Công văn 2285/BGDĐT-GDTH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức Tuần lễ toàn cầu hành động Giáo dục cho mọi người năm 2011

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 2285/BGDĐT-GDTH

Công văn 2285/BGDĐT-GDTH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức Tuần lễ toàn cầu hành động Giáo dục cho mọi người năm 2011
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:2285/BGDĐT-GDTHNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Vinh Hiển
Ngày ban hành:22/04/2011Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

tải Công văn 2285/BGDĐT-GDTH

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 2285/BGDĐT-GDTH DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________

Số: 2285/BGDĐT-GDTH
V/v Tổ chức Tuần lễ toàn cầu hành động Giáo dục cho mọi người năm 2011

Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2011

 

Kính gửi: Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo

Trong khuôn khổ Chiến dịch toàn cầu vì giáo dục, Tuần lễ toàn cầu hành động Giáo dục cho mọi người (GDCMN) là một sự kiện thường niên được tổ chức vào tuần đầu tiên của tháng 5 trên phạm vi toàn cầu. Năm 2011, Tuần lễ toàn cầu hành động GDCMN tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 2-8/5/2011 với chủ đề: “Giáo dục cho phụ nữ và trẻ em gái thiệt thòi” được Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Liên minh Chiến dịch toàn cầu vì Giáo dục ở Việt Nam phát động với các mục tiêu chính:

- Nâng cao nhận thức và sự quan tâm của xã hội về tầm quan trọng của việc đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai.

- Vận động để Chính phủ, các ban/ngành và toàn xã hội quan tâm và hành động hỗ trợ giáo dục cho mọi người, đặc biệt là cho phụ nữ và trẻ em gái thiệt thòi.

Để các sở giáo dục và đào tạo tổ chức tốt Tuần lễ toàn cầu hành động GDCMN, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn như sau:

1. Hoạt động cụ thể tại địa phương:

Các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục tích cực tham gia hưởng ứng Tuần lễ toàn cầu hành động GDCMN năm 2011 với chủ đề là: “Giáo dục cho phụ nữ và trẻ em gái thiệt thòi” dưới hình thức tọa đàm hoặc tổ chức theo “Kế hoạch bài giảng - Câu chuyện lớn” (có tài liệu tham khảo đính kèm). Thành phần tham dự gồm có các đồng chí lãnh đạo địa phương cùng các ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các cơ quan thông tấn báo chí nhằm nâng cao nhận thức và sự quan tâm của toàn xã hội về việc giáo dục cho phụ nữ và trẻ em gái thiệt thòi.

Sau khi kết thúc tuần lễ các sở giáo dục và đào tạo tập hợp mỗi cơ sở giáo dục một câu chuyện hoặc một trường hợp điển hình về trẻ em gái hoặc phụ nữ thiệt thòi đã thay đổi cuộc sống và góp phần vào xã hội của họ như thế nào nhờ giáo dục và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những câu chuyện được chọn đưa vào Câu chuyện lớn sẽ được nhận giải thưởng (giấy chứng nhận và tiền thưởng của Ban tổ chức).

2. Công tác tuyên truyền:

Các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo công tác tuyên truyền cho Tuần lễ toàn cầu hành động GDCMN với khẩu hiệu “Giáo dục cho phụ nữ và trẻ em gái thiệt thòi – Đó là quyền cần thực hiện tốt!” bằng các hình thức như tranh cổ động, băng rôn, phù hiệu đeo trong ngày tổ chức sự kiện tại các sở giáo dục và đào tạo, các trường và những nơi công cộng khác.

3. Thời gian tổ chức: Tuần lễ toàn cầu hành động Giáo dục cho mọi người sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 8 tháng 5 năm 2011. Các tỉnh, thành phố có thể chọn các hình thức tổ chức linh hoạt và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

4. Kinh phí cho các hoạt động của Tuần lễ toàn cầu hành động GDCMN được lấy từ ngân sách địa phương.

Kết thúc Tuần lễ toàn cầu hành động GDCMN, các sở giáo dục và đào tạo báo cáo kết quả thực hiện và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Văn phòng Ban điều phối quốc gia Giáo dục cho mọi người), Phòng 601A nhà A, điện thoại/fax: 04 36230740 - số 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội trước ngày 15/6/2011.

 

 Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng;
- VP Bộ, Các Vụ: GDMN, GDTH, GDTrH, GDTX, GDDT, CTHSSV, KHTC, HTQT (để phối hợp thực hiện);
- Ban điều phối GDCMN;
- Lưu VT, GDTH.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn Vinh Hiển

Tuần lễ toàn cầu hành động 2011: KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG ‘CÂU CHUYỆN LỚN’

 “Giáo dục cho phụ nữ và trẻ em gái thiệt thòi - Đó là quyền, cần thực hiện tốt!”

MỤC TIÊU

Để thảo luận hiện trạng là có trẻ em và người lớn chưa bao giờ có cơ hội được đi học và trong số đó là phụ nữ và trẻ em gái.

Để nâng cao nhận thức và khuyến khích học sinh nhìn ra thế giới dưới quan điểm của giới.

Để thảo luận về những cam kết của các nhà lãnh đạo và thực tế đã thực hiện những cam kết này

Để minh chứng cho việc học sinh có thể gửi đi những thông điệp như một phần trong nỗ lực của toàn cộng đồng thế giới.

Vào cuối buổi học, người học có thể:

Hiểu về lợi ích mang lại từ hoạt động giáo dục dành cho trẻ em gái.

Trân trọng sự khác biệt trong cách sống của các trẻ em khác ở mọi nơi trên thế giới

Hiểu được những điều cần thiết để giúp cho các trẻ em gái có thể đến trường cũng như những rào cản khiến các em không thể đi học.

PHẦN A

MỤC A: GIỚI THIỆU (5 phút)

Giáo viên giải thích rằng trẻ em trên toàn thế giới đang cùng đồng hành với một số những phụ nữ tiêu biểu của thế giới trong Bài học về Câu chuyện Lớn cùng với hàng triệu phụ nữ và trẻ em không có cơ hội đến trường.

Giáo viên sẽ hỏi cả lớp xem liệu các em có biết hiện tại trên toàn thế giới có bao nhiêu người không được đi học v à trong đó bao nhiêu người là phụ nữ và trẻ em gái hay không.

Giáo viên có thể chia sẻ các thông tin cơ bản sau:

72 triệu trẻ em toàn thế giới hiện đang thất học

Trong số đó, 54 phần trăm (tương đương khoảng 39 triệu) là trẻ em gái; và

Hai phần ba người lớn mù chữ là phụ nữ.

Một trẻ em gái không được đi học sẽ có xu hướng:

Kết hôn sớm

Có những đứa con suy dinh dưỡng và con có thể chết vì bệnh tật; và

Nghèo đói.

Giáo viên có thể hỏi học sinh liệu các em có biết bất kỳ phụ nữ hoặc trẻ em gái nào tiêu biểu hay không. Những người đó có đi học hay khhông?

MỤC B – VAI TRÒ GIỚI VÀ GIÁO DỤC

Giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra những hoàn cảnh mà ở đó làm tăng sự khác biệt giữa trẻ em trai và trẻ em gái và gây ra những tác động tiêu cực đối với việc học tập của các em.

Giáo viên hỏi về tầm quan trọng của các cơ hội học tập cho nữ giới ở các nước đang phát triển.

 (Ở những lớp cao hơn có thể thảo luận về Công ước về Quyền Trẻ em). Tóm tắt:

Công ước về Quyền Trẻ em (CRC) được thông qua năm 1989 và đây là một văn bản luật quốc tế đầu tiên mang tính ràng buộc quốc tế đã đề cập đến các quyền con người một cách đầy đủ.

Công ước đã nêu cụ thể những quyền cơ bản của con người mà trẻ em ở bất kỳ nơi đâu đều có bất kể địa vị, tôn giáo, chủng tộc, v.v. Những quyền này bao gồm: quyền được sống; quyền được phát triển hết tiềm năng; quyền được bảo vệ chống lại sự xâm hại, ngược đãi và lạm dụng; quyền được tham gia đầy đủ vào các sinh hoạt văn hóa xã hội và gia đình. Bốn nguyên tắc cơ bản của Công ước là không phân biệt đối xử; hết lòng vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em; quyền được sống, được tồn tại và phát triển; và tôn trọng ý kiến của trẻ.

Công ước đã gần như được công nhận trên toàn thế giới, với sự phê chuẩn của 194 quốc gia.

Thông qua việc chấp thuận thực hiện những nghĩa vụ đưa ra trong Công ước về Quyền trẻ em (dù phê chuẩn hay tán thành Công ước), chính phủ các quốc gia đã cam kết sẽ bảo vệ và đảm bảo các quyền của trẻ em- và họ cũng đồng ý chịu trách nhiệm giải trình về cam kết này trước cộng đồng quốc tế.

Giáo viên chia sẻ một số kiến thức và thảo luận về địa lý, sự khác biệt văn hóa và điều kiện sống của trẻ em ở những quốc gia kém phát triển nhất.

Giáo viên hỏi học sinh là theo các em cần làm gì để tăng cường hơn nữa những cơ hội học tập bình đẳng cho nữ giới và nam giới.

Liên hệ hiểu biết tại Việt Nam, nơi mà trẻ em đặc biệt là trẻ em gái có ít cơ hội tới trường.

Giáo viên đề nghị học sinh nêu tên một số công việc mà các em biết và hỏi các em xem những công việc này thường do nam hay/và nữ giới làm.

Giáo viên hỏi các học sinh về những công việc mà các em thường làm ở nhà. Có những việc nào thường hay làm bởi nam hoặc nữ không. Sự phân công như vậy có là công bằng chưa?

Giáo viên hỏi học sinh rằng các em cảm thấy thế nào nếu bố mẹ bảo các em không đi học nữa vì có nhiều việc nhà cần làm.

Giáo viên hỏi học sinh là tại sao học tập lại quan trọng và lý do vì sao một số bạn, nhất là bạn gái, lại không đi học.

Một số trả lời có thể là:

Một số trẻ em sống ở những vùng có xung đột hoặc chịu ảnh hưởng của thiên tai;

Taị Việt Nam trẻ em ghèo vùng sâu vùng xa khó khăn.

Theo một số văn hóa, trẻ em gái không được ưu tiên khi điều kiện tài chính cho giáo dục hạn chế;

Trẻ em gái có thể bị buộc phải thôi học, kết hôn sớm để các em dành thời gian cho công việc nhà

Một số trẻ em sống ở xa trường học và việc đi lại tới trường khá nguy hiểm nên các em được giữ ở nhà. Đặc biệt, trẻ em gái có thể trở thành mục tiêu của bạo lực và làm dụng;

Nghèo đói: một số trẻ em bị buộc phải đóng góp vào thu nhập của gia đình thông qua việc đi làm;

Các em không có tiền để mua sách và đồng phục;

Các em không có tiền để đóng học phí;

Không có đủ trường học dành cho mọi trẻ em; và

Không có đủ giáo viên.

MỤC C – CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM GÌ (10 Phút)

Giáo viên hỏi học sinh là theo các em thì điều gì có thể giúp cho các trẻ em gái được đi học dễ dàng hơn.

Giáo viên hỏi học sinh là những việc các em đã đóng góp: như sách vở, quần áo, đồ dùng học tập…giúp các bạn đặc biệt là các bạn gái thiệt thòi để các bạn được đi học.

Một số câu trả lời có thể:

Tăng cường sự hỗ trợ của chính phủ đối với giáo dục của trẻ em gái ở các nước đang phát triển

Cung cấp các công trình vệ sinh dành cho trẻ em gái để bảo vệ sự riêng tư cá nhân của các em

Tháo bỏ những khuôn mẫu trong minh họa mà thường làm cho trẻ em gái ở thế thua kém hơn;

Xóa bỏ học phí và các chi phí ẩn khác trong giáo dục; và

Khuyến khích trẻ em trai và nam giới tham gia vận động cho giáo dục dành cho trẻ em gái và phụ nữ.

Giáo viên hỏi cả lớp những câu hỏi sau. Nếu gặp một chính trị gia, các em có thể hỏi những câu hỏi sau:

Có bao nhiêu trẻ em không đi học trên thế giới?

Khi nói đến giáo dục thì nhóm dân số nào là thiệt thòi nhất?

Nêu tên của một người phụ nữ nổi tiếng đã được đi học

Nêu một số lý do vì sao học tập là quan trọng

Cần phải làm gì để cải thiện giáo dục cho trẻ em trai và trẻ em gái?

MỤC D- HỌAT ĐỘNG (30 Phút)

Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ về lý do vì sao giáo dục cho trẻ em gái là quan trọng. Thông qua tranh vẽ/minh họa, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi, “Giáo dục cho trẻ em gái hữu ích với tất cả chúng ta như thế nào?”

Đề nghị tham khảo thêm thông tin chi tiết về thể lệ cuộc thi vẽ tranh. (Cuộc thi vẽ tranh là tự nguyện. Hoạt động này có thể được thực hiện mà không nhất thiết nhằm tham gia cuộc thi, ví dụ trẻ em và trường học có thể giữ lại những tranh vẽ).

Một số câu trả lời ví dụ như:

Một trẻ em gái được đi học sẽ trưởng thành một phụ nữ có giáo dục và thường có sức khỏe tốt hơn, tự chủ về kinh tế và con cái của người đó sẽ có khả năng đi học cao hơn;

Một phụ nữ được đi học sẽ chăm sóc sức khỏe cho bản thân và con em họ tốt hơn; và

Tảo hôn có thể được ngăn ngừa và sự lây lan bệnh tật như AIDS sẽ giảm đi.

Giáo viên yêu cầu cả lớp tưởng tượng xem cuộc sống của các em sẽ ra sao nếu các trẻ em gái không bao giờ được đi học?

Giáo viên để cho 2-3 học sinh nói về tác động của việc không được đi học.

Giáo viên đưa ví dụ về lợi ích của học tập đối với mọi người, bao gồm cả trẻ em gái. Một số ví dụ như:

Những người được đi học thường khỏe mạnh hơn vì họ sẽ đưa ra những lựa chọn có lợi cho sức khỏe hơn trong cuộc sống và họ cũng tiếp cận được với thông tin về lối sống khỏe mạnh.

Giáo dục chống lại nạn đói. Phụ nữ được học tập sẽ có khả năng có những đứa con được hưởng sự nuôi dưỡng tốt hơn

Giáo dục giúp cứu các sinh mạng của con người. Một đứa trẻ sinh ra bởi một bà mẹ được học tập sẽ có cơ hội sống tới 5 tuổi lớn gấp 2 lần.

Giáo dục giúp ngăn chặn đói nghèo

Giáo viên sẽ hỏi cả lớp xem liệu có công bằng không khi không phải tất cả phụ nữ và trẻ em gái đều được đi học.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi