Công văn 19/BXD-TCCB của Bộ Xây dựng về việc chuẩn bị nội dung báo cáo Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc Hội
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 19/BXD-TCCB
Cơ quan ban hành: | Bộ Xây dựng |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 19/BXD-TCCB |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Uông Đình Chất |
Ngày ban hành: | 15/01/2010 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
tải Công văn 19/BXD-TCCB
BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/BXD-TCCB | Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2010 |
Kính gửi: Các trường đại học, cao đẳng thuộc Bộ.
Bộ Xây dựng nhận được văn số 03/VPQH-TH ngày 04/01/2010 của Văn phòng Quốc hội đề nghị báo cáo chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học trong các trường đại học”. Để chuẩn bị số liệu làm việc với đoàn Giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về đào tạo đại học và cao đẳng, đề nghị các Trường chuẩn bị báo cáo theo các nội dung sau:
1. Đánh giá chung những kết quả đạt được, những hạn chế và phân tích nguyên nhân hạn chế của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học, cao đẳng, tập trung vào những nội dung chính sau:
- Số lượng, chất lượng, hiệu quả và tiến độ ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn thi hành;
- Tính đồng bộ, khả thi, hội nhập quốc tế của các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành (trong đó chú trọng đến những tồn tại, bất cập của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan, những quy định chồng chép không còn phù hợp cần sửa đổi, bổ sung và những văn bản cần tiếp tục ban hành trong thời gian tới).
2. Đánh giá cụ thể trên các mặt hoạt động của trường:
- Đánh giá về chính sách pháp luật về phân cấp quản lý; xử lý vi phạm; quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng; các cơ sở đào tạo có yếu tố nước ngoài, liên kết quốc tế.
- Đánh giá thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư tài chính từ các nguồn cho giáo dục đại học:
+ Cơ chế, phương thức phân bổ ngân sách của các cơ quan; tình hình triển khai các dự án đầu tư từ các nguồn kinh phí khác nhau: Ngân sách cấp trên theo chỉ tiêu tuyển sinh; chương trình mục tiêu; nghiên cứu khoa học…
+ Việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý và sử dụng tài chính (theo quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ); vai trò, trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Hội đồng trường, Hiệu trưởng.
+ Công tác xã hội hoá trong giáo dục đại học: huy động vốn đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất, chính sách ưu tiên về đất đai và thuế…
+ Việc quản lý và hiệu quả đầu tư, sử dụng ngân sách Nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác (bao gồm đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị; định mức, tỷ lệ đầu tư/sinh viên, đầu tư cho nghiên cứu khoa học; chi thường xuyên…); việc thực hiện kiểm tra, giám sát và công khai tài chính của nhà trường.
+ Đánh giá công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư và tài chính với giáo dục đại học. Đánh giá chính sách đối với người học, bao gồm chính sách tín dụng cho sinh viên, cơ chế chính sách miễn giảm học phí…
- Đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo:
+ Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và NCKH (đối chiếu với tiêu chuẩn quốc gia): diện tích (m2/sv) phòng học, phòng thực hành thí nghiệm, ký túc xá sinh viên, phòng làm việc của cán bộ, giảng viên...; diện tích thư viện, số lượng đầu sách, số lượng bản sách, số lượng giáo trình/chuyên ngành đào tạo...
+ Đội ngũ giảng viên: Số lượng, cơ cấu chuyên môn, trình độ; tỷ lệ sinh viên/giảng viên; số lượng trình độ cán bộ hướng dẫn học viên cao học, nghiên cứu sinh; tỷ lệ học sinh cao học, nghiên cứu sinh/cán bộ hướng dẫn; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơ chế chính sách đãi ngộ, thu hút.
+ Tình hình tổ chức và quản lý đào tạo (tuyển sinh; chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy, học tập, công tác sinh viên; kiểm tra đánh giá và cấp văn bằng; tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp.
+ Công tác nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo và phát triển kinh tế xã hội; tỷ lệ cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học; tỷ lệ đầu tư kinh phí; số lượng đề tài, dự án các cấp; kết quả nghiên cứu khoa học.
+ Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm; tỷ lệ sinh viên làm đúng ngành nghề được đào tạo, khả năng đáp ứng nhu cấu (số lương, chất lượng) về nguồn nhân lực của kinh tế xã hội.
+ Đánh giá công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan quản lý Nhà nước về đảm bảo chất lượng đào tạo, việc xử lý sau kiểm tra, thanh tra; đánh giá công tác kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo: tiêu trí, quy trình kiểm định, tổ chức thực hiện và kết quả kiểm định; công bố và sử dụng kết quả đó trong phân loại chất lượng đào tạo của các trường đại học, cao đẳng.
Kiến nghị về các nội dung trên.
(Số liệu báo cáo tính từ năm 1998 đến hết năm 2009, tập trung vào năm 2003-2009). Các Trường gửi báo cáo bằng văn bản về Bộ (Vụ TCCB) trước ngày 01/02/2010. Email (bvdungbxd@gmail.com; tienvtccbbxd@yahoo.com.vn)./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây