Công văn 2439/BGDĐT-KTKĐCLGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá ngoài trường mầm non

thuộc tính Công văn 2439/BGDĐT-KTKĐCLGD

Công văn 2439/BGDĐT-KTKĐCLGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá ngoài trường mầm non
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2439/BGDĐT-KTKĐCLGD
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Ngô Kim Khôi
Ngày ban hành:24/04/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
------------------
Số: 2439/BGDĐT-KTKĐCLGD
V/v: Hướng dẫn đánh giá ngoài trường mầm non
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------
Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2012
 
 

Kính gửi
Sở giáo dục đào tạo các tỉnh Thành phố trực thuộc trung ương
 
Ngày 11/10/2011, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ký ban hành Thông tư số 45/2011/TT-BGDĐT quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non (sau đây gọi là Thông tư số 45).
Để các Sở GDĐT triển khai đánh giá ngoài trường mầm non bảo đảm đúng quy định và thuận lợi, Bộ GDĐT hướng dẫn quy trình và các biểu mẫu như sau:
I. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI TRƯỜNG MẦM NON
1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của đoàn đánh giá ngoài trường mầm non thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Thông tư số 45. Sở GDĐT cử cán bộ nắm vững nghiệp vụ về kiểm định chất lượng giáo dục để giám sát và hỗ trợ đoàn đánh giá ngoài.
2. Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên đoàn đánh giá ngoài
a) Trưởng đoàn:
- Điều hành các hoạt động của đoàn đánh giá ngoài, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở GDĐT về hoạt động của đoàn và kết quả đánh giá ngoài;
- Thay mặt đoàn thông báo và thảo luận với nhà trường về kết quả khảo sát, những nhận định và khuyến nghị của đoàn đối với trường;
- Chỉ đạo việc xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá, báo cáo kết quả khảo sát tại trường và báo cáo đánh giá ngoài;
- Tập hợp toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động của đoàn và chuyển về Sở GDĐT để lưu trữ sau khi kết thúc đánh giá ngoài;
- Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ việc giải trình các yêu cầu, khiếu nại hoặc chất vấn của cơ quan quản lý giáo dục, của trường được đánh giá ngoài và của xã hội.
b) Thư ký: Giúp trưởng đoàn triển khai các hoạt động của đoàn và các nhiệm vụ do trưởng đoàn phân công (xây dựng kế hoạch làm việc, tập hợp các hồ sơ, tài liệu để phục vụ cho việc viết báo cáo đánh giá ngoài, ghi chép nội dung các buổi thảo luận chung, viết các báo cáo của đoàn và hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài, vv...).
c) Thành viên khác của đoàn: Thực hiện các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về nội dung chuyên môn theo phân công của trưởng đoàn (viết và hoàn thiện phiếu đánh giá tiêu chí, các bản báo cáo, vv...).
II. HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN ĐÁNH GIÁ NGOÀI
1. Nghiên cứu hồ sơ đánh giá
a) Sau khi có quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài của Giám đốc Sở GDĐT, Sở GDĐT gửi hồ sơ đánh giá cho các thành viên của đoàn đánh giá ngoài. Hồ sơ gồm:
- Quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài của Giám đốc Sở GDĐT;
- Báo cáo tự đánh giá của trường mầm non;
- Văn bản quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non của Bộ GDĐT (Thông tư 67/2011/TT-BGDĐT);
- Hướng dẫn tự đánh giá trường mầm non của Bộ GDĐT (Công văn số 7886/BGDĐT-KTKĐCLGD);
- Hướng dẫn đánh giá ngoài trường mầm non của Bộ GDĐT.
b) Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đánh giá hợp lệ, thành viên của đoàn đánh giá ngoài thực hiện các công việc sau:
- Nghiên cứu báo cáo tự đánh giá và các tài liệu liên quan;
- Đối chiếu kết quả tự đánh giá với các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục và văn bản hướng dẫn tự đánh giá, phát hiện những tiêu chí chưa đánh giá hoặc chưa được đánh giá đầy đủ;
- Viết báo cáo sơ bộ với các nội dung:
+ Nhận xét chung về mức độ đạt yêu cầu theo quy định của báo cáo tự đánh giá (hình thức trình bày, văn phong, chính tả, cảm nhận của người đọc...);
+ Nhận xét về cấu trúc và nội dung báo cáo tự đánh giá;
+ Phát hiện những tiêu chí chưa đánh giá hoặc chưa được đánh giá đầy đủ;
+ Đề xuất với đoàn đánh giá ngoài về những vấn đề cần thảo luận thêm.
c) Sau khi có đủ báo cáo sơ bộ của tất cả thành viên, đoàn đánh giá ngoài làm việc tập trung trong 1 đến 2 ngày để nghiên cứu hồ sơ đánh giá. Đoàn thực hiện các công việc sau:
- Thống nhất kế hoạch làm việc của đoàn;
- Trao đổi, thảo luận về báo cáo sơ bộ của các thành viên trong đoàn;
- Phân công nhiệm vụ nghiên cứu sâu một số tiêu chí cho mỗi thành viên. Kết quả nghiên cứu được ghi vào phiếu đánh giá tiêu chí (xem Phụ lục II);
- Mỗi thành viên trong đoàn viết một bản nhận xét về kết quả nghiên cứu các tiêu chí được phân công. Đối với mỗi tiêu chí, cần:
+ Nhận xét về việc xác định điểm mạnh, điểm yếu và các biện pháp cải tiến chất lượng giáo dục của trường;
+ Những điểm chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung thông tin và minh chứng;
+ Những yêu cầu đối với nhà trường để chuẩn bị cho chuyến khảo sát chính thức;
+ Xác định kết quả đánh giá từng tiêu chí (đạt hay chưa đạt yêu cầu).
Bản nhận xét của từng thành viên được chuyển cho các thành viên khác trong đoàn để trao đổi, thảo luận.
- Đoàn đánh giá ngoài tổ chức thảo luận và xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ của đoàn. Nội dung báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá gồm:
+ Nhận định về mức độ phù hợp của báo cáo tự đánh giá với quy định tại hướng dẫn tự đánh giá; đánh giá chung về báo cáo tự đánh giá (nội dung, cách lập luận và lý giải, vv...);
+ Nhận xét về việc mô tả các hoạt động của trường liên quan đến các tiêu chí; việc xác định các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân; xác định những vấn đề cần cải tiến và các biện pháp thực hiện; việc sử dụng thông tin và minh chứng; tính trung thực, đầy đủ của các minh chứng; kết quả tự đánh giá tiêu chí;
+ Những tiêu chí chưa được phân tích và chưa được đánh giá đầy đủ;
+ Danh sách những tiêu chí cần kiểm tra thông tin và minh chứng;
+ Danh sách những tài liệu cần được kiểm tra hoặc cần được bổ sung;
+ Những đối tượng (cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trẻ) và số lượng người của từng đối tượng cụ thể cần được phỏng vấn, thảo luận trong chuyến khảo sát chính thức tại trường;
+ Dự kiến nội dung phỏng vấn;
+ Dự kiến những cơ sở vật chất, những hoạt động chính khoá và ngoại khoá của trường cần khảo sát.
2. Khảo sát sơ bộ tại trường mầm non
Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành nghiên cứu hồ sơ đánh giá, trưởng đoàn và thư ký làm việc với trường trong thời gian tối đa 1 ngày và thực hiện các công việc sau:
a) Trao đổi về kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá và thông báo kế hoạch khảo sát chính thức của đoàn;
b) Hướng dẫn trường chuẩn bị cho đợt khảo sát chính thức và thống nhất thời gian đoàn dự kiến đến trường để khảo sát.
Những nội dung làm việc trong chuyến khảo sát sơ bộ được ghi thành biên bản ghi nhớ, có chữ ký của trưởng đoàn và lãnh đạo trường.
3. Khảo sát chính thức tại trường mầm non
a) Sau ít nhất 10 ngày, kể từ ngày kết thúc chuyến khảo sát sơ bộ, đoàn đánh giá ngoài đến khảo sát chính thức tại trường. Đoàn đánh giá ngoài chỉ tiến hành khảo sát khi có ít nhất 2/3 số thành viên của đoàn có mặt, trong đó có trưởng đoàn và thư ký.
b) Đoàn đánh giá ngoài tiến hành khảo sát trong thời gian tối đa 2 ngày và thực hiện các nội dung sau:
- Trao đổi với lãnh đạo trường và hội đồng tự đánh giá về công tác tự đánh giá của trường;
- Xem xét cơ sở vật chất, trang, thiết bị của nhà trường;
- Nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu do trường cung cấp;
- Quan sát các hoạt động chính khoá và ngoại khoá;
- Trao đổi, phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ;
- Viết báo cáo kết quả khảo sát chính thức của đoàn.
c) Buổi sáng ngày làm việc đầu tiên, trưởng đoàn tổ chức họp đoàn để phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, thống nhất cách thức và kế hoạch làm việc. Cuối ngày, đoàn tổ chức sơ kết công việc và điều chỉnh những điểm cần thiết trong chương trình làm việc của ngày tiếp theo.
d) Trong quá trình khảo sát, các thành viên của đoàn ghi bổ sung các phát hiện mới vào “Phiếu đánh giá tiêu chí” (xem Phụ lục II).
đ) Đoàn đánh giá ngoài bố trí thời gian để thực hiện các công việc:
- Thảo luận về những phát hiện mới trong quá trình khảo sát;
- Thảo luận về những nội dung sau của mỗi tiêu chí:
+ Điểm mạnh và các minh chứng;
+ Điểm yếu và đề xuất hướng khắc phục;
+ Những điểm chưa rõ;
+ Xác định kết quả đánh giá tiêu chí (đạt hay chưa đạt yêu cầu);
+ Thống nhất những kiến nghị của đoàn đối với trường.
e) Trước khi kết thúc chuyến khảo sát chính thức, trưởng đoàn đánh giá ngoài làm việc với lãnh đạo trường để thông báo các công việc đã thực hiện trong đợt khảo sát (lưu ý không thông báo về kết quả đánh giá các tiêu chí).
g) Trưởng đoàn phân công viết báo cáo kết quả khảo sát chính thức. Báo cáo gồm các nội dung sau:
- Giới thiệu chung về đoàn đánh giá ngoài;
- Tóm tắt quá trình đánh giá ngoài;
- Những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản của trường trong các tiêu chuẩn;
- Những điểm chưa rõ, chưa thể đánh giá được ở các tiêu chí;
- Kiến nghị đối với trường;
- Tóm tắt kết quả đánh giá các tiêu chí.
Báo cáo kết quả khảo sát chính thức phải được ít nhất 2/3 số thành viên của đoàn biểu quyết thông qua.
4. Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài
a) Tư liệu để viết báo cáo đánh giá ngoài:
- Báo cáo kết quả khảo sát tại trường;
- Phiếu đánh giá các tiêu chí;
- Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá;
- Biên bản ghi nhớ nội dung làm việc của đợt khảo sát sơ bộ;
- Báo cáo sơ bộ và bản nhận xét của từng thành viên về các tiêu chí;
- Báo cáo tự đánh giá của trường.
b) Trách nhiệm viết báo cáo đánh giá ngoài:
- Từng thành viên của đoàn hoàn thành báo cáo theo những tiêu chí được phân công và gửi cho trưởng đoàn trong thời gian không quá 3 ngày sau khi kết thúc chuyến khảo sát chính thức. Đối với mỗi tiêu chí, báo cáo phải nhận xét việc xác định điểm mạnh, điểm yếu, xác định kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục của nhà trường và ý kiến đề xuất; những điểm chưa rõ và kết quả đánh giá tiêu chí (xem Phụ lục II);
- Trưởng đoàn và thư ký tập hợp, biên tập, hoàn thiện dự thảo báo cáo đánh giá ngoài (xem Phụ lục III). Báo cáo đánh giá ngoài được trình bày theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TT – BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
c) Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải gửi đến các thành viên trong đoàn để xin ý kiến. Nếu các thành viên trong đoàn có ý kiến khác nhau thì sau khi tiếp thu, chỉnh sửa phải tiếp tục gửi xin ý kiến lần thứ hai. Nếu sau lần thứ hai vẫn chưa có đủ ít nhất 2/3 số thành viên trong đoàn đồng ý thì phải họp đoàn để thống nhất và trưởng đoàn có trách nhiệm đưa ra quyết định cuối cùng.
5. Lấy ý kiến phản hồi của trường mầm non về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài
a) Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài sau khi được các thành viên nhất trí thông qua, phải gửi cho trường được đánh giá ngoài để lấy ý kiến;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trường được đánh giá ngoài phải có ý kiến phản hồi bằng văn bản về dự thảo báo cáo;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến không nhất trí của trường về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, trưởng đoàn phải tổ chức họp đoàn đánh giá ngoài để thảo luận về những ý kiến của trường. Trưởng đoàn phải có văn bản thông báo ý kiến của đoàn về những vấn đề được tiếp thu hoặc bảo lưu và lý do bảo lưu với trường được đánh giá ngoài.
6. Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài
Trong thời gian 5 ngày làm việc, sau khi đoàn họp và thống nhất ý kiến, trưởng đoàn hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài, gửi báo cáo và toàn bộ hồ sơ làm việc của đoàn về Sở GDĐT (xem Phụ lục IV). Báo cáo và hồ sơ làm việc của đoàn đánh giá ngoài được lưu trữ 5 năm tại Sở GDĐT.
Đánh giá ngoài là một khâu quan trọng để công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Bộ GDĐT yêu cầu các cơ quan quản lý giáo dục, các trường mầm non xác định rõ vai trò của công tác này và nghiêm túc triển khai thực hiện. Nếu có vướng mắc, đề nghị liên hệ với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Phòng Kiểm định chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên) theo địa chỉ: 30 Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng,, Hà Nội, ĐT: 04.38683361, Fax: 04.38684995, E-mail: phongkdclgdpt@moet.edu.vn để được hướng dẫn./.
 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- TT. Nguyễn Vinh Hiển (để b/c);
- TT. Nguyễn Thị Nghĩa (để b/c);
- Lưu: VT, KTKĐCLGD.
 
TL. BỘ TRƯỞNG
CỤC TRƯỞNG CỤC KHẢO THÍ
VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
 
(Đã ký)
Ngô Kim Khôi

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất