Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 137/TCGDNN-BQL của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về việc hướng dẫn xây dựng Dự án đầu tư ngành, nghề trọng điểm đến 2020
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 137/TCGDNN-BQL
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 137/TCGDNN-BQL | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Hồng Minh |
Ngày ban hành: | 19/01/2018 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
tải Công văn 137/TCGDNN-BQL
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 137/TCGDNN-BQL | Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2018 |
Kính gửi: |
Các trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm tại Quyết định số 1836/QĐ-LĐTBXH ngày 27/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020; Thông tư số 103/TT-BTC ngày 05/10/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình Mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1836/QĐ-LĐTBXH ngày 27/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt ngành, nghề trọng điểm; trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hướng dẫn các trường xây dựng dự án đầu tư ngành, nghề trọng điểm đến 2020 như sau:
I. Về xây dựng dự án đầu tư
Việc lập dự án đầu tư được thực hiện theo quy định về quản lý dự án đầu tư (theo mẫu dự án đầu tư kèm theo Phụ lục 01 của Công văn này), trong đó lưu ý một số nội dung sau:
1. Tổ chức đánh giá thực trạng các Điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo của các ngành, nghề trọng điểm được phê duyệt (về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; Chương trình, giáo trình; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học...). Phân tích, đánh giá kết quả tuyển sinh, đào tạo và kết quả tốt nghiệp có việc làm hàng năm trong giai đoạn 2013-2017. Xác định quy mô đào tạo hàng năm đến năm 2020 cho từng ngành, nghề trọng điểm ở từng cấp độ (quốc tế, khu vực ASEAN và quốc gia) trên cơ sở dự báo nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các ngành, nghề trọng điểm đến 2020 phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương, vùng, ngành, lĩnh vực, thị trường lao động trong và ngoài nước.
2. Căn cứ thực trạng và quy mô đào tạo dự kiến của ngành, nghề trọng điểm đề xuất Mục tiêu, nhiệm vụ của dự án bảo đảm phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách, cụ thể
a. Về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học
Căn cứ các nội dung, nhiệm vụ được phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 20/6/2017, Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 31/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 978/QĐ-LĐTBXH ngày 26/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các văn bản hướng dẫn hiện hành để xây dựng các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy và học tại nhà trường bảo đảm kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu chung của toàn lĩnh vực.
b. Về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo
- Các trường căn cứ vào thực trạng cơ sở vật chất thiết bị đào tạo hiện có; tiêu chuẩn kỹ năng nghề; quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với từng ngành, nghề đào tạo và từng trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp; Chương trình đào tạo; quy mô đào tạo; quy định danh Mục thiết bị đào tạo tối thiểu cho từng ngành, nghề theo trình độ, cấp độ đào tạo tương ứng hoặc tham khảo danh Mục thiết bị dạy nghề tối thiểu của từng ngành, nghề (nếu có)... để xác định nội dung về đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo cho từng ngành, nghề trọng điểm.
- Riêng các ngành, nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN ngoài các căn cứ nêu trên, đề nghị các trường trên cơ sở các bộ Chương trình được chuyển giao từ nước ngoài để xác định nội dung đầu tư cho phù hợp.
- Đối với nội dung đầu tư cải tạo, sửa chữa một số hạng Mục công trình nhà xưởng thực hành nếu sử dụng từ Ngân sách trung ương thông qua Dự án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp” được phép sử dụng tối đa bằng 30% vốn sự nghiệp giao cho đơn vị để thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và không quá 7 tỷ đồng/trường, cơ sở; hàng năm thực hiện theo hướng dẫn chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyên môn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
c. Về xây dựng Chương trình, giáo trình
Các trường căn cứ vào quy trình, phương pháp xây dựng Chương trình, giáo trình (quy định tại Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) và quy định nội dung chi, mức chi (quy định tại Thông tư 103/2017/TT-BTC ngày 05/10/2017 của Bộ Tài chính) để xác định nội dung, chi phí thực hiện cho phù hợp (Ngân sách trung ương từ Dự án không hỗ trợ cho nội dung này).
d. Về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý
Trên cơ sở thực trạng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý của từng ngành, nghề trọng điểm; quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp và cán bộ quản lý, các trường xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng quy mô đào tạo hàng năm đến năm 2020 cho từng ngành, nghề trọng điểm ở từng cấp độ (Mẫu hướng dẫn kèm theo Phụ lục 02 của Công văn này) xây dựng chi phí đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý trên cơ sở nội dung chi và mức chi theo quy định tại Thông tư 103/2017/TT-BTC ngày 05/10/2017 của Bộ Tài chính cho phù hợp. Về đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài cho nhà giáo giảng dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ... đáp ứng yêu cầu giảng dạy các Chương trình được chuyển giao từ nước ngoài sẽ tổ chức thực hiện tập trung tại Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
3. Về nguồn vốn đầu tư và tiến độ thực hiện
Các Bộ, ngành, địa phương và các trường chịu trách nhiệm chính và chủ yếu trong việc huy động và bảo đảm các nguồn lực để đầu tư đồng bộ cho ngành, nghề trọng điểm. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp sẽ đề xuất cấp có thẩm quyền hỗ trợ kinh phí Ngân sách trung ương từ Dự án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp” và các Chương trình, dự án khác có liên quan trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp để đầu tư cho ngành, nghề trọng điểm của các trường. Mức hỗ trợ cụ thể tùy thuộc vào khả năng cân đối của Ngân sách trung ương hàng năm phân bổ cho Dự án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp”.
- Trong xây dựng dự án cần xác định rõ nguồn vốn đầu tư cho từng nội dung, nhiệm vụ của dự án từ các nguồn: Vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động; Vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung; vốn ODA; Ngân sách của các Bộ/ngành/đoàn thể/địa phương; Thu sự nghiệp của trường; Các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Xác định cụ thể tiến độ thực hiện dự án theo từng năm để đạt được các Mục tiêu đối với các nội dung của dự án đầu tư.
II. Về thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
Các Bộ, ngành, địa phương căn cứ nội dung tại Công văn này tổ chức hướng dẫn cụ thể cho các trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm lập dự án đầu tư theo quy định.
- Về thẩm định, phê duyệt dự án: Các trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm lập dự án đầu tư của từng ngành, nghề trọng điểm, gửi cơ quan chủ quản của các trường (là các Bộ, ngành, địa phương) để gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyên môn trước khi phê duyệt theo quy định.
- Dự án đầu tư sau khi phê duyệt gửi về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trước ngày 31/5/2018 để tổng hợp, theo dõi và xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (qua Ban Quản lý dự án Giáo dục nghề nghiệp vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia, Chương trình Mục tiêu, điện thoại: 0243.9740.362, email: [email protected]) để được hướng dẫn thêm./.
Nơi nhận: | TỔNG CỤC TRƯỞNG |