Công văn 2642/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc trả lời một số câu hỏi khi triển khai thực hiện Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 2642/BGDĐT-GDTrH

Công văn 2642/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc trả lời một số câu hỏi khi triển khai thực hiện Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:2642/BGDĐT-GDTrHNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Vũ Đình Chuẩn
Ngày ban hành:04/05/2012Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

tải Công văn 2642/BGDĐT-GDTrH

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 2642/BGDĐT-GDTrH DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

___________

Số: 2642/BGDĐT-GDTrH
V/v: Trả lời một số câu hỏi khi triển khai thực hiện Thông tư 58.

Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2012

 

Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo

Ngày 12/12/2011, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở (THCS) và học sinh trung học phổ thông (THPT) kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT (sau đây gọi tắt là Thông tư 58). Bộ GDĐT đã có Công văn số 8382/CV-BGDĐT ngày 14/12/2011 hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh từ học kì 2 năm học 2011-2012. Trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư 58, Bộ GDĐT nhận được một số câu hỏi của một số Sở GDĐT, Bộ GDĐT trả lời như sau:

1. Về đánh giá, xếp loại các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục

1.1. Điểm a, Khoản 1 Điều 6, Thông tư 58 quy định: Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập (sau đây gọi là đánh giá bằng nhận xét) đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục.

Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, thái độ tích cực và sự tiến bộ của học sinh để nhận xét kết quả các bài kiểm tra theo hai mức:

- Đạt yêu cầu (Đ): Nếu đảm bảo ít nhất một trong hai điều kiện sau:

+ Thực hiện được cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra.

+ Có cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra.

- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại”.

Khi thực hiện quy định trên, các trường và giáo viên cần lưu ý:

- Quy định trên nhằm tạo điều kiện cho những học sinh chưa “thực hiện được cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra” nhưng “có cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra” thì vẫn được xếp loại Đ. Như vậy, chỉ có những học sinh không “cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra” thì mới phải xếp loại CĐ.

- Đây là lần đầu tiên kết quả các bài kiểm tra được quy định xếp thành 2 loại (Đ và CĐ) nên có những tác động đến ý thức học tập của học sinh. Các trường cần chỉ đạo giáo viên chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, nhận xét, đánh giá để đảm bảo vừa khuyến khích được những học sinh có năng khiếu môn học, vừa giúp đỡ học sinh yếu tích cực học tập.

1.2. Tại các khoản 1, 2, 3 Điều 13, Thông tư 58 quy định một trong các tiêu chuẩn xếp loại học lực học kỳ và cả năm học từ loại Trung bình trở lên là: Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ”.

Theo quy định này, nếu học sinh có 01 môn học đánh giá bằng nhận xét xếp loại CĐ và không thuộc các trường hợp được điều chỉnh xếp loại học lực theo Khoản 6, Điều 13, Thông tư 58 thì học sinh đó không được xếp loại học lực từ Trung bình trở lên. Như vậy, quy định này có tính bắt buộc nhằm nâng cao ý thức, thái độ, động cơ học tập của học sinh đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét.

2. Về đánh giá, xếp loại môn Giáo dục công dân:

Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 6, Thông tư 58 quy định:“Kết quả nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh không ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, mà được giáo viên môn Giáo dục công dân theo dõi, đánh giá, ghi trong học bạ và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm sau mỗi học kỳ tham khảo khi xếp loại hạnh kiểm.”

Do mẫu học bạ hiện hành chưa dành đủ chỗ ghi kết quả nhận xét về môn Giáo dục công dân nên giáo viên môn Giáo dục công dân chuyển kết quả nhận xét sau mỗi học kỳ cho giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm tiếp nhận và ghi nội dung nhận xét về môn Giáo dục công dân cùng với nhận xét của giáo viên chủ nhiệm vào cuối năm học ở phần dành cho nhận xét của giáo viên chủ nhiệm trong học bạ. Từ năm học 2012-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành mẫu học bạ mới phù hợp với các yêu cầu của Thông tư 58.

3. Về tiêu chuẩn xếp loại học lực học kỳ và cả năm học:

3.1. Các tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, Điều 13, Thông tư 58 là điều kiện cần và đủ đối với mỗi mức xếp loại học lực.

3.2. Khoản 6, Điều 13, Thông tư 58 quy định 4 trường hợp được điều chỉnh xếp loại học lực: Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức của từng loại quy định tại các khoản 1, 2 điều này nhưng do kết quả của một môn học nào đó thấp hơn mức quy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:

a) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K.

b) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.

c) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.

d) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại Kém thì được điều chỉnh xếp loại Y.”

Khi áp dụng các trường hợp được điều chỉnh theo quy định trên cần lưu ý:

- “môn học nào đó” quy định trong Khoản 6, Điều 13 có thể là môn học đánh giá bằng cho điểm hoặc môn học đánh giá bằng nhận xét.

- Kết hợp với các quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 13, Thông tư 58 để xếp loại học lực đối với các trường hợp vận dụng sau:

a) Trường hợp 1: Học sinh có điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên (đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên); không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5; có 01 môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại CĐ.

Cách xếp loại: Vì học sinh có 01 môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại CĐ nên không được xếp loại học lực từ Trung bình trở lên, nhưng đủ tiêu chuẩn xếp loại Yếu (vì điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0). Trường hợp này thực hiện theo Điểm b, Khoản 6, Điều 13, Thông tư 58 học sinh đó được điều chỉnh xếp loại học lực Trung bình.

b) Trường hợp 2: Học sinh có điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên (đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên); không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0; có 01 môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại CĐ.

Cách xếp loại: Tương tự như trường hợp vận dụng 1, theo quy định tại Điểm c, Khoản 6, Điều 13, Thông tư 58, học sinh đó được điều chỉnh xếp loại học lực Trung bình.

c) Trường hợp 3: Học sinh có điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên, điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên (đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên); các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ; có 01 môn học có điểm trung bình dưới 2,0.

Cách xếp loại: Học sinh có điểm trung bình các môn học đạt mức G nên đương nhiên đạt mức K. Vì học sinh có 01 môn học có điểm trung bình dưới 2,0 nên học lực bị xếp xuống loại Kém. Vận dụng quy định tại Điểm d, Khoản 6, Điều 13, Thông tư 58, học sinh đó được điều chỉnh xếp loại học lực Y.

Ngoài 4 trường hợp quy định tại Khoản 6, Điều 13, Thông tư 58 các trường hợp khác không được điều chỉnh xếp loại học lực mà đều phải thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 13, Thông tư 58.

Trên đây, Bộ GDĐT trả lời một số câu hỏi của một số Sở GDĐT khi tiến hành đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT theo Thông tư 58. Các Sở GDĐT cần nghiên cứu các nội dung này để chỉ đạo các trường THCS và THPT thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc liên hệ với Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Trung học) để phối hợp giải quyết./.

 

 Nơi nhận:
- Như trên;
- TT Nguyễn Vinh Hiển (để b/c);
- Lưu VT, Vụ GDTrH.

 

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC




Vũ Đình Chuẩn

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi