Công văn 2237/BNV-TCBC của Bộ Nội vụ về việc quản lý nhà nước đối với trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 2237/BNV-TCBC

Công văn 2237/BNV-TCBC của Bộ Nội vụ về việc quản lý nhà nước đối với trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện
Cơ quan ban hành: Bộ Nội vụSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:2237/BNV-TCBCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Đặng Quốc Tiến
Ngày ban hành:05/09/2005Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ
_______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

Số: 2237/BNV-TCBC
V/v quản lý nhà nước đối với trung tâm GDTX cấp huyện

Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2005

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

Sau khi nghiên cứu đơn của Giám đốc các Trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố Hải Phòng hỏi về quản lý nhà nước của Phòng Giáo dục đối với Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, quy định tại Điểm 3 Điều 7 Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, chưa đúng với tinh thần Điều 88, Điều 102 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. Bộ Nội vụ có ý kiến như sau:

1. Điều 1 Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định phạm vi và đối tượng điều chỉnh các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (trong đó có Phòng Giáo dục) là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực trên địa bàn cấp huyện và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật; các tổ chức sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức sự nghiệp thuộc Sở không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này;

Với quy định phạm vi và đối tượng như trên nhằm tách chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan chuyên môn với hoạt động dịch vụ công của các đơn vị sự nghiệp theo tinh thần cải cách hành chính;

2. Nội dung quản lý nhà nước nói chung của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (trong đó có Phòng Giáo dục) được quy định tại Điều 4 Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ và đã được cụ thể hóa tại Thông tư Liên tịch số 21/2004/TTLT/BGD&ĐT-BNV ngày 23/7/2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương; Do đó cần xác định rõ nội dung quản lý nhà nước khác với việc phân công trực tiếp quản lý các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công và Nghị định này cũng không quy định Phòng Giáo dục quản lý trực tiếp các trường công lập. Mặt khác xin lưu ý rằng: việc quản lý nhà nước về giáo dục ở cấp huyện được thực hiện cho cả các tổ chức sự nghiệp trong và ngoài công lập đóng trên địa bàn;

3. Việc phân cấp quản lý cơ sở giáo dục trên địa bàn căn cứ vào Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 và do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở quy hoạch mạng lưới và kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Bảo đảm nguyên tắc hiệu quả, việc nào, cấp nào sát thực tế hơn, giải quyết kịp thời và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức và nhân dân thì giao cho cấp đó quản lý.

Vì vậy quy định như Khoản 3 Điều 7 của Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ là đúng với Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003; phù hợp với Nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30/8/2000 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục, Nghị định số 166/2004/NĐ-CP ngày 16/9/2004 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và phù hợp với Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 của Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các văn bản này đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, thẩm quyền và thể hiện sự phân cấp quản lý của cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương, không có sự chồng chéo và mâu thuẫn với nhau.

 

Trên đây là ý kiến của Bộ Nội vụ để Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng biết và chỉ đạo thực hiện./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở Nội vụ;
- Sở Giáo dục và Đào tao;
- Lưu VT, TCBC.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đặng Quốc Tiến

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi