D. NO2.
Trả lời: D.
Ví dụ 3. Câu trắc nghiệm môn Sinh học:
Ở cà chua gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Khi lai cây cà chua tứ bội quả đỏ thuần chủng với cây cà chua tứ bội quả vàng thì thu được F1 100% số cây đều là cây quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thì tỷ lệ quả vàng ở F2 là
A.. B.. C.. D..
Trả lời: B.
III. Thi trắc nghiệm năm 2008
1. Các môn thi trắc nghiệm
a) Trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) tháng 5/2008: tổ chức thi trắc nghiệm hoàn toàn đối với môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật), Vật lí, Hóa học, Sinh học (nếu có quy định thi các môn này trong thông báo môn thi tốt nghiệp THPT cuối tháng 3/2008); các môn khác tiếp tục thi theo hình thức ra đề thi tự luận;
b) Trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng tháng 7/2008: tổ chức thi trắc nghiệm hoàn toàn đối với các môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật), Vật lí, Hóa học, Sinh học; các môn khác tiếp tục thi theo hình thức ra đề thi tự luận.
2. Đề thi trắc nghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn.
a) Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, có đề thi trắc nghiệm riêng cho các đối tượng thí sinh học chương trình: THPT không phân ban; THPT phân ban thí điểm; THPT kỹ thuật thí điểm; giáo dục thường xuyên. Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm đối với các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học (nếu có quy định thi) và 50 câu đối với các môn ngoại ngữ; thời gian làm bài là 60 phút.
Đề thi dành cho thí sinh học chương trình THPT phân ban thí điểm (ban Khoa học Tự nhiên, ban Khoa học Xã hội và Nhân văn) có 2 phần: phần chung cho tất cả thí sinh, phần riêng cho thí sinh học chương trình mỗi ban. Thí sinh chỉ được làm một phần riêng thích hợp. Thí sinh nào làm cả 2 phần riêng (dù làm hết hay không hết, dù làm đúng hay không đúng), bài làm coi như phạm quy, chỉ được chấm điểm phần chung và không được chấm điểm phần riêng.
b) Đề thi trắc nghiệm tuyển sinh đại học, cao đẳng gồm 50 câu đối với các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học và 80 câu đối với các môn ngoại ngữ; thời gian làm bài là 90 phút. Đề thi có 2 phần: phần chung cho tất cả thí sinh, phần riêng cho thí sinh học chương trình THPT phân ban thí điểm hoặc thí sinh học chương trình THPT không phân ban. Thí sinh chỉ được làm một phần riêng thích hợp. Thí sinh nào làm cả 2 phần riêng (dù làm hết hay không hết, dù làm đúng hay không đúng), bài làm coi như phạm quy, chỉ được chấm điểm phần chung và không được chấm điểm phần riêng.
3. Các câu trắc nghiệm trong đề thi đều có 4 lựa chọn A, B, C, D. Đề thi được in sẵn và có nhiều phiên bản (mỗi phiên bản có một mã đề thi), do máy tính tự động xáo trộn thứ tự câu cũng như thứ tự các phương án A, B, C, D. Số phiên bản đề thi là nội dung được bảo mật đến khi thi xong.
4. Điểm của bài thi trắc nghiệm được máy tính quy về thang điểm 10 như bài thi tự luận.
5. Việc đáp ứng các yêu cầu của đề thi, phạm vi kiến thức và yêu cầu về giám sát, bảo mật đối với đề thi trắc nghiệm được thực hiện theo quy định như đối với đề thi tự luận.
6. Bài thi trắc nghiệm
Thí sinh làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) được in sẵn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để chấm bằng hệ thống tự động (gồm máy quét và máy tính với phần mềm chuyên dụng). Mẫu phiếu TLTN dùng cho thí sinh thi tốt nghiệp (Mẫu 1) và mẫu phiếu TLTN dùng cho thí sinh thi tuyển sinh (Mẫu 2) kèm theo để tham khảo.
Yêu cầu kỹ thuật đối với phiếu TLTN như sau:
a) Có đủ 10 mục cho thí sinh điền thông tin:1. Tỉnh/thành phố (hoặc trường đại học cao đẳng) ………..; 2. Hội đồng/ Ban coi thi (hoặc Điểm thi) ………………; 3. Phòng thi ……………; 4. Họ và tên thí sinh……………; 5. Ngày sinh……………; 6. Chữ ký của thí sinh………..; 7. Môn thi…………….; 8. Ngày thi……………; 9. Số báo danh (có 6 cột ghi chữ số)…………; 10. Mã đề thi………… (có 3 cột ghi chữ số).
Đối với thí sinh thi tuyển sinh:
- Mục 1: Ghi tên trường kèm theo ký hiệu trường (ví dụ:Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ký hiệuBKA);
- Mục 9: Ghi phần chữ số của số báo danh và thêm các chữ số 0 vào bên trái (nếu chưa đủ) cho đủ 6 chữ số.
b) Có phần dành cho 2 giám thị/ cán bộ coi thi (gọi chung là giám thị) ký và ghi rõ họ tên.
c) Có phần dành cho thí sinh trả lời các câu trắc nghiệm.
IV. Làm bài thi trắc nghiệm
1. Thí sinh thi các môn trắc nghiệm tại phòng thi mà thí sinh thi các môn tự luận. Mỗi thí sinh có số báo danh gồm 6 chữ số: 2 chữ số đầu là mã số Hội đồng/ Ban coi thi; 4 chữ số sau là số thứ tự của thí sinh trong danh sách, từ 0001 đến hết.
2. §ể làm bài trắc nghiệm, thí sinh cần mang bút mực (hoặc bút bi), bút chì đen, gọt bút chì, tẩy vào phòng thi; nên mang theo đồng hồ để theo dõi giờ làm bài.
3. Trong phòng thi, mỗi thí sinh được phát 1 tờ phiếu TLTN và 1 tờ giấy nháp đã có chữ ký của 2 giám thị. Thí sinh cần giữ cho tờ phiếu TLTN phẳng, không bị rách, bị gập, bị nhàu, mép giấy bị quăn; đây là bài làm của thí sinh, được chấm bằng máy.
4. Thí sinh dùng bút mực hoặc bút bi điền đầy đủ vào các mục để trống (từ số 1 đến số 9: Tỉnh, thành phố hoặc trường đại học, cao đẳng; Hội đồng/Ban coi thi v.v...); chưa ghi mã đề thi (mục 10). Lưu ý ghi số báo danh với đầy đủ 6 chữ số (kể cả chữ số 0 ở đầu số báo danh, nếu có) vào các ô vuông nhỏ trên đầu các cột của khung số báo danh (mục số 9 trên phiếu TLTN). Sau đó, dùng bút chì, lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu cột.
5. Khi nhận đề thi, thí sinh phải để đề thi dưới tờ phiếu TLTN; không được xem đề thi khi giám thị chưa cho phép.
6. Khi tất cả thí sinh trong phòng thi đều đã nhận được đề thi, được sự cho phép của giám thị, thí sinh bắt đầu xem đề thi:
a) Phải kiểm tra đề thi để đảm bảo: đề thi có đủ số lượng câu trắc nghiệm như đã ghi trong đề; nội dung đề được in rõ ràng, không thiếu chữ, mất nét; tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi. Nếu có những chi tiết bất thường trong đề thi, hoặc có 2 đề thi trở lên, thí sinh phải báo ngay cho giám thị để xử lý.
b) Ghi tên và số báo danh của mình vào đề thi. Đề thi có mã số riêng, thí sinh xem mã đề thi (in trên đầu đề thi) và dùng bút mực hoặc bút bi ghi ngay 3 chữ số của mã đề thi vào 3 ô vuông nhỏ ở đầu các cột của khung mã đề thi (mục số 10 trên phiếu TLTN); sau đó dùng bút chì lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu mỗi cột.
7. Trường hợp phát hiện đề thi bị thiếu trang, thí sinh được giám thị cho đổi bằng đề thi dự phòng có mã đề thi tương ứng (hoặc mã đề thi khác với mã đề thi của 2 thí sinh ngồi hai bên).
8. Theo yêu cầu của giám thị, thí sinh tự ghi mã đề thi của mình vào 2 phiếu thu bài thi. Lưu ý, lúc này (chưa nộp bài) thí sinh tuyệt đối không ký tên vào phiếu thu bài thi.
9. Thời gian làm bài thi là 60 phút đối với bài thi tốt nghiệp THPT và 90 phút đối với bài thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng.
10. Trường hợp khi làm bài, 2 thí sinh ngồi cạnh nhau có cùng mã đề thi, theo yêu cầu của giám thị, thí sinh phải di chuyển chỗ ngồi để đảm bảo 2 thí sinh ngồi cạnh nhau (theo hàng ngang) không có cùng mã đề thi.
11. Chỉ có phiếu TLTN mới được coi là bài làm của thí sinh; bài làm phải có 2 chữ ký của 2 giám thị.
12. Trên phiếu TLTN chỉ được viết một thứ mực không phải là mực đỏ và tôchì đen ở ô trả lời; không được tô bất cứ ô nào trên phiếuTLTNbằng bút mực, bút bi.
13. Khi tô các ô bằng bút chì, phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô; không gạch chéo hoặc chỉ đánh dấu vào ô được chọn; ứng với mỗi câu trắc nghiệm chỉ được tô 1 ô trả lời. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, thí sinh dùng tẩy tẩy thật sạch chì ở ô cũ, rồi tô kín ô khác mà mình mới lựa chọn.
14. Ngoài 10 mục cần ghi trên phiếu bằng bút mực và các câu trả lời tô chì, thí sinh tuyệt đối không được viết gì thêm hoặc để lại dấu hiệu riêng trên phiếu TLTN. Bài có dấu riêng sẽ bị coi là phạm quy và không được chấm điểm.
15. Khi làm từng câu trắc nghiệm, thí sinh cần đọc kỹ nội dung câu trắc nghiệm, phải đọc hết trọn vẹn mỗi câu trắc nghiệm, cả phần dẫn và bốn lựa chọn A, B, C, D để chọnphương án đúng(A hoặc B, C, D) và dùng bút chì tô kín ô tương ứng với chữ cái A hoặc B, C, D trong phiếu TLTN. Chẳng hạn thí sinh đang làm câu 5, chọn C là phương án đúng thì thí sinh tô đen ô có chữ C trên dòng có số 5 của phiếu TLTN.
16. Làm đến câu trắc nghiệm nào thí sinh dùng bút chì tô ngay ô trả lời trên phiếu TLTN, ứng với câu trắc nghiệm đó. Tránh làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi rồi mới tô vào phiếu TLTN, vì dễ bị thiếu thời gian.
17. Tránh việc chỉ trả lời trên đề thi hoặc giấy nháp mà quên tô trên phiếu TLTN. Tránh việc tô 2 ô trở lên cho một câu trắc nghiệm vì trong trường hợp này máy sẽ không chấm và câu đó không có điểm.
18. Số thứ tự câu trả lời mà thí sinh làm trên phiếu TLTN phải trùng với số thứ tự câu trắc nghiệm trong đề thi. Tránh trường hợp trả lời câu trắc nghiệm này nhưng tô vào hàng của câu khác trên phiếu TLTN.
19. Không nên dừng lại quá lâu trước một câu trắc nghiệm nào đó; nếu không làm được câu này thí sinh nên tạm thời bỏ qua để làm câu khác; cuối giờ có thể quay trở lại làm câu trắc nghiệm đã bỏ qua, nếu còn thời gian.
20. Thí sinh không ra ngoài trong suốt thời gian làm bài. Trong trường hợp quá cần thiết, phải báo cho giám thị trong phòng thi (giám thị trong phòng thi có trách nhiệm báo cho giám thị ngoài phòng thi hoặc thành viên của Hội đồng/Ban coi thi biết); không được mang đề thi và phiếu TLTN ra ngoài phòng thi.
21. Trước khi hết giờ làm bài 15 phút, được giám thị thông báo, một lần nữa, thí sinh kiểm tra việc ghi Số báo danh và Mã đề thitrên phiếu TLTN.
22. Thí sinh làm xong bài phải ngồi tại chỗ, không nộp bài trắc nghiệm trước khi hết giờ làm bài.
23. Khi hết giờ làm bài thi trắc nghiệm, có lệnh thu bài, thí sinh phải ngừng làm bài, bỏ bút xuống; đặt phiếu TLTN lên trên đề thi; chờ nộp phiếu TLTN theo hướng dẫn của giám thị. Thí sinh không làm được bài vẫn phải nộp phiếu TLTN. Khi nộp phiếu TLTN, thí sinh phải ký tên vào 2 phiếu thu bài thi.
24. Thí sinh chỉ được rời khỏi chỗ của mình sau khi giám thị đã kiểm đủ số phiếu TLTN của cả phòng thi và cho phép thí sinh ra về.
25. Thí sinh được đề nghị phúc khảo bài thi trắc nghiệm của mình sau khi đã làm các thủ tục theo quy chế.
V. Những điều lưu ýthí sinh khi thi trắc nghiệm
1. Đối với thi trắc nghiệm, đề thi gồm nhiều câu, rải khắp chương trình, không có trọng tâm cho mỗi môn thi, do đó cần phải học toàn bộ nội dung môn học, tránh đoán “tủ”, học “tủ”.
2. Gần sát ngày thi, nên rà soát lại chương trình môn học đã ôn tập; xem kỹ hơn đối với những nội dung khó; nhớ lại những chi tiết cốt lõi. Không nên làm thêm những câu trắc nghiệm mới vì dễ hoang mang nếu gặp những câu trắc nghiệm quá khó.
3. Đừng bao giờ nghĩ đến việc mang “tài liệu trợ giúp” vào phòng thi hoặc trông chờ sự giúp đỡ của thí sinh khác trong phòng thi, vì các thí sinh có đề thi với hình thức hoàn toàn khác nhau.
4. Trước giờ thi, nên “ôn” lại toàn bộ quy trình thi trắc nghiệm để hành động chính xác và nhanh nhất, vì có thể nói, thi trắc nghiệm là một... cuộc chạy “marathon”.
5. Không phải loại bút chì nào cũng thích hợp khi làm bài trắc nghiệm; nên chọn loại bút chì mềm (như 2B...). Không nên gọt đầu bút chì quá nhọn; đầu bút chì nên dẹt, phẳng để nhanh chóng tô đen ô trả lời. Khi tô đen ô đã lựa chọn, cần cầm bút chì thẳng đứng để tô được nhanh. Nên có vài bút chì đã gọt sẵn để dự trữ khi làm bài.
6. Theo đúng hướng dẫn của giám thị, thực hiện tốt và tạo tâm trạng thoải mái trong phần khai báo trên phiếu TLTN. Bằng cách đó, thí sinh có thể củng cố sự tự tin khi làm bài trắc nghiệm.
7. Thời gian là một thử thách khi làm bài trắc nghiệm; thí sinh phải hết sức khẩn trương, tiết kiệm thời gian; phải vận dụng kiến thức, kỹ năng để nhanh chóng quyết định chọn câu trả lời đúng.
8. Nên để phiếu TLTN phía tay cầm bút (thường là bên phải), đề thi trắc nghiệm phía kia (bên trái): tay trái giữ ở vị trí câu trắc nghiệm đang làm, tay phải dò tìm số câu trả lời tương ứng trên phiếu TLTN và tô vào ô trả lời được lựa chọn (tránh tô nhầm sang dòng của câu khác).
9. Nên bắt đầu làm bài từ câu trắc nghiệm số 1; lần lượt “lướt qua” khá nhanh, quyết định làm những câu cảm thấy dễ và chắc chắn, đồng thời đánh dấu trong đề thi những câu chưa làm được; lần lượt thực hiện đến câu trắc nghiệm cuối cùng trong đề. Sau đó quay trở lại “giải quyết” những câu đã tạm thời bỏ qua. Lưu ý, trong khi thực hiện vòng hai cũng cần hết sức khẩn trương; nên làm những câu tương đối dễ hơn, một lần nữa bỏ lại những câu quá khó để giải quyết trong lượt thứ ba, nếu còn thời gian.
10. Khi làm một câu trắc nghiệm, phải đánh giá để loại bỏ ngay những phương án sai và tập trung cân nhắc trong các phương án còn lại phương án nào là đúng.
11. Cố gắng trả lời tất cả các câu trắc nghiệm của đề thi để có cơ hội giành điểm cao nhất; không nên để trống một câu nào (không trả lời).
VI. Coi thi
1.Giám thị có nhiệm vụ thực hiện lịch làm việc như sau:
a) Nhận túi đề thi, phiếu TLTN, hồ sơ thi liên quan mang về phòng thi, ghi số báo danh của thí sinh lên bàn, ký tên vào phiếu TLTN, ký tên vào giấy nháp.
b) 30 phút trước giờ làm bài: gọi thí sinh vào phòng thi, phát phiếu TLTN và giấy nháp, hướng dẫn thí sinh điền vào các mục từ 1 đến 9 trên phiếu TLTN.
c) 15 phút trước giờ làm bài: kiểm tra niêm phong túi đề thi, mở túi đề thi và phát đề thi theo số báo danh đã ghi trên bàn (kể cả số báo danh của thí sinh vắng mặt) theo quy định của Chủ tịch Hội đồng coi thi. Khi phát đề thi, yêu cầu thí sinh để đề thi dưới phiếu TLTN và không được xem đề thi. Khi thí sinh cuối cùng nhận được đề thi thì cho phép thí sinh lật đề thi lên và ghi mã đề thi vào phiếu TLTN. Nhắc thí sinh kiểm tra xem đề thi có đủ số câu theo quy định không, nội dung có được in rõ ràng, có thiếu chữ, mất nét hay không và tất cả các trang của đề thi có ghi cùng một mã đề thi không? Nếu có những chi tiết bất thường phải báo ngay cho giám thị xử lý. Giám thị thu đề thi của những thí sinh vắng mặt và niêm phong.
d) Thông báo giờ bắt đầu làm bài, thời gian làm bài thi tốt nghiệp là 60 phút, thi tuyển sinh đại học, cao đẳng là 90 phút.
đ) 15 phút sau giờ làm bài: bàn giao cho thư ký Hội đồng/ Ban coi thi số đề thi và phiếu TLTN còn dư (tại phòng thi).
e) Thông báo cho thí sinh khi thời gian làm bài thi còn 15 phút và nhắc thí sinh kiểm tra việc ghi và tô số báo danh, mã đề thi trên phiếu TLTN.
g) Hết giờ làm bài, thu phiếu TLTN (không thu đề thi).
2.Xử lý trong khi coi thi:
a) Sau khi phát đề thi, một giám thị lần lượt yêu cầu từng thí sinh ghi mã đề thi của mình vào 02 phiếu thu bài thi, lưu ý thí sinh tuyệt đối không được ký tên vào phiếu vì lúc này chưa nộp bài. Giám thị phải quan sát kỹ để đảm bảo thí sinh đã ghi đúng mã đề thi của mình vào phiếu thu bài thi.
b) Trong trường hợp đề thi thiếu câu, mất nét, in mờ,... giám thị tìm đề thi có mã thi tương ứng hoặc có mã đề thi khác với mã đề thi của những thí sinh ngồi cạnh để đổi cho thí sinh. Bảo đảm mỗi thí sinh chỉ được phát 01 đề thi có mã khác với mã đề thi của những thí sinh ngồi cạnh.
c) Trong khi thí sinh làm bài, giám thị phải bảo vệ tất cả số đề thi và số phiếu TLTN đã nhận, không để lọt đề thi hoặc một phần của đề thi và phiếu TLTN ra khỏi phòng thi. Phiếu TLTN bị hỏng cũng phải được thu lại để bàn giao.
d) Nếu phát hiện 02 thí sinh ngồi cạnh nhau theo hàng ngang có cùng mã đề thi, cần chuyển ngay 01 trong 02 thí sinh sang chỗ khác, cùng hàng ngang, giữa 02 thí sinh có mã đề thi khác, sau đó ghi lại số báo danh của thí sinh trên bàn.
đ) Khi phát hiện thí sinh làm bài sai quy cách phải nhắc thí sinh sửa chữa. Không cho thí sinh ra ngoài trong suốt thời gian làm bài, trường hợp quá cần thiết phải ra ngoài thì phải báo cho giám thị ngoài phòng thi xử lý. Giám thị phải thu lại đề thi và phiếu TLTN trước khi cho thí sinh ra ngoài.
e) Giám thị không thu phiếu TLTN trước khi hết giờ làm bài.
g) Khi hết giờ làm bài, giám thị yêu cầu thí sinh ngồi tại chỗ, đặt bút xuống và tiến hành thu phiếu TLTN. Trong quá trình thu phiếu TLTN, giám thị phải kiểm tra kỹ việc ghi và tô mã đề thi vào phiếu TLTN của thí sinh (so sánh mã đề thi đã ghi trên phiếu TLTN và ghi trên phiếu thu bài thi với mã đề thi ghi trên tờ đề thi của thí sinh; việc tô chì trong mục 10 tại các ô có tương ứng với chữ số ở đầu mỗi cột hay không). Thu phiếu TLTN của thí sinh nào thì yêu cầu thí sinh đó ký tên vào 02 phiếu thu bài thi.
h) Giám thị xếp phiếu TLTN theo số báo danh từ nhỏ đến lớn, không xếp theo mã đề thi. Sau khi đã kiểm đủ tất cả số phiếu TLTN theo số thí sinh dự thi và rà soát kỹ việc ký tên của thí sinh, giám thị mới được cho thí sinh ra khỏi phòng thi.
i) Toàn bộ phiếu TLTN và một bản phiếu thu bài thi (đã ghi mã đề thi và chữ ký thí sinh) bỏ vào túi bài thi để nộp cho lãnh đạo hoặc thư kýHội đồng/ Ban coi thi, rồi cùng niêm phong và ký tên. Một bản phiếu thu bài thi còn lại để bên ngoài túi bài thi được bàn giao cho Hội đồng/Ban coi thi (để chuyển cho Thủ trưởng đơn vị lưu giữ, quản lý độc lập với Tổ xử lý bài thi).
VII. Xử lý bài thi và chấm thi
1.Thành lập tổ xử lý bài thi trắc nghiệm nằm trong Hội đồng/Ban chấm thi, bao gồm: Tổ trưởng là lãnh đạo Hội đồng/Ban chấm thi, các thành viên là cán bộ và kỹ thuật viên, bộ phận giám sát là thanh tra và công an (PA25).
2.Các phiếu TLTN (bài làm của thí sinh) đều được chấm bằng máy. Đơn vị nào chưa đủ điều kiện để tự chấm thì chủ động liên hệ, ký hợp đồng chấm thi với đơn vị khác có đủ năng lực.
3.Phiếu TLTN được giữ nguyên không rọc phách, do đó quá trình quét và xử lý phiếu TLTN phải bố trí bộ phận giám sát trực tiếp và liên tục. Trước và sau khi quét, phiếu TLTN phải được niêm phong dưới sự chứng kiến của cán bộ giám sát. Trước khi quét phải lập biên bản mở niêm phong. Sau khi quét phải lập biên bản niêm phong. Các thành viên tham gia xử lý phiếu TLTN tuyệt đối không được mang theo bút chì, tẩy vào phòng chấm thi và không được sửa chữa, thêm bớt vào phiếu TLTN của thí sinh với bất kỳ lí do gì. Sau khi quét, tất cả phiếu TLTN và phiếu thu bài thi được niêm phong, lưu giữ và bảo mật tại đơn vị.
4.Các file:(i) Danh sách hội đồng thi/ điểm thi; (ii) Danh sách thí sinh dự thi; (iii) Danh sách thí sinh vắng theo từng môn thi; (iv) Kết quả quét bài thi chính thức dạng text, không kèm theo số báo danh, đã kiểm dò kỹ, chưa chấm thiđược ghi vào 02 đĩa CD giống nhau, dán niêm phong, có chữ ký của những cán bộ giám sát: một đĩa giao cho Chủ tịch Hội đồng/ Trưởng Ban chấm thi cất giữ, một đĩa gửi chuyển phát nhanh về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục), chậm nhất là 7 ngày sau khi thi xong môn cuối cùng của kỳ thi.
5.Sau khi gửi đĩa CD lưu các file dữ liệu bằng chuyển phát nhanh về Bộ Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị mới được mở niêm phong các file dữ liệu phục vụ chấm thi do Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã gửi cho các đơn vị (gồm có:(i) Đáp án các câu trắc nghiệm của đề chuẩn và thang điểm của đề chuẩn; (ii) Tổ hợp hoán vị câu trắc nghiệm và tổ hợp hoán vị các phương án lựa chọn của các mã đề thi; (iii) Bảng quy đổi thang điểm 100 sang thang điểm 10.) và tiến hành việc chấm thi.
6.Chậm nhất 10 ngày sau khi thi xong môn cuối cùng của kỳ thi, các đơn vị gửi chuyển phát nhanh đĩa CD lưu các file dữ liệu xử lý và chấm thi chính thức về Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, bao gồm:
- Kết quả bài thi (dạng text), trước khi xử lý;
- File biên bản sửa lỗi kỹ thuật của phiếu TLTN;
- Kết quả chấm thi chính thức của các bài thi.
(Những chi tiết cụ thể thực hiện theo Tài liệu tập huấn công tác xử lý và chấm bài thi trắc nghiệm, năm 2007)
VIII. In sao đề thi trắc nghiệm
Đề thi trắc nghiệm do Bộ GD&ĐT tổ chức soạn thảo, được ghi trong đĩa CD, mã hoá và gửi về Ban chỉ đạo thi của sở GD&ĐT (trong kỳ thi tốt nghiệp THPT) và trường đại học được giao việc in sao đề (trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ), để tổ chức in sao.
Việc in sao đề thi trắc nghiệm được Hội đồng/ Ban in sao đề thi tiến hành cùng với in sao đề tự luận và thực hiện theo quy chế thi.
Ngoài ra, đối với đề thi trắc nghiệm, trong khâu in sao cần lưu ý:
1.Chuẩn bị:
a) Bản thống kê về các Hội đồng coi thi, các điểm thi: số phòng thi, số thí sinh trong một phòng thi, số thí sinh trong từng hội đồng, tổng số thí sinh...
b) Bản thống kê phân phối đề thi theo từng môn (chương trình, hệ), theo từng Hội đồng coi thi, từng điểm thi; thống kê số phòng thi có cùng số lượng đề...
c) Trang thiết bị, văn phòng phẩm:
· Máy tính có cấu hình tối thiểu: Pentium IV, 256 MB RAM, ổ đĩa cứng 40 GB, ổ đĩa CD-REWRITE, ... Hệ điều hành Windows XP, Hệ soạn thảo văn bản Microsoft Word 2000 trở lên, phần mềm Acrobat Reader 6.0, Bộ font Unicode, TCVN3; phần mềm diệt virut.
· Máy in laser (không dùng loại máy in laser quá cũ hoặc máy in kim); đặt cấu hình máy in ở khổ giấy A4.
· Máy photo siêu tốc: khổ giấy A4 hoặc A3, tốc độ 90 -130 bản một phút; độ phân giải 400/600 dpi...
· Máy sắp xếp tài liệu (nếu có): tốc độ sắp xếp 1500 - 2100 tệp/giờ; giấy xếp A4-A3; số khay: 10 - 15 khay; có chế độ xếp lệch và thẳng;
Yêu cầu máy tính, máy in, máy photo và máy sắp xếp tài liệu hoạt động ổn định và phải có máy dự phòng, nguồn điện dự phòng.
· Căn cứ vào số lượng thí sinh dự thi để chuẩn bị văn phòng phẩm, lưu ý chuẩn bị số lượng giấy rất đầy đủ (mỗi đề thi tốt nghiệp có khoảng 3-4 trang, mỗi đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng có khoảng 4-7 trang A4). Giấy in đề thi trắc nghiệm là giấy A4 hoặc A3. Kích cỡ, số lượng các loại bao bì phải đầy đủ và phù hợp.
2.Hội đồng/Ban in sao đề nhận tài liệu từ lãnh đạo sở GD&ĐT (hoặc lãnh đạo trường đại học): Lãnh đạo (được phân công nhận bưu kiện) sẽ nhận được bưu kiện chứa tài liệu đề thi và một thư riêng (gửi đảm bảo) chứa mật khẩu. Lãnh đạo tự tay mở lớp bọc ngoài, được một hộp còn nguyên niêm phong, có dấu “MẬT”; đồng thời mở bì thư bảo đảm, được một bì niêm phong, có dấu “MẬT”, chứa mật khẩu. Hộp tài liệu và bì chứa mật khẩu (tất cả còn nguyên niêm phong) được giao cho Hội đồng/ Ban in sao đề thi.
3.Lập lịch in sao đề (theo từng đề).
4.Quy trình in sao đề thi trắc nghiệm:
a) Mở niêm phong tài liệu của từng môn. Người phụ trách máy tính giải mã, in các đề gốc (với các mã đề thi khác nhau).
b) Rà soát kỹ bản in đề thi, nếu có thắc mắc gì về đề thi cần báo ngay về Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục để có phương án xử lý.
c) In đề thi:
Có thể hình thành một ca của một dây chuyền gồm 8 người in:
- Người thứ 1: Quản lý các đề thi gốc có mã số khác nhau; điều khiển máy in, thực hiện in theo từng trang của mỗi đề thi, lần lượt theo từng mã đề thi và kiểm soát các trang in ra.
- Người thứ 2: Lấy các trang in từ máy ra; đặt thành từng chồng theo trang 1, 2, 3... của mỗi mã đề thi. Khi nào in đủ mỗi mã đề thì giao các trang in cho người thứ 3.
- Người thứ 3: Ghép lần lượt trang 1, 2, 3... của mã đề thi thành đề (có cùng mã số).
- Người thứ 4 và thứ 5: Bấm ghim các đề thi cùng mã số và khi xong mỗi mã đề thi giao cho người thứ 6.
- Người thứ 6: Xếp mỗi mã đề thi thành 1 chồng. Để các chồng đề thi cạnh nhau theo mã đề thi từ nhỏ đến lớn. Khi có đủ các mã đề thi của một đề nào đó, người thứ 6 tổ hợp thành túi đề thi: lấy từng đề lần lượt có mã số nhỏ đến lớn và đếm đủ số đề thi cho một túi đề; chuyển cho người thứ 7.
- Người thứ 7: Kiểm tra lại số đề (và phát hiện các đề có mã số giống nhau đi liền nhau để loại ra). Sau đó bỏ vào túi đề thi, giao cho người thứ 8.
- Người thứ 8: Ghim và niêm phong túi đề thi; xếp các túi đề thi theo từng Hội đồng coi thi/ Điểm thi.
5.Đóng gói để vận chuyển đề thi đến từng Hội đồng coi thi/ Điểm thi.
6.Một số điều cần lưu ý:
-Số lượng người làm công tác in, sao(phải có người dự phòng): cần được bố trí đủ, phù hợp với số đề cần in cho số thí sinh tham dự thi và thời hạn quy định (phải có thời gian dự phòng). Thực tế, nếu mỗi ngày làm 12 giờ (trong khu vực cách ly) thì một dây chuyền làm việc (8 người) có thể hoàn thành được khoảng 500 túi đề.
- Khi in sao cần phải soát kỹ để khắc phục lỗi mất kí tự hoặc kí tự lạ bất hợp lí (nếu có).
- Có thể sao 2 mặt giấy, nên sử dụng giấy loại 70 gam/m2. Kiểm tra kỹ xem có trang trắng và giấy bị nhăn không. In sao, dập ghim xong mới chuyển sang in sao đến mã đề khác. Phải kiểm tra đúng mã đề thi, số lượng tờ, thứ tự sắp xếp và chất lượng bản sao.
- Trên các túi đề thi phát cho từng phòng thi có hàng chữ: “Giám thị chỉ được mở TÚI ĐỀ THI đúng giờ ghi trong lịch thi và sau khi đã cho 2 thí sinh kiểm tra niêm phong”.
- Phải in thêm cho mỗi Địa điểm thi một túi đề dự phòng, trong đó có đầy đủ các mã đề thi.
-Bảo mật:Toàn bộ quá trình in sao, đóng gói, niêm phong, bảo quản và chuyển đến các Địa điểm thi được bảo mật như đối với đề tự luận, từ khi tiếp nhận đề thi đến khi thi xong môn cuối cùng.
