Công văn 2196/BTP-PBGDPL của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường năm 2014

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 2196/BTP-PBGDPL

Công văn 2196/BTP-PBGDPL của Bộ Tư pháp về hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường năm 2014
Cơ quan ban hành: Bộ Tư phápSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:2196/BTP-PBGDPLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Thúy Hiền
Ngày ban hành:06/05/2014Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
___________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Số: 2196/BTP-PBGDPL
V/v hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường năm 2014

Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2014

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Để triển khai thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW; Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI), Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” (ban hành kèm theo Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ), Bộ Tư pháp trân trọng đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là các Bộ, Ngành, Địa phương) chỉ đạo các nhà trường thuộc phạm vi quản lý có giải pháp cụ thể để đổi mới nội dung, hình thức, tích cực triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

1. Tổ chức triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ về phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi trách nhiệm của nhà trường theo Điều 23, 24, 28, 30 và Điều 31 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các Chương trình, Kế hoạch, Đề án khác về phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ, Ngành, Địa phương theo Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 9/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI); hoàn thiện sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu giảng dạy các môn học chuyên ngành luật hoặc môn học pháp luật trong nhà trường phù hợp với người học, cấp học và trình độ đào tạo; xây dựng, chuẩn hóa, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên giảng dạy các môn chuyên ngành luật, giáo viên dạy môn học pháp luật, môn học giáo dục công dân; tổ chức tốt việc dạy và học pháp luật trong nhà trường; tích cực, chủ động tham gia, khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên của nhà trường tham gia làm báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân tại địa phương, nhất là các đối tượng đặc thù và trên các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, Ngành, Địa phương.

2. Hàng năm, căn cứ vào Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, của Bộ, Ngành, Địa phương nơi nhà trường đặt trụ sở, nhu cầu giảng dạy của nhà trường để xác định nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên, nhất là thông qua các hoạt động ngoại khóa[1] cho học sinh, sinh viên, gắn hoạt động giảng dạy, học tập pháp luật với rèn luyện kỹ năng cho học sinh, sinh viên nhằm củng cố kiến thức pháp luật đã học trong chương trình chính khóa; tiếp tục xây dựng, củng cố, nhân rộng mô hình “Câu lạc bộ pháp luật” và các loại hình Câu lạc bộ khác tại các nhà trường để tạo điều kiện cho giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên tham gia sinh hoạt, phổ biến, giáo dục pháp luật. Tiếp tục rà soát, bổ sung các đầu sách pháp luật mới cho Thư viện, Tủ sách pháp luật của nhà trường để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dạy và học pháp luật trong nhà trường theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Thư viện, Tủ sách pháp luật của nhà trường trong phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, truyền bá văn hóa pháp lý, tham gia hỗ trợ hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống.

3. Tiếp tục triển khai thực hiện có chất lượng, hiệu quả Đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường (ban hành kèm theo Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ), Kế hoạch thực hiện Đề án 1928 giai đoạn 2013-2016 (ban hành kèm theo Quyết định số 1141/QĐ-BĐHĐA ngày 29/3/2013 của Trưởng ban Điều hành Đề án) và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như hướng dẫn của Bộ, Ngành, Địa phương nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, phát huy vai trò của nhà trường trong công tác phổ biến pháp luật và trong tổ chức thực thi pháp luật; gắn việc triển khai thực hiện Đề án với việc triển khai thực hiện Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) và Chương trình, đề án về đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa, tài liệu (2014-2015). Đối với Địa phương, cần lồng ghép việc triển khai thực hiện Đề án với Chương trình, Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm của địa phương và các Chương trình, Đề án, Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật có liên quan.

4. Tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (theo Quyết định số 251/QĐ-TTg ngày 13/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 416/QĐ-BTP ngày 24/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp), Luật đất đai (theo Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ), Luật giáo dục quốc phòng và an ninh (theo Quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 14/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó, chú trọng rà soát, chỉnh lý, bổ sung sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu nghiên cứu, giảng dạy, sách tham khảo về Hiến pháp, Luật đất đai và các tài liệu có liên quan; quán triệt, phổ biến nội dung cơ bản của Hiến pháp đến toàn thể cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên của nhà trường, đồng thời khuyến khích, động viên các đối tượng này tham gia cuộc thi "Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan tổ chức.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo cơ quan Tư pháp địa phương phối hợp với cơ quan Giáo dục và Đào tạo cùng cấp triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT-BGDĐT-BTP ngày 16/11/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, bảo đảm thực hiện có hiệu quả các nội dung phối hợp quy định trong Thông tư; định kỳ giao ban hàng năm để đánh giá kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học; kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập, những vấn đề mới phát sinh để kiến nghị liên Bộ có biện pháp tháo gỡ.

Căn cứ vào hướng dẫn trên đây, đề nghị các Bộ, Ngành, Địa phương tích cực, chủ động chỉ đạo các nhà trường trực thuộc tổ chức triển khai, định kỳ kiểm tra, đánh giá, tổng hợp thông tin, báo cáo kết quả thực hiện trong báo cáo chung về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm, gửi về Bộ Tư pháp (qua Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật). Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, bất cập hoặc vấn đề mới phát sinh, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, số điện thoại 04.62739469) để nghiên cứu, hướng dẫn.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (để báo cáo);
- Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để thực hiện);
- Lưu: VT, Vụ PBGDPL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thúy Hiền

 

_____________

 

[1] Theo Chương trình công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa cho học sinh, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn năm 2013 - 2016 (Ban hành kèm theo Quyết định số 366/QĐ-BGDĐT ngày 27/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo).

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi