Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 2261/BGDĐT-GDDT 2023 chính sách phát triển, bảo tồn tiếng nói, chữ viết các dân tộc
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 2261/BGDĐT-GDDT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2261/BGDĐT-GDDT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Ngô Thị Minh |
Ngày ban hành: | 18/05/2023 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Chính sách |
tải Công văn 2261/BGDĐT-GDDT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2261/BGDĐT-GDDT | Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2023 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (theo danh sách đính kèm)
Thực hiện Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24/10/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại Điểm a Khoản 4 Điều 2, Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành quy định về chính sách phát triển, bảo tồn tiếng các dân tộc. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch số 717/KH-BGDĐT ngày 08/5/2023 về việc khảo sát, đánh giá các chính sách phát triển, bảo tồn tiếng nói, chữ viết các dân tộc.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng báo cáo đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển, bảo tồn tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số của địa phương (theo đề cương gửi kèm).
Báo cáo của quý Ủy ban gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục dân tộc) trước ngày 10/6/2023 theo địa chỉ số 35 Đại Cồ Việt, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội; email: [email protected]
Trân trọng./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH SÁCH UBND TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG NHẬN CÔNG VĂN
1 | Vĩnh Phúc | 18 | Sơn La | 35 | Lâm Đồng |
2 | Hà Nội | 19 | Hoà Bình | 36 | Ninh Thuận |
3 | Ninh Bình | 20 | Thanh Hoá | 37 | Bình Phước |
4 | Hải Dương | 21 | Nghệ An | 38 | Đồng Nai |
5 | Hà Giang | 22 | Hà Tĩnh | 39 | Bình Thuận |
6 | Cao Bằng | 23 | Quảng Bình | 40 | Bà Rịa - VT |
7 | Lào Cai | 24 | Quảng Trị | 41 | An Giang |
8 | Bắc Kạn | 25 | TT- Huế | 42 | Vĩnh Long |
9 | Lạng Sơn | 26 | Quảng Nam | 43 | Kiên Giang |
10 | Tuyên Quang | 27 | Quảng Ngãi | 44 | Hậu Giang |
11 | Thái Nguyên | 28 | Bình Định | 45 | Cần Thơ |
12 | Yên Bái | 29 | Phú Yên | 46 | Trà Vinh |
13 | Phú Thọ | 30 | Khánh Hòa | 47 | Sóc Trăng |
14 | Bắc Giang | 31 | Kon Tum | 48 | Bạc Liêu |
15 | Quảng Ninh | 32 | Gia Lai | 49 | Cà Mau |
16 | Lai Châu | 33 | Đắc Nông | 50 | Tây Ninh |
17 | Điện Biên | 34 | Đắc Lắc |
|
|
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN, BẢO TỒN TIẾNG NÓI, CHỮ VIẾT CÁC DÂN TỘC
(Kèm theo công văn số /BGDĐT-GDDT ngày /5/2023)
I. Các chủ trương, chính sách để bảo tồn phát triển tiếng nói, chữ viết các dân tộc
1. Các chủ trương, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phát triển bảo tồn tiếng nói chữ viết đang được triển khai ở địa phương (cần nêu tên các văn bản và cụ thể từng nội dung trong văn bản, ví dụ[1])
2. Tham mưu của các sở, ngành đối với Tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo và các chính sách của địa phương để bảo tồn tiếng nói chữ viết các dân tộc.
II. Thực trạng phát triển, bảo tồn tiếng nói, chữ viết các dân tộc
1. Dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong trường phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên theo Nghị định số 82/2010/NĐ-CP (thống kê theo Biểu 01, năm học 2022-2023)
- Số trường, số lớp, số học sinh học tiếng dân tộc thiểu số;
- Số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên;
- Cơ sở vật chất phục vụ dạy học tiếng dân tộc thiểu số;
- Việc thực hiện chính sách đối với giáo viên, học sinh và cơ sở giáo dục dạy học tiếng dân tộc thiểu số.
2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg (thống kê theo Biểu 02, trong 02 năm 2022 và 2023)
- Số người được đào tạo và cấp Chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số;
- Số cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi được bồi dưỡng và cấp Chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số;
- Việc thực hiện chính sách đối với người dạy, người học và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
3. Thực trạng sử dụng tiếng nói, chữ viết các dân tộc trong cộng đồng, các hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền (ngoài mục 1 và mục 2)
- Các phương thức lưu truyền tiếng dân tộc thiểu số trong cộng đồng;
- Phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số; các hình thức thông tin giáo dục, tuyên truyền, triển lãm, quảng bá tiếng dân tộc thiểu số;
- Phát hành văn hoá phẩm bằng chữ viết của dân tộc thiểu số và bằng song ngữ (Tiếng Việt - Tiếng dân tộc thiểu số);
- Nghiên cứu, khai thác, giới thiệu văn hoá, văn học nghệ thuật bằng tiếng nói, chữ viết các dân tộc.
III. Đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc biên soạn sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số (08 tiếng theo Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT)
1. Các căn cứ để đề xuất
- Nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số của con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn theo từng cấp học, lớp học;
- Trữ lượng văn hóa dân tộc thiểu số đủ mức giàu có, phong phú để xây dựng sách giáo khoa lên đến lớp học phù hợp. Đặc biệt chú ý đến vốn văn học dân gian, văn học viết của dân tộc thiểu số đủ cung cấp ngữ liệu cho việc biên soạn sách giáo khoa;
- Đội ngũ trí thức dân tộc có đủ năng lực và kinh nghiệm trong việc tham gia biên soạn sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số đến cấp học, lớp học phù hợp;
- Đội ngũ giáo viên hiện tại và khả năng đào tạo giáo viên tiếng dân tộc thiểu số đáp ứng nhu cầu dạy học tiếng dân tộc thiểu số đến cấp học, lớp học phù hợp;
- Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, việc thực hiện chính sách đối với người dạy và người học tiếng dân tộc thiểu số.