IX. Phúc khảo
1.Tổ chấm phúc khảo bài thi trắc nghiệm nằm trong Hội đồng/Ban chấm phúc khảo.
Đối với các đơn vị không tự xử lý bài thi: phải có công văn đề nghị chấm phúc khảo gửi tới đơn vị chấm bài cho đơn vị mình, kèm theo danh sách thí sinh đề nghị chấm phúc khảo; đồng thời, cử ít nhất 1 cán bộ tham gia Tổ chấm phúc khảo.
2.Các bước chấm phúc khảo:
a) Khi có mặt đầy đủ các thành viên của Tổ chấm phúc khảo và các thanh tra, giám sát viên, Tổ chấm phúc khảo tiến hành mở niêm phong và rút bài phúc khảo.
b) Thanh tra, giám sát viên và các thành viên Tổ chấm phúc khảo đối chiếu từng câu trả lời đã tô trên phiếu TLTN với kết quả file đã quét lưu trong máy tính.
c) Nếu có những sai lệch, phải in phiếu chấm (từ phần mềm chấm thi) trước và sau khi sửa để lưu làm hồ sơ. Xác định nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch. Việc điều chỉnh điểm thực hiện theo Quy chế thi.
d) Những bài sau khi đã đối chiếu xong, được niêm phong lại; thanh tra, giám sát viên và thành viên Tổ chấm phúc khảo cùng ký niêm phong; sau đó được lưu giữ theo quy định.
đ) Kết thúc việc chấm phúc khảo, Tổ chấm phúc khảo lập biên bản tổng kết, có chữ ký của tất cả các thành viên, giám sát viên và thanh tra.
e) Thông báo kết quả chấm phúc khảo.
CẤU TRÚC ĐỀ THI TRẮC NGHIỆMNĂM 2008
(Ghi chú: Số ghi trong dấu [ ] là số câu trắc nghiệm)
I. VẬT LÍ
I.1. Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình phân ban (ban Khoa học Tự nhiên; ban Khoa học Xã hội và Nhân văn)
Phần chung cho thí sinh 2 ban [32 câu]:
1. | Dao động cơ học [5] |
| · Đại cương về dao động điều hòa |
· Khảo sát dao động điều hoà. Năng lượng trong dao động điều hoà | |
· Con lắc lò xo | |
· Con lắc đơn | |
· Tổng hợp các dao động điều hoà | |
· Dao động tắt dần | |
· Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng | |
2. | Sóng cơ học, âm học [3] |
| · Đại cương về sóng cơ học |
· Sóng âm | |
· Giao thoa | |
· Sóng dừng | |
3. | Dòng điện xoay chiều [7] |
| · Đại cương về dòng điện xoay chiều |
· Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện | |
· Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch không phân nhánh | |
· Công suất của dòng điện xoay chiều | |
· Máy phát điện xoay chiều một pha | |
· Dòng điện xoay chiều ba pha | |
· Động cơ không đồng bộ ba pha | |
· Máy biến thế. Sự truyền tải điện năng | |
4. | Dao động điện từ, sóng điện từ [3] |
| · Mạch dao động, dao động điện từ |
· Điện từ trường | |
· Sóng điện từ | |
5. | Tính chất sóng của ánh sáng [5] |
| · Tán sắc ánh sáng |
· Giao thoa ánh sáng | |
· Bước sóng và màu sắc ánh sáng | |
· Tia hồng ngoại | |
· Tia tử ngoại | |
· Tia Rơn ghen | |
6. | Lượng tử ánh sáng [4] |
| · Hiện tượng quang điện ngoài |
· Thuyết lượng tử ánh sáng. Các định luật quang điện. | |
7. | Vật lí hạt nhân [5] |
| · Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, đơn vị khối lượng nguyên tử |
· Sự phóng xạ | |
· Phản ứng hạt nhân. | |
· Hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng. |
Phần dành cho thí sinhchương trìnhban Khoa học Tự nhiên [8 câu]:
1. | Dao động cơ học |
| · Con lắc vật lí |
2. | Sóng cơ học, âm học |
| · Phản xạ sóng |
· Cộng hưởng âm. Hiệu ứng Đốp - ple | |
3. | Dòng điện xoay chiều |
| · Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều |
4. | Dao động điện từ, sóng điện từ |
| · Thông tin bằng sóng vô tuyến điện |
5. | Chuyển động của vật rắn |
| · Chuyển động quay của một vật rắn quanh một trục cố định |
· Mômen lực, điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định, điều kiện tổng quát để một vật rắn cân bằng tĩnh, mô men quán tính của một vật | |
· Phương trình động lực học của vật rắn, mô men động lượngcủa vật rắn. Định luật bảo toàn mô men động lượng | |
· Chuyển động của khối tâm vật rắn. · Động năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến | |
· Động năng của vật rắn quanh một trục | |
· Cân bằng tĩnh của vật rắn | |
· Hợp lực của các lực song song. Ngẫu lực, cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song | |
· Cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định. | |
6. | Tính chất sóng của ánh sáng |
| · Nhiễu xạ ánh sáng |
· Máy quang phổ, quang phổ liên tục quang phổ vạch, phân tích quang phổ | |
7. | Lượng tử ánh sáng |
| · Hiện tượng quang điện trong |
· Hiện tượng quang dẫn, quang trở, pin quang điện | |
· Sự hấp thụ ánh sáng, mầu sắc các vật, sự phát quang | |
· Mẫu Bo và nguyên tử hiđrô | |
· Lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng – Sơ lược về Laze | |
8. | Vật lí hạt nhân |
| · Thuyết tương đối hẹp |
· Phản ứng hạt nhân phân hạch, nhiệt hạch | |
9. | Từ vô cùng nhỏ đến vô cùng lớn |
| · Các hạt sơ cấp |
· Mặt Trời. Hệ Mặt Trời | |
· Các sao. Thiên hà | |
· Thuyết Vụ nổ lớn |
Phần dành cho thí sinhchương trìnhban Khoa học Xã hội và Nhân văn [8 câu]:
1. | Dao động điện từ, sóng điện từ |
| · Thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến |
2. | Lượng tử ánh sáng |
| · Hiện tượng quang điện trong |
· Sự phát quang: lân quang, huỳnh quang | |
· Mẫu nguyên tử Bo. · Quang phổ Hiđrô | |
3. | Vật lí hạt nhân |
| · Độ hụt khối, năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng |
· Sự phân hạch, phản ứng nhiệt hạch (phản ứng tổng hợp hạt nhân) | |
4. | Từ vô cùng nhỏ đến vô cùng lớn (từ vi mô đến vĩ mô) |
| · Các hạt sơ cấp |
· Mặt Trời. Hệ Mặt Trời | |
· Thiên hà |
I.2. Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình không phân ban
1. | Dao động cơ học [6] |
| · Đại cương về dao động điều hòa |
· Khảo sát dao động điều hoà. Năng lượng trong dao động điều hoà | |
· Con lắc lò xo | |
· Con lắc đơn | |
· Tổng hợp các dao động điều hoà | |
· Dao động tắt dần | |
· Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng | |
2. | Sóng cơ học, âm học [3] |
| · Đại cương về sóng cơ học |
· Sóng âm | |
· Giao thoa | |
· Sóng dừng | |
3. | Dòng điện xoay chiều [8] |
| · Đại cương về dòng điện xoay chiều |
· Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện | |
· Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch không phân nhánh | |
· Công suất của dòng điện xoay chiều | |
· Máy phát điện xoay chiều một pha | |
· Dòng điện xoay chiều ba pha | |
· Động cơ không đồng bộ ba pha | |
· Máy biến thế. Sự truyền tải điện năng | |
| · Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều |
| · Máy phát điện một chiều |
4. | Dao động điện từ, sóng điện từ [4] |
| · Mạch dao động, dao động điện từ |
· Điện từ trường | |
· Sóng điện từ | |
| · Sự phát và thu sóng điện từ |
5. | Quang học [7] |
| · Sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng |
| · Mắt và các dụng cụ quang học |
6. | Tính chất sóng của ánh sáng [4] |
| · Tán sắc ánh sáng |
· Giao thoa ánh sáng | |
· Bước sóng và màu sắc ánh sáng | |
· Máy quang phổ. Quang phổ liên tục. Quang phổ vạch | |
· Tia hồng ngoại | |
· Tia tử ngoại | |
· Tia Rơn ghen | |
7. | Lượng tử ánh sáng [4] |
| · Hiện tượng quang điện ngoài |
· Thuyết lượng tử ánh sáng. Các định luật quang điện. | |
| · Hiện tượng quang dẫn, quang trở, pin quang điện |
| · Mẫu Bo và nguyên tử Hidrô |
8. | Vật lí hạt nhân [4] |
| · Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, đơn vị khối lượng nguyên tử |
· Sự phóng xạ | |
· Phản ứng hạt nhân | |
· Đồng vị phóng xạ và ứng dụng | |
· Hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng | |
| · Độ hụt khối, năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng |
| · Năng lượng hạt nhân |
I.3. Đề thi tốt nghiệp dành cho thí sinh chương trìnhgiáo dục thường xuyên
1. | Dao động cơ học [6] |
| · Đại cương về dao động điều hòa |
· Khảo sát dao động điều hoà. Năng lượng trong dao động điều hoà | |
· Con lắc lò xo | |
· Con lắc đơn | |
· Tổng hợp các dao động điều hoà | |
· Dao động tắt dần | |
· Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng | |
2. | Sóng cơ học, âm học [3] |
| · Đại cương về sóng cơ học |
· Sóng âm | |
· Giao thoa | |
· Sóng dừng | |
3. | Dòng điện xoay chiều [8] |
| · Đại cương về dòng điện xoay chiều |
· Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện | |
· Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch không phân nhánh | |
· Công suất của dòng điện xoay chiều | |
· Máy phát điện xoay chiều một pha | |
· Dòng điện xoay chiều ba pha | |
· Động cơ không đồng bộ ba pha | |
· Máy biến thế. Sự truyền tải điện năng | |
| · Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều |
| · Máy phát điện một chiều |
4. | Dao động điện từ, sóng điện từ [3] |
| · Mạch dao động, dao động điện từ |
· Điện từ trường | |
· Sóng điện từ | |
5. | Quang học [7] |
| · Sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng |
| · Mắt và các dụng cụ quang học |
6. | Tính chất sóng của ánh sáng [6] |
| · Tán sắc ánh sáng |
· Giao thoa ánh sáng | |
· Bước sóng và màu sắc ánh sáng | |
· Máy quang phổ. Quang phổ liên tục. Quang phổ vạch | |
· Tia hồng ngoại | |
· Tia tử ngoại | |
· Tia Rơn ghen | |
7. | Lượng tử ánh sáng [3] |
| · Hiện tượng quang điện ngoài |
· Thuyết lượng tử ánh sáng. Các định luật quang điện. | |
8. | Vật lí hạt nhân [4] |
| · Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, đơn vị khối lượng nguyên tử |
· Sự phóng xạ | |
· Phản ứng hạt nhân. | |
· Đồng vị phóng xạ và ứng dụng | |
· Hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng. |
I.4. Đề thi tuyển sinhđại học, cao đẳng
Phần chung cho tất cả thí sinh [40 câu]:
1. | Dao động cơ học [7] |
| · Đại cương về dao động điều hòa |
· Con lắc lò xo | |
· Con lắc đơn | |
· Tổng hợp dao động | |
· Dao động tắt dần | |
· Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng | |
2. | Sóng cơ học, âm học [4] |
| · Đại cương về sóng cơ học |
· Sóng âm | |
· Giao thoa | |
· Sóng dừng | |
3. | Dòng điện xoay chiều [9] |
| · Đại cương về dòng điện xoay chiều |
· Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện | |
· Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch không phân nhánh | |
· Công suất của dòng điện xoay chiều | |
· Máy phát điện xoay chiều một pha | |
· Dòng điện xoay chiều ba pha | |
· Động cơ không đồng bộ ba pha | |
· Máy biến thế, sự truyền tải điện năng | |
· Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều | |
4. | Dao động điện từ, sóng điện từ [4] |
| · Mạch dao động, dao động điện từ |
· Điện từ trường | |
· Sóng điện từ | |
5. | Tính chất sóng của ánh sáng [5] |
| · Tán sắc ánh sáng |
· Giao thoa ánh sáng | |
· Bước sóng và màu sắc ánh sáng | |
· Máy quang phổ. Quang phổ liên tục. Quang phổ vạch. | |
· Tia hồng ngoại | |
· Tia tử ngoại | |
· Tia Rơn ghen | |
6. | Lượng tử ánh sáng [5] |
| · Hiện tượng quang điện ngoài |
· Thuyết lượng tử ánh sáng. Các định luật quang điện. | |
· Hiện tượng quang dẫn, quang trở, pin quang điện | |
· Mẫu Bo và nguyên tử hidrô | |
7. | Vật lí hạt nhân [6] |
| · Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, đơn vị khối lượng nguyên tử |
· Sự phóng xạ | |
· Đồng vị phóng xạ và ứng dụng. | |
· Hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng. Độ hụt khối, năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng | |
· Năng lượng hạt nhân |
Phần dành cho thí sinh chương trình phân ban [10 câu]:
1. | Dao động cơ học |
| · Con lắc vật lí |
2. | Sóng cơ học, âm học |
| · Phản xạ sóng |
· Hiệu ứng Đốp - ple | |
3. | Dao động điện từ, sóng điện từ |
| · Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến |
4. | Chuyển động của vật rắn |
| · Chuyển động quay của một vật rắn quanh một trục cố định |
· Mômen lực, điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định, điều kiện tổng quát để một vật rắn cân bằng tĩnh, mô men quán tính của một vật. | |
· Phương trình động lực học của vật rắn, mô men động lượngcủa vật rắn. Định luật bảo toàn mô men động lượng | |
· Chuyển động của khối tâm vật rắn. · Động năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến | |
· Động năng của vật rắn quanh một trục | |
· Cân bằng tĩnh của vật rắn | |
· Hợp lực của các lực song song. Ngẫu lực, cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song | |
· Cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định. | |
5. | Tính chất sóng của ánh sáng |
| · Nhiễu xạ ánh sáng |
6. | Lượng tử ánh sáng |
| · Sự hấp thụ ánh sáng, mầu sắc các vật, sự phát quang |
· Lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng – Sơ lược về Laze | |
7. | Vật lí hạt nhân |
| · Thuyết tương đối hẹp |
8. | Từ vô cùng nhỏ đến vô cùng lớn (từ vi mô đên vĩ mô) |
| · Các hạt sơ cấp |
· Mặt Trời. Hệ Mặt Trời | |
· Các sao. Thiên hà. Sự chuyển động và tiến hoá của vũ trụ | |
· Thuyết Vụ nổ lớn |
Phần dành cho thí sinh chương trình không phân ban [10 câu]:
1. | Dòng điện xoay chiều |
| · Máy phát điện một chiều |
2. | Dao động điện từ, sóng điện từ |
| · Sự phát và thu sóng điện từ |
3. | Sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng |
| · Sự truyềnánh sáng. Sự phản xạ ánh sáng. |
· Gương phẳng | |
· Gương cầu | |
· Sự khúc xạ ánh sáng và chiết suất | |
· Hiện tượng phản xạ toàn phần | |
· Lăng kính | |
· Thấu kính mỏng | |
4. | Mắt và các dụng cụ quang học |
| · Máy ảnh |
· Mắt | |
· Kính lúp | |
· Kính hiển vi | |
· Kính thiên văn |
II. HÓA HỌC
II.1. Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình phân ban (ban Khoa học Tự nhiên, ban Khoa học Xã hội và Nhân văn)
Phần chung cho thí sinh 2 ban [33 câu]:
1. Cacbohiđrat [2]
2. Amin - Amino axit – Protein [3]
3. Polime và vật liệu polime [2]
4. Đại cương về kim loại [4]
5. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm [6]
6. Crom, sắt, đồng; Hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường [4]
7. Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá hữu cơ thuộc chương trình phổ thông [6]
8. Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá vô cơ thuộc chương trình phổ thông [6]
Phần dành cho thí sinh chương trình ban Khoa học Tự nhiên [7 câu]:
1. Xeton
2. Dãy thế điện cực chuẩn của kim loại
3. Bạc, vàng, niken, kẽm, thiếc, chì
4. Phân tích hoá học
5. Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá vô cơ thuộc phần riêng
Phần dành cho thí sinh chương trình ban Khoa học Xã hội và Nhân văn [7 câu]:
1. Ancol – Phenol
2. Anđehit – Axit cacboxylic
3. Este – Lipit
4. Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá hữu cơ thuộc phần riêng
II.2. Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình không phân ban
1. Rượu - Phenol – Amin [3]
2. Anđehit – Axit cacboxylic – Este [4]
3. Glixerin - Lipit [1]
4. Gluxit [2]
5. Aminoaxit và protit [1]
6. Hợp chất cao phân tử và vật liệu polime [2]
7. Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá hữu cơ thuộc chương trình phổ thông [7]
8. Đại cương về kim loại [4]
9. Kim loại các phân nhóm chính I, II và nhôm [6]
10. Sắt [3]
11. Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá vô cơ thuộc chương trình phổ thông [7]
II.3. Đề thi tốt nghiệp dành cho thí sinh chương trìnhgiáo dục thường xuyên
1. Rượu - Phenol – Amin [3]
2. Anđehit – Axit cacboxylic – Este [4]
3. Glixerin - Lipit [1]
4. Gluxit [2]
5. Aminoaxit và protit [1]
6. Hợp chất cao phân tử và vật liệu polime [2]
7. Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá hữu cơ thuộc chương trình phổ thông [7]
8. Đại cương về kim loại [4]
9. Kim loại các phân nhóm chính I, II và nhôm [6]
10. Sắt [3]
11. Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá vô cơ thuộc chương trình phổ thông [7]
II.4. Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng
Phần chung cho tất cả thí sinh [44 câu]:
1. Nguyên tử; Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học; Liên kết hoá học [2]
2. Phản ứng oxi hoá-khử; Cân bằng hoá học [2]
3. Sự điện li [2]
4. Phi kim [2]
5. Đại cương về kim loại [2]
6. Kim loại phân nhóm chính nhóm I (IA), II (IIA); nhôm, sắt [6]
7. Đại cương hoá học hữu cơ; Hiđrocacbon [2]
8. Rượu (ancol) – Phenol [3]
9. Anđehit – Axit cacboxylic [3]
10. Este – Lipit [3]
11. Amin – Aminoaxit – Protit (protein) [2]
12. Gluxit (cacbohiđrat) [2]
13. Hợp chất cao phân tử (polime) và vật liệu polime [1]
14. Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá hữu cơ thuộc chương trình phổ thông [6]
15. Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá vô cơ thuộc chương trình phổ thông [6]
Phần dành cho thí sinh chương trình phân ban [6 câu]:
1. Xeton [1]
2. Dãy thế điện cực chuẩn [1]
3. Crom, đồng, niken, chì, kẽm, bạc, vàng, thiếc [2]
4. Phân tích hoá học; Hoá học và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường [2]
Phần dành cho thí sinh chương trình không phân ban [6 câu]:
1. Nhôm, sắt [2]
2. Dãy điện hoá của kim loại [1]
3. Hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon [3]
III.MÔN SINH HỌC
III.1. Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trìnhphân ban (ban Khoa học Tự nhiên, ban Khoa học Xã hội và Nhân văn)
Phần chung cho thí sinh 2 ban [33 câu]:
1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị [7]
2. Tính qui luật của hiện tượng di truyền [5]
3. Di truyền học người [2]
4. Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa [6]
5. Phát sinh loài người [2]
6. Cá thể và quần thể sinh vật [5]
7. Quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển; sinh thái học với việc quản lí tài nguyên thiên nhiên [6]
Phần dành cho thí sinh chương trình ban Khoa học Tự nhiên [7 câu]:
1. Di truyền liên kết; di truyền ngoài nhân [1]
2. Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen [1]
3. Di truyền học quần thể [1]
4. Ứng dụng di truyền học [1]
5. Bằng chứng tiến hóa [1]
6. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất [1]
7. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống; Các đặc trưng cơ bản của quần xã; Diễn thế sinh thái - Sinh quyển [1]
Phần dành cho thí sinh chương trình ban Khoa học Xã hội và Nhân văn [7 câu]:
1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị [1]
2. Tính qui luật của hiện tượng di truyền [1]
3. Di truyền học người [1]
4. Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa [1]
5. Phát sinh loài người [1]
6. Cá thể và quần thể sinh vật [1]
7. Quần xã, hệ sinh thái và vấn đề quản lí tài nguyên [1]
III.2. Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình không phân ban
1. Biến dị [11]
2. Ứng dụng di truyền học vào chọn giống [9]
3. Di truyền học người [2]
4. Sự phát sinh sự sống [2]
5. Sự phát triển của sinh vật [2]
6. Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá [12]
7. Phát sinh loàingười[2]
III.3. Đề thi tốt nghiệp dành cho thí sinh chương trìnhgiáo dục thường xuyên
1. Biến dị [11]
2. Ứng dụng di truyền học vào chọn giống [10]
3. Di truyền học người [2]
4. Sự phát sinh sự sống [1]
5. Sự phát triển của sinh vật [1]
6. Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá [13]
7. Phát sinh loài người [2]
III.4. Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng
Phần chung cho tất cả thí sinh [43 câu]:
1. Biến dị [12]
2. Ứng dụng di truyền học vào chọn giống [11]
3. Di truyền học người [2]
4. Sự phát sinh sự sống [2]
5. Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá [14]
6. Phát sinh loài người [2]
Phần dành cho thí sinh chương trình phân ban [7 câu]:
1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị; tính quy luật của hiện tượng di truyền [2]
2. Sinh thái học [5]
Phần dành cho thí sinh chương trình không phân ban [7 câu]:
1. Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền; các qui luật di truyền [5]
2. Sinh thái học [2]
IV.MÔN TIẾNG ANH
IV.1. Đề thi tốt nghiệp THPT
Ghi chú: Ba loại đề thi cho thí sinh các chương trình THPT (7 năm,3 năm, phân ban) có cấu trúc tương tự, nhưng khác nhau về mức độ
1. Ngữ âm [5]
· Trọng âm và/hoặc
· Nguyên âm và phụ âm
2. Ngữ pháp và yếu tố văn hoá [20]
· Thời và hợp thời (cách sử dụng thời)
· Cấu trúc câu
· Từ nối
· Chức năng giao tiếp đơn giản
3. Từ vựng [5]
· Cấu tạo từ (phương thức cấu tạo từ)
· Chọn từ/tổ hợp từ (khả năng kết hợp từ)
4. Kỹ năng
* Kỹ năng đọc (chủ đề phổ thông) [10]
· Điền từ vào chỗ trống (1 bài, khoảng 150 từ)
· Đọc hiểu: 1 bài (khoảng 200 từ; khuyến khích các yếu tố văn hoá)
* Kỹ năng viết [10]
· Viết chuyển hoá
(dạng điền khuyết; cấp độ: phrase → clause)
· Phát hiện lỗi
IV.2. Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng
Ghi chú: Không phân biệt đối tượng thí sinh.
1. Ngữ âm [5]
· Trọng âm và/hoặc
· Nguyên âm và phụ âm
2. Ngữ pháp và yếu tố văn hoá [10]
· Thời và hợp thời
· Cấu trúc câu
· Từ nối
· Chức năng giao tiếp
3. Từ vựng [10]
· Cấu tạo từ
· Chọn từ/tổ hợp từ
4. Kỹ năng [55]
* Kỹ năng đọc(chủ đề phổ thông) [40]
· Điền từ vào chỗ trống (2 bài, khoảng 200 từ) [20]
· Đọc hiểu: 2 bài (khoảng 400 từ; khuyến khích các yếu tố văn hoá) [20]
* Kỹ năng viết [15]
· Viết chuyển hoá
(dạng điền khuyết; cấp độ: phrase → clause)
· Phát hiện lỗi
· Tìm câu đồng nghĩa
V. MÔN TIẾNG NGA
V.1. Đề thi tốt nghiệp THPT
Ghi chú: Hai loại đề thi cho thí sinh các chương trình THPT phân ban và không phân ban có cấu trúc tương tự, nhưng khác nhau về mức độ.
1. Ngữ pháp [15]
· Giới từ
· Danh từ
· Động từ
· Tính từ
· Đại từ
· Số từ
· Liên từ
2. Từ vựng [5]
3. Tìm lỗi [5]
· Đổi cách
· Thể động từ
· Chia động từ
· Giới từ
· Từ vựng
4. Tình huống [5]
5. Điền từ/cụm từ [5]
· Giới từ
· Ý nghĩa từ vựng
· Thể động từ
· Liên từ
· Tính từ/đại từ
6. Đọc hiểu (bài khoá khoảng 150 từ) [5]
7. Câu [10]
· Kết thúc câu
· Câu đồng nghĩa
· Dựa vào từ gợi ý viết câu
V.2. Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng
Ghi chú: Không phân biệt đối tượng thí sinh.
1. Ngữ pháp [30]
· Giới từ
· Danh từ
· Động từ
· Tính từ
· Đại từ
· Số từ
· Liên từ
2. Từ vựng [5]
3. Tìm lỗi [10]
· Đổi cách
· Thể động từ
· Chia động từ
· Giới từ
· Từ vựng
4. Tình huống [5]
5. Điền từ/cụm từ [10]
· Giới từ
· Ý nghĩa từ vựng
· Thể động từ
· Liên từ
· Tính từ/đại từ
6. Đọc hiểu (bài khoá khoảng 150 từ) [5]
7. Câu [15]
· Kết thúc câu
· Câu đồng nghĩa
· Dựa vào từ gợi ý viết câu
VI.MÔN TIẾNG PHÁP
VI.1. Đề thi tốt nghiệp THPT
Ghi chú: Ba loại đề thi cho thí sinh các chương trình THPT (7 năm, 3 năm, phân ban) có cấu trúctương tự, nhưng khác nhau về mức độ.
1. Đọc hiểu (bài khoá khoảng 120-200 từ) [10]
2. Ngữ pháp [22]
· Định từ (mạo từ, tính từ sở hữu, tính từ chỉ trỏ), giới từ
· Tính từ, trạng từ
· Đại từ
· Động từ
· Cấu trúc và chuyển đổi câu
· Từ nối (articulateurs)
3. Từ vựng [10]
· Cấu tạo từ
· Chọn từ
· Từ đồng nghĩa
· Từ trái nghĩa
4. Viết [8]
· Hoàn thành câu
· Chọn câu tương ứng về nghĩa
· Chọn câu có trật tự từ đúng
VI.2. Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng
Ghi chú: Không phân biệt đối tượng thí sinh.
1. Kiến thức ngôn ngữ [32]
* Ngữ pháp [24]
· Từ nối (articulateurs)
· Giới từ
· Động từ
· Đại từ
· Tính từ
· Cấu trúc và chuyển đổi câu
* Từ vựng [8]
· Cấu tạo từ
· Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đa nghĩa
2. Đọc hiểu [32]
· 1 bài test de closure [12]
· 1 bài texte informatif [10]
· 1 bài texte (loại hình văn bản khác) [10]
3. Viết [16]
· Tìm câu có trật tự đúng
· Chọn câu tương ứng về nghĩa
· Tình huống
· Hoàn thành câu
VII. MÔN TIẾNG TRUNG QUỐC
VII.1. Đề thi tốt nghiệp THPT
1. Ngữ âm [5]
· Thanh mẫu
· Vận mẫu
· Thanh điệu
2. Từ vựng [5]
· Từ đồng nghĩa
· Giải nghĩa từ
3. Ngữ pháp [35]
* Từ loại [20]
· Xác định từ loại
· Cách dùng của từ loại (thực từ; hư từ)
* Cú pháp [15]
· Chức năng cú pháp
· Câu phức (từ nối; cặp từ nối)
4. Kỹ năng tổng hợp (bài đọc hiểu có độ dài khoảng 150 chữ) [5]
VII.2. Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng
1. Ngữ âm [10]
· Thanh mẫu
· Vận mẫu
· Thanh điệu
2. Từ vựng [15]
· Từ đồng nghĩa
· Giải nghĩa từ
· Giải nghĩa cụm từ
3. Ngữ pháp [45]
* Từ loại [25]
· Xác định từ loại
· Cách dùng của từ loại (thực từ; hư từ)
* Cú pháp [20]
· Chức năng cú pháp
· Câu phức (từ nối; cặp từ nối)
4. Kỹ năng tổng hợp (bài đọc hiểu có độ dài khoảng 300 – 500 chữ) [10]
VIII. MÔN TIẾNG ĐỨC
Ghi chú: Sử dụng sách giáo khoa : Delfin (Band 1 und Band 2)
VIII.1. Đề thi tốt nghiệp THPT
1. Ngữ pháp [20]
· Quán từ và danh từ [4]
· Giới từ [4]
· Động từ [3]
· Tính từ [3]
· Đại từ [3]
· Liên từ [3]
2. Từ vựng [10]
· Cấu tạo từ [3]
· Chọn từ và cụm từ [7]
3. Đọc hiểu (bài khóa dài khoảng 120-150 từ) [10]
· Trả lời câu hỏi
· Kết thúc câu và chọn câu phù hợp nghĩa với nội dung bài khóa
· Cloze-Text
4. Viết [10]
· Trật tự các thành phần câu [4]
· Chọn câu đúng ngữ pháp [4]
· Chọn câu có nghĩa tương đương [2]
VIII.2. Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng
1. Ngữ pháp và yếu tố văn hóa [30]
· Quán từ và các từ mang chức năng quán từ [4]
· Giới từ [5]
· Động từ [4]
· Tính từ [4]
· Đại từ [4]
· Liên từ [4]
· Tiểu từ tình thái [1]
· Tình huống và chức năng giao tiếp cơ bản [4]
2. Từ vựng [10]
· Cấu tạo từ [2]
· Chọn từ và cụm từ [5]
· Từ đồng nghĩa, trái nghĩa và đa nghĩa [3]
3. Đọc hiểu (bài khóa dài khoảng 200-250 từ) [20]
· Trả lời câu hỏi
· Chọn câu đúng, sai
· Kết thúc câu
· Tìm chủ đề chính
· Sắp xếp trật tự các đoạn
· Cloze-Text
4. Viết [20]
· Hoàn thành câu và chọn câu đúng ngữ pháp và ngữ nghĩa [8]
· Sắp xếp trật tự các thành phần câu [4]
· Tìm lỗi trong câu [4]
· Chọn câu tương ứng về nghĩa [4]
IX. MÔN TIẾNG NHẬT
Ghi chú:Nội dung ra đề thi trong sách giáo khoa thí điểm tiếng Nhật lớp 7,8,9,10,11 đang được giảng dạy tại các trường THCS và THPT ở Việt Nam.
IX.1. Đề thi tốt nghiệp THPT
1. Chữ Hán [10]
· Cách đọc chữ Hán: [5]
· Cách viết chữ Hán: [5]
2. Từ vựng [10]
· Điền vào chỗ trống: [5]
· Chọn nghĩa giống với câu mẫu: [5]
3. Ngữ pháp [20]
· Điền trợ từ
· Điền các dạng thích hợp của từ
· Điền cụm từ
4. Chọn lời thoại thích hợp[5]
5. Đọc hiểu: [5]
· Bài đọc hiểu 1: Một đoạn văn ngắn khoảng 150 ký tự [2]
· Bài đọc hiểu 2: Một đoạn văn dài khoảng 250-300 ký tự [3]
IX.2. Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng
1. Chữ Hán [20]
· Cách đọc chữ Hán: [10]
· Cách viết chữ Hán: [10]
2. Từ vựng [20]
· Điền vào chỗ trống: [15]
· Chọn nghĩa giống với câu mẫu: [5]
3. Ngữ pháp [20]
· Điền trợ từ thích hợp
· Điền các dạng thích hợp của từ
· Điền chỗ trống (từ)
· Điền chỗ trống (cụm từ)
4. Hoàn thành câu [10]
5. Đọc hiểu: [10]
· Bài đọc hiểu 1 độ dài 150 ký tự [2]
· Bài đọc hiểu 2 độ dài 150 ký tự [2]
· Bài đọc hiểu 3 độ dài 150 ký tự [2]
· Bài đọc hiểu 4 độ dài 250 ký tự [4]