2. Đề xuất biên soạn sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số theo từng cấp học, lớp học của từng tiếng dân tộc thiểu số quy định tại Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT theo nhu cầu của địa phương (Thống kê theo biểu số 3).
IV. Đánh giá chung
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
3. Sự phù hợp, bất cập của các chính sách hiện nay so với thực tiễn của việc bảo tồn phát triển tiếng nói, chữ viết các dân tộc, và nhu cầu được học, sử dụng tiếng dân tộc thiểu số.
4. Nhiệm vụ giải pháp và đề xuất kiến nghị
UBND TỈNH…
Biểu 01
THỐNG KÊ VỀ DẠY VÀ HỌC TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ NĂM HỌC 2022 - 2023
TT | Dạy tiếng dân tộc | Tiếng dân tộc thiểu số tổ chức dạy trong trường phổ thông của địa phương | ||
Tiếng … | Tiếng … | Tiếng … | ||
1 | Tiểu học |
|
|
|
| Tổng số trường dạy học tiếng dân tộc thiểu số |
|
|
|
Tổng số lớp dạy học tiếng dân tộc thiểu số |
|
|
| |
Tổng số học sinh học tiếng dân tộc thiểu số |
|
|
| |
Trong đó số HS: - Lớp 1 |
|
|
| |
- Lớp 2 |
|
|
| |
- Lớp 3 |
|
|
| |
- Lớp 4 |
|
|
| |
- Lớp 5 |
|
|
| |
Tổng số giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số |
|
|
| |
Giáo viên dạy tiếng dân tộc là người dân tộc thiểu số |
|
|
| |
Số giáo viên có Chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số |
|
|
| |
Số giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo dạy tiếng dân tộc thiểu số |
|
|
| |
2 | Trung học cơ sở |
|
|
|
| Tổng số trường dạy học tiếng dân tộc thiểu số |
|
|
|
Tổng số lớp dạy học tiếng dân tộc thiểu số |
|
|
| |
Tổng số học sinh học tiếng dân tộc thiểu số |
|
|
| |
Trong đó số HS: - Lớp 6 |
|
|
| |
- Lớp 7 |
|
|
| |
- Lớp 8 |
|
|
| |
- Lớp 9 |
|
|
| |
Tổng số giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số |
|
|
| |
Giáo viên dạy tiếng dân tộc là người dân tộc thiểu số |
|
|
| |
Số giáo viên có Chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số |
|
|
| |
Số giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo dạy tiếng dân tộc thiểu số |
|
|
| |
3 | Trung học phổ thông |
|
|
|
| Tổng số trường dạy học tiếng dân tộc thiểu số |
|
|
|
Tổng số lớp dạy học tiếng dân tộc thiểu số |
|
|
| |
Tổng số học sinh học tiếng dân tộc thiểu số |
|
|
| |
Trong đó số HS: - Lớp 10 |
|
|
| |
- Lớp 11 |
|
|
| |
- Lớp 12 |
|
|
| |
Tổng số giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số |
|
|
| |
Giáo viên dạy tiếng dân tộc là người dân tộc thiểu số |
|
|
| |
Số giáo viên có chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số |
|
|
| |
Số giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo dạy tiếng dân tộc thiểu số |
|
|
|
Người lập biểu | ngày…tháng ….năm 2023 |
Biểu 02
THỐNG KÊ VỀ BỒI DƯỠNG TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ CHO CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC (theo Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg)
Năm | Tiếng DTTS | Số lớp bồi dưỡng | Số giáo viên tham gia giảng dạy | Số học viên tham gia bồi dưỡng | Số học viên được cấp chứng chỉ | Ghi chú |
2022 | Tiếng ... |
|
|
|
|
|
Tiếng ... |
|
|
|
|
| |
Tiếng ... |
|
|
|
|
| |
Tiếng ... |
|
|
|
|
| |
2023 | Tiếng ... |
|
|
|
|
|
Tiếng ... |
|
|
|
|
| |
Tiếng ... |
|
|
|
|
| |
Tiếng ... |
|
|
|
|
| |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu | ngày…tháng ….năm 2023 |
Biểu 03
ĐỀ XUẤT BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ THEO TỪNG CẤP HỌC, LỚP HỌC
STT | Môn học | Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 |
1 | Tiếng Bahnar |
|
|
|
|
|
|
|
2 | Tiếng Chăm |
|
|
|
|
|
|
|
3 | Tiếng Êđê |
|
|
|
|
|
|
|
4 | Tiếng Jrai |
|
|
|
|
|
|
|
5 | Tiếng Khmer |
|
|
|
|
|
|
|
6 | Tiếng Mông |
|
|
|
|
|
|
|
7 | Tiếng Mnông |
|
|
|
|
|
|
|
8 | Tiếng Thái |
|
|
|
|
|
|
|
Người lập biểu | ngày…tháng ….năm 2023 |
_________________
1 - Khoản 3 Điều 5 Hiến pháp năm 2013 quy định “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình” .
- Khoản 2 Điều 21 Luật di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định “Dạy tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo yêu cầu công việc; dạy tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số cho học sinh người dân tộc thiểu số theo quy định của Luật giáo dục; xuất bản sách, báo, thực hiện các chương trình phát thanh, truyền hình, sân khấu bằng tiếng dân tộc thiểu số”.
- Khoản 2 Điều 11 Luật Giáo dục năm 2019 quy định “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình theo quy định của Chính phủ”.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây