Công văn 1113/BGDĐT-GDTrH 2020 hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 1113/BGDĐT-GDTrH
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1113/BGDĐT-GDTrH |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Nguyễn Hữu Độ |
Ngày ban hành: | 30/03/2020 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, COVID-19 |
tải Công văn 1113/BGDĐT-GDTrH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _________ Số: 1113/BGDĐT-GDTrH V/v Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kì II năm học 2019-2020 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2020
|
Kính gửi:
- Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố;
- Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 13/3/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành Quyết định số 736/QĐ-BGDĐT điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng cho năm học 2019-2020; ngày 25/3/2020 Bộ GDĐT đã ban hành Công văn số 1061/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn dạy học qua Internet, trên truyền hình cho học sinh phổ thông trong thời gian học sinh nghỉ học ở trường vì dịch COVID-19 năm học 2019-2020. Để bảo đảm hoàn thành chương trình giáo dục và kết thúc năm học, tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GDĐT hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học của học kì II năm học 2019-2020. Cụ thể như sau:
1. Tiếp tục thực hiện Công văn số 5842/BGDĐT-GDTrH ngày 01/9/2011 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông và thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học kèm theo Công văn này để dạy và học phù hợp với thời gian còn lại của năm học 2019-2020.
Đối với các môn thực hiện theo chương trình nâng cao, cơ sở giáo dục trung học căn cứ vào nội dung Công văn này để chủ động điều chỉnh nội dung dạy học tương ứng, phù hợp theo đặc thù của môn học.
Đối với các môn học Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục, cơ sở giáo dục trung học chủ động điều chỉnh nội dung và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn của cơ sở giáo dục.
2. Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung kiến thức đã tinh giản theo Công văn số 5842/BGDĐT-GDTrH ngày 01/9/2011 và các nội dung “Không dạy”; “Không làm"; “Không thực hiện”; “Khuyến khích học sinh tự học (tự đọc, tự xem, tự làm, tự thực hiện)" theo hướng dẫn tại Công văn này.
Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng dẫn tại Công văn này, đồng thời vẫn tiếp tục thực hiện Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có góp ý thêm hoặc có vướng mắc, đề nghị Sở GDĐT báo cáo về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Trung học) bằng văn bản và gửi qua email: vugdtrh@moet.gov.vn để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận: - Như trên; - Bộ trưởng (để b/c); - Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo); - Các Cục, Vụ, Viện KHGDVN; - Lưu: VT, Vụ GDTrH. | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hữu Độ |
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN CÔNG NGHỆ
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 6
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Chương III. NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH | Bài 18. Các phương pháp chế biến thực phẩm | Mục I. Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt Tiểu mục 1b; 4a | Không dạy |
Mục I. Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt Tiểu mục 1a; 1c; 4b; 4c. | Tự học có hướng dẫn | |||
2 | - Bài 19. Thực hành: Trộn dầu giấm Rau xà lách - Bài 20. Thực hành: Trộn hỗn hợp Nộm rau muống | Hai bài | Tích hợp thành một chủ đề | |
3 | Bài 21. Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc. | |
4 | Bài 22. Quy trình tổ chức bữa ăn | Mục III. Chế biến món ăn | Không dạy | |
Mục IV. Bày bàn và thu dọn sau khi ăn | Tự học có hướng dẫn | |||
Mục I, II | Tích hợp với bài 23 | |||
5 | Bài 23. Thực hành: Xây dựng thực đơn | Cả bài | Tích hợp với bài 22 | |
6 | Bài 24. Thực hành: Tỉa hoa trang trí món ăn từ một số loại rau, củ, quả | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc và thực hành ở nhà. | |
7 | Bài: Ôn tập | Cả bài | Hướng dẫn học sinh tự ôn tập. | |
8 | Chương IV. THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH | - Bài 25. Thu nhập của gia đình - Bài 26. Chi tiêu trong gia đình - Bài 27. Thực hành: Bài tập tình huống về thu, chi trong gia đình | Cả bài | Tích hợp thành một chủ đề |
2. Lớp 7
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
Phần 2. Lâm nghiệp | ||||
1 | Chương I. KĨ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RỪNG | Bài 25. Thực hành Gieo hạt và cấy cây vào bầu đất | Cả bài | Hướng dẫn học sinh tự đọc và thực hành ở nhà. |
2 | - Bài 26. Trồng cây rừng - Bài 27. Chăm sóc rừng sau khi trồng | Hai bài | Tích hợp thành chủ đề: “Trồng và chăm sóc cây rừng” | |
3 | Chương II. KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ RỪNG | Bài 28. Khai thác rừng | - Mục I. Các loại khai thác rừng - Mục II. Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay. | Tích hợp với bài 29 |
Mục III. Phục hồi rừng sau khai thác | - Khuyến khích học sinh tự đọc. | |||
4 | Bài 29. Bảo vệ và khoanh nuôi rừng | Cả bài | Tích hợp với mục I, II (bài 28) thành chủ đề: “Khai thác và bảo vệ rừng” | |
Phần 3. Chăn nuôi | ||||
5 | Chương I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT CHĂN NUÔI | Bài 30. Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi | Mục I. Khái niệm về giống vật nuôi | Tích hợp với bài 31 |
Mục II. Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta | Không dạy | |||
6 | Bài 31. Giống vật nuôi | Mục I. Khái niệm về giống vật nuôi | Không dạy | |
| Mục II. Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi | Tích hợp mục I (bài 30) thành chủ đề: “Vai trò của ngành chăn nuôi và giống vật nuôi”. | ||
7 | Bài 32. Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi | - Mục I. Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi - Mục III. Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi | Tích hợp với bài 33 | |
Mục II. Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi | Không dạy | |||
8 | Bài 33. Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi | - Mục I. Khái niệm về chọn giống vật nuôi - Mục II. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi | Tích hợp mục I, III (bài 32) với mục I (bài 34) thành chủ đề “Chọn lọc giống vật nuôi” | |
Mục III. Quản lí giống vật nuôi | Không dạy | |||
9 | Bài 34. Nhân giống vật nuôi | Mục I. Chọn phối | Tích hợp với bài 33 | |
Mục II. Nhân giống thuần chủng | Không dạy | |||
10 | Bài 35. Thực hành: Nhận biết và chọn một số giống gà qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều | - Mục I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết - Mục II. Quy trình thực hành Bước 1. Nhận xét ngoại hình - Mục III. Thực hành | Tích hợp với bài 36 | |
| Mục II: Quy trình thực hành Bước 2: Đo một số chiều đo để chọn gà mái | Không dạy | ||
11 | Bài 36. Thực hành: Nhận biết một số giống lợn (heo) qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều | - Mục I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết - Mục II. Quy trình thực hành Bước 2. Đo một số chiều đo | Không dạy | |
- Mục II. Quy trình thực hành Bước 1. Quan sát đặc điểm ngoại hình - Mục III. Thực hành | Tích hợp mục I, II. bước 1 với mục III (bài 35) thành chủ đề: “Nhận biết một số giống gà, lợn (heo) qua quan sát ngoại hình” | |||
12 | - Bài 41. Thực hành: Chế biến thức ăn họ đậu bằng nhiệt - Bài 42. Thực hành: Chế biến thức ăn giàu gluxit bằng men | Hai bài | Tích hợp thành chủ đề. Hướng dẫn học sinh thực hành ở nhà. Học sinh thực hành và báo cáo kết quả. | |
13 | Chương II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI | - Bài 44. Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi - Bài 45. Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi - Bài 46. Phòng, trị bệnh cho vật nuôi | Ba bài | Tích hợp thành chủ đề: “Nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho vật nuôi.” |
14 | Bài 47. Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
Phần 4. Thủy sản | ||||
15 | Chương I. ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT NUÔI THỦY SẢN | - Bài 50. Môi trường nuôi thủy sản - Bài 51. Thực hành: Xác định nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôi thủy sản | Hai bài | Tích hợp thành chủ đề: “Môi trường nuôi thủy sản” |
16 | - Bài 52. Thức ăn của động vật thủy sản (tôm, cá) - Bài 53. Thực hành: Quan sát để nhận biết các loại thức ăn của động vật thủy sản (tôm, cá) | Hai bài | Tích hợp thành chủ đề: “Thức ăn của động vật thủy sản” | |
17 | Chương II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI THỦY SẢN | Bài 55: Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản | Cả bài | Tự học có hướng dẫn |
3. Lớp 8
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Chương VII. ĐỒ DÙNG ĐIỆN GIA ĐÌNH | Bài 39. Đèn huỳnh quang | Mục III. So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang | Khuyến khích học sinh tự đọc |
- Mục I. Đèn ống huỳnh quang - Mục II. Đèn Compac huỳnh quang | Tích hợp với bài 40 | |||
2 | Bài 40. Thực hành: Đèn ống huỳnh quang | Cả bài | Tích hợp với mục I, II (bài 39) thành chủ đề: “Đèn huỳnh quang” | |
3 | Bài 41. Đồ dùng loại điện nhiệt: Bàn là điện | Mục I. Đồ dùng loại điện - nhiệt. Tiểu mục 2. Dây đốt nóng | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
- Mục I.1. Nguyên lý làm việc - Mục II. Bàn là điện | Tích hợp với bài 42 | |||
| Bài 42. Bếp điện, nồi cơm điện | Mục I. Bếp điện | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
4 | Mục II. Nồi cơm điện | Tích hợp với mục I.1, II (bài 41) thành chủ đề: “Đồ dùng loại điện - nhiệt” | ||
5 | Bài 44. Đồ dùng loại điện - cơ: Quạt điện, máy bơm nước | Mục I. Động cơ điện một pha. Tiểu mục: 2. Nguyên lí làm việc 3. Các số liệu kĩ thuật | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
| - Mục I.1. Cấu tạo - Mục I.4. Sử dụng - Mục II. Quạt điện - Mục III. Máy bơm nước | Tích hợp với bài 45 | ||
6 | Bài 45. Thực hành: Quạt điện | Cả bài | Tích hợp với mục I.1, I.4, II, III (bài 44) thành chủ đề: “Đồ dùng loại điện - cơ” | |
7 | Chương VIII MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ | Bài 53. Thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà | Mục II. Áp tô mát | Hướng dẫn học sinh tự học |
Mục I. Cầu chì | Tích hợp với bài 54 | |||
8 | Bài 54. Thực hành: Cầu chì | Cả bài | Tích hợp mục I (bài 53) thành chủ đề: “Thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà”. | |
9 | Bài 55. Sơ đồ điện | Mục 2. Một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện | Tự học có hướng dẫn | |
Mục 1. Sơ đồ điện là gì? Mục 3. Phân loại sơ đồ điện | Tích hợp với bài 58 | |||
10 | Bài 58. Thiết kế mạch điện | Cả bài | Tích hợp mục 1, 3 (bài 55) thành chủ đề |
4. Lớp 9
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Các mô đun: 1) Cắt may 2) Lắp đặt mạng điện trong nhà 3) Nấu ăn 4) Sửa chữa xe đạp 5) Trồng cây ăn quả | Các bài dạy trong học kì II | - Những nội dung lí thuyết đơn giản, dễ hiểu. - Những nội dung thực hành có thể thực hiện được cả ở trường và ở nhà | - Lựa chọn nội dung phù hợp với từng địa phương và đối tượng học sinh sao cho thuận lợi trong việc tự học ở nhà, và hướng dẫn học sinh tự học - Hướng dẫn học sinh nội dung thực hành ở nhà. Học sinh thực hành và báo cáo kết quả |
______________________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN CÔNG NGHỆ
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 10
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Chương 3 BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM, THỦY SẢN | Bài 41. Bảo quản hạt, củ làm giống | - Mục I.1. Tiêu chuẩn hạt giống - Mục II. Bảo quản củ giống. | Khuyến khích học sinh tự đọc |
- Mục I.2. Các phương pháp bảo quản hạt giống - Mục I.3. Quy trình bảo quản hạt giống - Mục II. Bảo quản củ giống | Tích hợp vào bài 44 | |||
2 | Bài 42. Bảo quản lương thực, thực phẩm
| Mục I.2. Bảo quản khoai lang, sắn (củ mì). | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
- Mục I.1. Bảo quản thóc, ngô | Tích hợp vào bài 44 | |||
3
| - Mục II. Bảo quản rau, hoa, quả tươi |
| ||
Bài 44. Chế biến lương thực, thực phẩm | Mục I. Chế biến gạo từ thóc | Tích hợp với mục I.2, I.3, II (bài 41), mục I.1, II (bài 42) thành chủ đề: “Bảo quản, chế biến sản phẩm cây trồng”. | ||
Mục II. Chế biến sắn (khoai mì). | Khuyến khích học sinh tự đọc | |||
4 | - Bài 45. Thực hành: Chế biến xiro từ quả - Bài 47. Thực hành : Làm sữa chua hoặc sữa đậu nành bằng phương pháp đơn giản | Hai bài | Khuyến khích học sinh tự đọc và thực hành tại gia đình. | |
5 | Chương 4. DOANH NGHIỆP VÀ LỰA CHỌN LĨNH VỰC KINH DOANH | - Bài 50. Doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Bài 51. Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh - Bài 52. Thực hành : Lựa chọn cơ hội kinh doanh | Ba bài | Tích hợp thành chủ đề |
6 | Chương 5 TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP | - Bài 53. Xác định kế hoạch kinh doanh - Bài 55. Quản lý doanh nghiệp. - Bài 56. Thực hành: Xây dựng kế hoạch kinh doanh | Ba bài | Tích hợp thành chủ đề |
7 | Bài 54. Thành lập doanh nghiệp | Mục II. Triển khai việc thành lập doanh nghiệp. Tiểu mục 2. Đăng kí kinh doanh cho doanh nghiệp | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
8 | Chủ đề HƯỚNG NGHIỆP | Chủ đề Hướng nghiệp (6 tiết) |
| Lựa chọn nội dung hướng nghiệp phù hợp tích hợp vào các Chương 3, 4, 5 (mỗi chương 1 tiết). |
2. Lớp 11
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Chương 3 VẬT LIỆU CƠ KHÍ VÀ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI | Bài 16. Công nghệ chế tạo phôi | Mục III. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp hàn | Khuyến khích học sinh tự đọc |
2 | Chương 5 ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG | Bài 20. Khái quát về động cơ đốt trong | Mục I. Sơ lược lịch sử phát triển động cơ đốt trong. | Không dạy |
- Mục II. Khái niệm và phân loại động cơ đốt trong - Mục III. Cấu tạo chung của động cơ đốt trong. | Tích hợp vào bài 21 | |||
3 | Bài 21. Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong | - Mục I. Một số khái niệm cơ bản. - Mục II. Nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì | Tích hợp mục II, III (bài 20) thành chủ đề: “Khái quát về động cơ đốt trong”. | |
Mục III. Nguyên lí làm việc của động cơ 2 kì. | Khuyến khích học sinh tự đọc | |||
4 | Chương 6 CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG | Bài 22. Thân máy và nắp máy | Cả bài | Không dạy |
5 | Bài 30. Hệ thống khởi động | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
6 | Chương 7 ỨNG DỤNG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG | Bài 33. Động cơ đốt trong dùng cho ô tô | Mục II. Đặc điểm của hệ thống truyền lực trên ô tô. Tiểu mục 4. Các bộ phận chính của hệ thống truyền lực | Khuyến khích học sinh tự đọc |
3. Lớp 12
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 2 | Chương 4 MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG | Bài 18. Máy tăng âm | Cả bài | Không dạy |
Bài 21. Thực hành: Mạch khuếch đại âm tần. | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
3 | Chương 5 MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA | Bài 23. Mạch điện xoay chiều ba pha | - Mục III. Sơ đồ mạch điện ba pha - Mục IV. Ưu điểm của mạch điện ba pha bốn dây | Khuyến khích học sinh tự đọc |
4 | Chương 7 MẠNG ĐIỆN SẢN XUẤT QUY MÔ NHỎ | Bài 28. Mạng điện sản xuất quy mô nhỏ | Cả bài | Không dạy |
__________________________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN ĐỊA LÍ
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 6
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 16. Thực hành. Đọc bản đồ địa hình tỉ lệ lớn | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm. |
2 | Bài 17. Lớp vỏ khí | - Mục 1. Thành phần không khí - Mục 3. Các khối khí | Tích hợp vào Bài 19. |
Mục 2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (khí quyển) | Khuyến khích học sinh tự đọc. | ||
3 | Bài 18. Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí | Mục 1. Thời tiết và khí hậu | Tích hợp vào Bài 22. |
Mục 2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí | Khuyến khích học sinh tự đọc. | ||
Mục 3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí | Tích hợp vào Bài 19. | ||
4 | Bài 19. Khí áp và gió trên Trái Đất | Cả bài | Tích hợp với nội dung mục 1, mục 3 (Bài 17); mục 3 (Bài 18) thành chủ đề : Lớp vỏ khí. |
5 | Bài 22. Các đới khí hậu trên Trái Đất | Mục 1. Các chí tuyến và các vòng cực trên Trái Đất | Không dạy. |
Mục 2. Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ | Tích hợp với mục 1 (Bài 18) thành chủ đề: Thời tiết và khí hậu. | ||
6 | Bài 25. Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm. |
2. Lớp 7
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 40. Thực hành: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời" | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm. |
2 | Bài 46. Thực hành: Sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đet | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm. |
3 | Bài 50. Thực hành: Viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm. |
4 | Bài 53. Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa châu Âu | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm. |
5 | Bài 56. Khu vực Bắc Âu | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
6 | Bài 57. Khu vực Tây và Trung Âu | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
7 | Bài 58. Khu vực Nam Âu | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
8 | Bài 59. Khu vực Đông Âu | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
3. Lớp 8
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 25. Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
2 | Bài 27. Thực hành: Đọc bản đồ Việt Nam (phần hành chính và khoáng sản) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm. |
3 | Bài 30. Thực hành: Đọc bản đồ địa hình Việt Nam | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm. |
4 | Bài 34. Các hệ thống sông lớn ở nước ta | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
5 | Bài 36. Đặc điểm đất Việt Nam | Mục 1. Đặc điểm chung của đất Việt Nam | Tích hợp vào Bài 38. |
Mục 2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam | Khuyến khích học sinh tự đọc. | ||
6 | Bài 37. Đặc điểm sinh vật Việt Nam | Cả bài | Tích hợp vào Bài 38. |
7 | Bài 38. Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam | Mục 1. Giá trị của tài nguyên sinh vật | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
- Mục 2. Bảo vệ tài nguyên rừng - Mục 3. Bảo vệ tài nguyên động vật | Tích hợp với mục 1 (Bài 36) và nội dung cả Bài 37 thành chủ đề: Đất và sinh vật. | ||
8 | Bài 39. Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
9 | Bài 44. Thực hành: Tìm hiểu địa phương | Cả bài | Không dạy. |
4. Lớp 9
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 27. Thực hành: Kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm. |
2 | Bài 34. Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm. |
3 | Bài 37. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm. |
4 | Bài 40. Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm. |
5 | Bài 41, 42, 43. Địa lí tỉnh, thành phố | Cả bài | Tự học có hướng dẫn. |
________________________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN ĐỊA LÍ
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 10
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 25. Thực hành: Phân tích bản đồ phân bố dân cư thế giới | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm. |
2 | Bài 30. Thực hành. Vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm. |
3 | Bài 34. Thực hành: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm. |
4 | Bài 38. Thực hành: Viết báo cáo ngắn gọn về kênh đào Xuy-ê và kênh đào Pa-na-ma | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm. |
5 | Bài 41. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên | - Mục I. Môi trường - Mục III. Tài nguyên thiên nhiên | Tích hợp vào Bài 42. |
Mục II. Chức năng của môi trường, vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội loài người | Khuyến khích học sinh tự đọc. | ||
6 | Bài 42. Môi trường và sự phát triển bền vững | Mục I. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển | Tích hợp với mục I, III của Bài 41 thành chủ đề: Môi trường, tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển bền vững. |
Mục II. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước phát triển | Khuyến khích học sinh tự đọc. | ||
Mục III. Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
2. Lớp 11
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 9. Nhật Bản | Mục II. Bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn (Tiết 2. Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế) | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
Tiết 3. Thực hành | Khuyến khích học sinh tự làm. | ||
2 | Bài 10. Trung Quốc | Tiết 3. Thực hành | Khuyến khích học sinh tự làm. |
3 | Bài 11. Khu vực Đông Nam Á | Mục II. Thành tựu của ASEAN (Tiết 3. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)) | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
Tiết 4. Thực hành | Tự làm có hướng dẫn. |
3. Lớp 12
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 23. Thực hành: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt | Cả bài | Tự làm có hướng dẫn. |
2 | Bài 25. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
3 | Bài 29. Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp | Cả bài | Tự làm có hướng dẫn. |
4 | Bài 38. Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm. |
5 | Bài 40. Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm. |
6 | Bài 43. Các vùng kinh tế trọng điểm | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
7 | Bài 44, 45. Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố | Cả bài | Tự học có hướng dẫn. |
__________________________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 6
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 13. Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam | Phần 1. Tình huống | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
Phần 2. Nội dung bài học: Mục b, c, d | Tích hợp thành một mục: Mối quan hệ giữa công dân với nhà nước. | ||
2 | Bài 15. Quyền và nghĩa vụ học tập | Phần 1. Truyện đọc | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
Phần 2. Nội dung bài học: Mục c | Khuyến khích học sinh tự đọc. | ||
3 | Bài 16. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm | Phần 1. Truyện đọc | Khuyến khích học sinh tự học. |
Phần 2. Nội dung bài học: Mục c | Khuyến khích học sinh tự học. | ||
4 | Bài 18. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín | - Phần 1. Tình huống | Khuyến khích học sinh tự học. |
- Phần 2. Nội dung bài học: Mục a | |||
Phần 2. Nội dung bài học: Mục b | Tích hợp với mục a của bài 16. | ||
5 | Thực hành ngoại khoá | Không tổ chức hoạt động riêng, lồng ghép trong các nội dung bài học. |
2. Lớp 7
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 12. Sống và làm việc có kế hoạch | Phần 1. Thông tin | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
Phần 2. Nội dung bài học: Mục c, d, đ | Tích hợp thành một mục: Ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch. | ||
2 | Bài 14. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên | Phần 1. Truyện đọc | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
Phần 2. Nội dung bài học: Mục a, b, c | Khuyến khích học sinh tự đọc. | ||
3 | Bài 15. Bảo vệ di sản văn hóa | Phần 1. Thông tin sự kiện | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
Phần 2. Nội dung bài học: Mục b | Khuyến khích học sinh tự đọc. | ||
4 | Bài 17. Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam | Phần 1. Thông tin sự kiện | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
5 | Bài 18. Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (Xã, phường, thị trấn) | Phần 1. Tình huống, thông tin | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
|
| Phần 2. Nội dung bài học | Tích hợp với bài 17 (Lấy dẫn chứng bộ máy nhà nước cấp cơ sở (bài 18) trong sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước (bài 17). |
6 | Thực hành ngoại khoá | Không tổ chức hoạt động riêng, lồng ghép trong các nội dung bài học. |
3. Lớp 8
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 14. Phòng chống nhiễm HIV/AIDS | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
2 | - Bài 16. Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác - Bài 17. Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng | Cả hai bài | Tích hợp thành một chủ đề (ví dụ: chủ đề “Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng). |
Phần I. Đặt vấn đề bài 16, 17 | Khuyến khích học sinh tự đọc. | ||
Phần II. Nội dung bài học: Mục 3 bài 16, bài 17 | Khuyến khích học sinh tự học. | ||
Phần III. Bài tập: Bài tập 4 bài 16 | Không yêu cầu học sinh làm. | ||
3 | - Bài 20. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Bài 21. Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Cả hai bài | Tích hợp thành một chủ đề (ví dụ chủ đề “Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”). |
Phần I. Đặt vấn đề bài 16, bài 17 | Khuyến khích học sinh tự đọc. | ||
4 | Thực hành ngoại khoá | Không tổ chức hoạt động riêng, lồng ghép trong các nội dung bài học. |
4. Lớp 9
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân | Phần I. Đặt vấn đề | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
Phần II. Nội dung bài học: Mục 2a | Khuyến khích học sinh tự đọc. | ||
2 | Bài 14. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân | Phần I. Đặt vấn đề | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
Phần II. Nội dung bài học: Mục 1, mục 4 | Khuyến khích học sinh tự đọc. | ||
3 | Bài 15. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân | Phần I. Đặt vấn đề | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
Phần II. Nội dung bài học: Mục 1 | Chỉ yêu cầu học sinh nêu Khái niệm vi phạm pháp luật; phân biệt các loại vi phạm pháp luật. | ||
Mục 2 | Không yêu cầu học sinh phân biệt và lấy ví dụ về các loại trách nhiệm pháp lí. | ||
Phần III. Bài tập: Bài tập 5 | Không yêu cầu học sinh làm. | ||
4 | Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
5 | Thực hành ngoại khoá | Không tổ chức hoạt động riêng, lồng ghép trong các nội dung bài học. |
___________________________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 10
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 9. Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội | Phần II. Nội dung bài học Mục 1c. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
2 | Bài 12. Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình | Phần II. Nội dung bài học Mục 1. Tình yêu | Không dạy nội dung tình yêu mang tính xã hội. |
3 | Bài 14. Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc | Phần II. Nội dung bài học - Mục 1. Lòng yêu nước | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
- Mục 2. Trách nhiệm xây dựng tổ quốc - Mục 3. Trách nhiệm bảo vệ tổ quốc | Tích hợp thành 01 mục: Trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. | ||
4 | Bài 15. Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại | Phần II. Nội dung bài học |
|
- Mục 1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường - Mục 2. Sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ dân số | Khuyến khích học sinh tự đọc. | ||
5 | Hoạt động ngoại khóa | Không tổ chức hoạt động riêng, lồng ghép trong các nội dung bài học phù hợp. |
2. Lớp 11
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 10. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa | Phần II. Nội dung bài học - Mục 1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - Mục 3. Những hình thức cơ bản của dân chủ | Tích hợp mục 1 và mục 3, chỉ yêu cầu học sinh nêu được: - Khái niệm dân chủ và dân chủ XHCN - Bản chất dân chủ XHCN - Các hình thức cơ bản của dân chủ |
2 | Bài 14. Chính sách Quốc phòng và An ninh | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
3 | Bài 15. Chính sách đối ngoại | Phần II. Nội dung bài học - Mục 1. Vai trò, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại - Mục 2. Nguyên tắc của chính sách đối ngoại | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
4 | Hoạt động ngoại khóa | Không tổ chức hoạt động riêng, lồng ghép trong các nội dung bài học phù hợp. |
|
3. Lớp 12
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 6. Công dân với các quyền tự do cơ bản | Phần II. Nội dung bài học Mục 2b Trách nhiệm của công dân | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
2 | Bài 7. Công dân với các quyền dân chủ | Phần II. Nội dung bài học - Mục 1c. Ý nghĩa của quyền bầu cử và quyền ứng cử của công dân - Mục 2c. Ý nghĩa của quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội - Mục 3c. Ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo của công dân - Mục 4b. Trách nhiệm của công dân | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
Phần IV. Bài tập Bài tập số 6 | Không yêu cầu học sinh làm. | ||
3 | Bài 8. Pháp luật với sự phát triển của công dân | Phần II. Nội dung bài học - Mục 2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân - Mục 3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
4 | Bài 9. Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước | Phần II. Nội dung bài học - Mục 2d. Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường - Mục 2e. Nội dung cơ bản của pháp luật về quốc phòng, an ninh | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
5 | Thực hành ngoại khóa | Không tổ chức hoạt động riêng, lồng ghép trong các nội dung bài học phù hợp. |
________________________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN HÓA HỌC
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 8
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | 24. Tính chất của oxi. 25. Sự oxi hóa. Phản ứng hóa hợp. Ứng dụng của oxi. 26. Oxit. 27. Điều chế oxi-Phản ứng phân hủy. | Mục II.1.b. Với photpho (bài 24) | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Cả 4 bài | Tích hợp thành một chủ đề: Oxi Gợi ý một số nội dung dạy: + Tính chất vật lý + Tính chất hóa học đồng thời rút ra các khái niệm: sự oxi hóa, khái niệm oxit, oxit axit, oxit bazơ, tên gọi một số oxit thông dụng, phản ứng hóa hợp. + Điều chế và ứng dụng (nêu nguyên tắc điều chế từ hợp chất giàu oxi, chỉ thực hiện 1 trong 2 thí nghiệm): rút ra khái niệm phản ứng phân hủy. | ||
2 | 28. Không khí. Sự cháy. | Mục II.1. Sự cháy; Mục II. 2. Sự oxi hóa chậm | Khuyến khích học sinh tự đọc |
3 | 30. Bài thực hành 4. | Cả bài | Không dạy. |
4 | 31. Tính chất - Ứng dụng của hiđro. 33. Điều chế hiđro - Phản ứng thế. 34. Bài luyện tập 6 | Mục III. Ứng dụng (bài 31) | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Mục I.1.c. (bài 33) | Có thể dùng thí nghiệm mô phỏng. | ||
Bài tập 4, 5, 6 (bài 34) | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Cả 3 bài | Tích hợp thành một chủ đề: Hiđro | ||
5 | 35. Bài thực hành 5 | Cả bài | Không dạy |
6 | 36. Nước 39. Bài thực hành 6: Tính chất hóa học của nước | Mục III. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước (bài 36) | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Thí nghiệm 1, 2 (bài 39) | Không thực hiện | ||
Thí nghiệm 3 (bài 39) | Tích hợp khi dạy chủ đề nước và có thể sử dụng video thí nghiệm. | ||
Cả 2 bài | Tích hợp thành một chủ đề: Nước | ||
7 | 37. Axit - Bazơ - Muối | Cả bài | Không dạy |
8 | 38. Bài luyện tập 7 | Cả bài | Không dạy |
9 | 43. Pha chế dung dịch. 45. Bài thực hành 7: Pha chế dung dịch theo nồng độ | Mục I.3. Thực hành 3 và Mục I.4. Thực hành 4 (bài 45) | Không thực hiện |
Mục I.1. Thực hành 1 và Mục I.2. Thực hành 2 (bài 45) | Tích hợp khi dạy bài pha chế dung dịch. | ||
Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài: Pha chế dung dịch. |
2. Lớp 9
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | 33. Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng | Cả bài | Không dạy |
2 | 38. Axetilen | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc |
3 | 39. Benzen | Cả bài | Không dạy |
4 | 40. Dầu mỏ và khí thiên nhiên. 41. Nhiên liệu. 42. Luyện tập chương IV: Hiđrocacbon- Nhiên liệu. | Mục III. Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam (bài 40) | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Mục I. Kiến thức cần nhớ (bài 42) | Không ôn tập các nội dung liên quan đến axetilen, benzen. | ||
Mục II. Bài tập 1, 3 (bài 42) | Không làm | ||
Cả 3 bài | Tích hợp thành một chủ đề: Dầu mỏ, khí thiên nhiên, nhiên liệu. | ||
5 | 43. Thực hành: Tính chất của hiđrocacbon | Cả bài | Không dạy |
6 | 49. Thực hành: Tính chất của rượu và axit | Cả bài | Không dạy |
7 | 55. Thực hành: Tính chất của gluxit | Cả bài | Không dạy |
8 | 56. Ôn tập cuối năm | Phần I. Mục II. Bài tập: 1b, 2, 4 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Phần II. Mục I. Kiến thức cần nhớ | Không ôn tập các nội dung liên quan đến axetilen, benzen. | ||
Phần II. Mục II. Bài tập 1a, 4, 5a, 7 | Không làm |
Ghi chú:
- Không đưa các bài tập nặng về tính toán, ít bản chất hóa học trong dạy học, thi, kiểm tra đánh giá.
- Các nội dung thí nghiệm khó, độc hại hoặc cần nhiều thời gian có thể sử dụng video thí nghiệm hoặc thí nghiệm mô phỏng.
- Đối với chủ đề tích hợp khi thiết kế cần: (i) Giảm thời lượng; (ii) Lựa chọn những nội dung cốt lõi; (iii) Sắp xếp thành mạch nội dung kiến thức logic.
_______________________________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN HÓA HỌC
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 10
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | 24. Sơ lược về hợp chất có oxi của clo | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc |
2 | 21. Khái quát về nhóm halogen. 22. Clo. 23. Hidro clorua - Axit clohidric và muối clorua. 25. Flo - Brom - lot. | Bài tập 10, 12 (bài 26) | Khuyến khích học sinh tự làm |
Mục IV. Ứng dụng của clo (Bài 22) | Tự học có hướng dẫn | ||
Thí nghiệm 1, 2, 3 (bài 27); thí nghiệm 1, 2, 3 (bài 28) | Tích hợp khi dạy chủ đề nhóm halogen và có thể sử dụng video thí nghiệm. | ||
26. Luyện tập: Nhóm halogen. 27. Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo. 28. Bài thực hành số 3: Tính chất hóa học của brom và iot. | Cả 7 bài | Tích hợp thành một chủ đề: Nhóm halogen. Gợi ý các nội dung dạy học: - Khái quát nhóm halogen. - Các đơn chất halogen. - Một số hợp chất của halogen. | |
3 | 29. Oxi - Ozon | Mục A. Oxi | Tự học có hướng dẫn |
4 | 30. Lưu huỳnh. 31. Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh 32. Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit. 33. Axit sunfuric - Muối sunfat. 34. Luyện tập Oxi và lưu huỳnh. 35. Bài thực hành số 5: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh | Mục IV. Ứng dụng của lưu huỳnh và Mục V. Trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh (bài 30) | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Thí nghiệm 1 (bài 31); thí nghiệm 4 (bài 35) | Không thực hiện | ||
Thí nghiệm 3, 4 (bài 31); thí nghiệm 2 (bài 35) | Tích hợp khi dạy chủ đề: Lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh | ||
Mục điều chế SO2 và SO3 (bài 32) | Gộp chung vào mục sản xuất H2SO4. | ||
Bài tập 7 (bài 34) | Không làm | ||
Cả 6 bài | Tích hợp thành một chủ đề: Lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh | ||
5 | 37. Bài thực hành số 6: Tốc độ phản ứng hóa học | Cả bài | Không dạy |
2. Lớp 11
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | 29. Anken 30. Ankađien 31. Luyện tập Anken và ankađien 32. Ankin 33. Luyện tập: Ankin 34. Bài thực hành số 4: Điều chế và tính chất của etilen, axetilen | Bài tập 6, 7 (bài 33) | Khuyến khích học sinh tự làm |
Mục ứng dụng của anken, ankađien, ankin | Tự học có hướng dẫn | ||
Thí nghiệm 1, 2 (bài 34) | Tích hợp khi dạy chủ đề hiđrocacbon không no và có thể sử dụng video thí nghiệm. | ||
Cả 6 bài | Tích hợp thành một chủ đề: Hiđrocacbon không no. Gợi ý các nội dung dạy học: - Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp - Tính chất vật lí - Tính chất hóa học - Điều chế, ứng dụng | ||
2 | 35. Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác 36. Luyện tập: Hiđrocacbon thơm | Mục B. Một vài hiđrocacbon thơm khác (bài 35) | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Cả 2 bài | Tích hợp thành một chủ đề: Benzen và đồng đẳng | ||
3 | 43. Bài thực hành số 5: Tính chất của etanol, glixerol và phenol | Cả bài | Không dạy |
4 | 45. Axit cacboxylic | IV.1.Tính axit | Tự học có hướng dẫn |
5 | 47. Bài thực hành số 6: Tính chất của andehit và axit cacboxylic | Thí nghiệm 1 | Tích hợp khi dạy bài 44 và có thể sử dụng video thí nghiệm. |
Thí nghiệm 2 | Không thực hiện |
3. Lớp 12
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | 24. Thực hành: Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại | Cả bài | Không dạy. |
2 | 25. Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm 26. Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ 28. Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng | Mục B.1. Canxi hiđroxit (bài 26) | Tự học có hướng dẫn |
Cả 3 bài | Tích hợp thành một chủ đề: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ | ||
3 | 27. Nhôm và hợp chất của nhôm 29. Luyện tập: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm 30. Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng | Mục V. Sản xuất nhôm (bài 27) | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 6 (bài 27) | Không làm bài tập 6 và các dạng bài tập tính toán liên quan đến phản ứng hóa học giữa ion Al3+ với ion OH- tạo Al(OH)3 kết tủa rồi kết tủa tan trong OH- dư. | ||
Thí nghiệm 1 (bài 30) | Tích hợp khi dạy chủ đề nhôm, hợp chất của nhôm và có thể sử dụng video thí nghiệm. | ||
Thí nghiệm 2, 3 (bài 30) | Không thực hiện | ||
Cả 3 bài | Tích hợp thành một chủ đề: Nhôm và hợp chất của nhôm | ||
4 | 31. Sắt 32. Hợp chất của sắt 37. Luyện tập: Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt 39. Thực hành: Tính chất hóa học của sắt, đồng và hợp chất của sắt, crom | Bài tập 5 (bài 31) | Khuyến khích học sinh tự làm |
Thí nghiệm 3 (bài 39) | Không thực hiện | ||
Thí nghiệm 1, 2 (bài 39) | Tích hợp khi dạy chủ đề sắt, hợp chất của sắt và có thể sử dụng video thí nghiệm. | ||
Cả 4 bài | Tích hợp thành một chủ đề: Sắt và hợp chất của sắt | ||
5 | 33. Hợp kim của sắt | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc |
6 | 34. Crom và hợp chất của crom | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc |
7 | 38. Luyện tập: Tính chất hóa học của crom, đồng và hợp chất của chúng | Cả bài | Không dạy |
Ghi chú:
- Không đưa các bài tập nặng về tính toán, ít bản chất hóa học trong dạy học, thi, kiểm tra đánh giá.
- Các nội dung thí nghiệm khó, độc hại hoặc cần nhiều thời gian có thể sử dụng video thí nghiệm hoặc thí nghiệm mô phỏng.
- Đối với chủ đề tích hợp khi thiết kế cần: (i) Giảm thời lượng; (ii) Lựa chọn những nội dung cốt lõi; (iii) Sắp xếp thành mạch nội dung kiến thức logic.
________________________________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN NGỮ VĂN
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết, bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 6
TT | Chủ đề | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Văn học | Mưa | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Lao xao | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Ôn tập truyện và kí | Cả bài | Không dạy | ||
Động Phong Nha | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
2 | Tiếng Việt | Ẩn dụ | II. Các kiểu ẩn dụ | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Cả bài | Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung vào phần I (Ẩn dụ là gì?), phần III (Luyện tập). | |||
Hoán dụ | II. Các kiểu hoán dụ | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Cả bài | Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung vào phần I (Hoán dụ là gì?), phần III (Luyện tập). | |||
Các thành phần chính của câu | Cả bài | Không dạy | ||
Câu trần thuật đơn | II. Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Câu trần thuật đơn có từ là | II. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là III. Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
Câu trần thuật đơn không có từ là | II. Câu miêu tả và câu tồn tại III. Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
Câu trần thuật đơn Câu trần thuật đơn có từ là Câu trần thuật đơn không có từ là | Cả 03 bài | Tích hợp thành một bài. Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung vào phần I của mỗi bài. | ||
Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ | III. Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
|
| Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp theo) | Cả 02 bài | Tích hợp thành một bài. Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung vào phần I, II của mỗi bài. |
Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) | II. Chữa một số lỗi thường gặp III. Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) | II. Chữa một số lỗi thường gặp III. Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
Ôn tập về dấu câu (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) | Cả 02 bài | Tích hợp thành một bài. Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung vào phần I của mỗi bài. | ||
Kiểm tra Tiếng Việt | Cả bài | Không thực hiện | ||
3 | Tập làm văn | Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả | Cả bài | Không dạy |
Luyện nói về văn miêu tả | Cả bài | Không dạy | ||
Tập làm thơ bốn chữ | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
|
| Viết bài tập làm văn số 6 - Văn tả người | Cả bài | Học sinh làm bài ở nhà |
Ôn tập văn miêu tả | Cả bài | Không dạy | ||
Viết đơn | I. Khi nào cần viết đơn? II. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi | I. Các lỗi thường mắc khi viết đơn | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Viết đơn Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi | Cả 02 bài | Tích hợp thành một bài. Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung vào phần III (bài Viết đơn), phần II (bài Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi). | ||
4 | Chương trình địa phương | Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm |
Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm |
2. Lớp 7
TT | Chủ đề | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Văn học | Sự giàu đẹp của tiếng Việt | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Ca Huế trên sông Hương | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Quan Âm Thị Kính | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Kiểm tra phần Văn | Cả bài | Không thực hiện | ||
2 | Tiếng Việt | Thêm trạng ngữ cho câu | II. Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm |
Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) | II. Tách trạng ngữ thành câu riêng III. Luyện tập: Bài tập 2, 3 | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
Thêm trạng ngữ cho câu Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) | Cả 02 bài | Tích hợp thành một bài. Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung vào phần I (bài Thêm trạng ngữ cho câu); phần I, bài tập 1 phần III. Luyện tập (bài Thêm trạng ngữ cho câu- tiếp theo). | ||
|
| Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động | II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động III. Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm |
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) | II. Luyện tập: Bài tập 3 | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) | Cả 02 bài | Tích hợp thành một bài. Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung vào phần I của mỗi bài; bài tập 1, 2 phần II (bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động- tiếp theo). | ||
Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy | III. Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
Dấu gạch ngang | II. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối III. Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Dấu gạch ngang | Cả 02 bài | Tích hợp thành một bài. Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung vào phần I, II (bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy); phần I (bài Dấu gạch ngang). | ||
|
| Ôn tập phần Tiếng Việt | 1. Các kiểu câu đơn đã học | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) | 4. Các phép tu từ cú pháp đã học | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Ôn tập phần Tiếng Việt Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) | Cả 02 bài | Tích hợp thành một bài (1 tiết). Tự học có hướng dẫn: tập trung vào nội dung 2 (bài Ôn tập phần Tiếng Việt); nội dung 3 (bài Ôn tập phần Tiếng Việt- tiếp theo). | ||
3 | Tập làm văn | Tìm hiểu chung về văn nghị luận Đặc điểm của văn bản nghị luận | II. Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự làm |
Cả 02 bài | Tích hợp thành một bài. Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung vào phần I của mỗi bài. | |||
Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh Cách làm bài văn lập luận chứng minh | II. Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Cả 02 bài | Tích hợp thành một bài. Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung vào phần I của mỗi bài. | |||
Luyện tập viết đoạn văn chứng minh | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Ôn tập văn nghị luận | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích Cách làm bài văn lập luận giải thích | II. Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Cả 02 bài | Tích hợp thành một bài. Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung vào phần I của mỗi bài. | |||
Luyện tập lập luận giải thích | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề | Cả bài | Không dạy | ||
Tìm hiểu chung về văn bản hành chính | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Văn bản đề nghị | I. Đặc điểm của văn bản đề nghị III. Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
Văn bản báo cáo | I. Đặc điểm của văn bản báo cáo III. Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
Văn bản đề nghị Văn bản báo cáo | Cả 02 bài | Tích hợp thành một bài. Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung vào phần II của mỗi bài. | ||
Hoạt động ngữ văn | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
4 | Chương trình địa phương | Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) (tiếp theo) | Cả 02 bài | Khuyến khích học sinh tự làm |
Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm |
3. Lớp 8
TT | Chủ đề | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Văn học | Khi con tu hú | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Đi đường (Tẩu lộ) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
|
| Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân Pháp) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Đi bộ ngao du (trích Ê-min hay Về giáo dục) | Đọc hiểu văn bản: câu hỏi 2, 3 | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục (trích Trưởng giả học làm sang) | Đọc- hiểu văn bản: câu hỏi 1, 2, 3, 4 | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
Đi bộ ngao du (trích Ê-min hay Về giáo dục) Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục (trích Trưởng giả học làm sang) | Cả 02 bài | Tích hợp thành một bài. Tự học có hướng dẫn (1 tiết): Bài Đi bộ ngao du: tập trung hướng dẫn học sinh đọc văn bản; trả lời câu hỏi 1, 4 phần Đọc - hiểu văn bản; đọc phần Ghi nhớ ở cuối bài; Bài Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục: tập trung hướng dẫn học sinh đọc văn bản; tóm tắt văn bản; nhận biết được chủ đề của văn bản (phần Ghi nhớ); không trả lời các câu hỏi sau bài sau | ||
Kiểm tra Văn | Cả bài | Không thực hiện | ||
Trả bài kiểm tra Văn | Cả bài | Không dạy | ||
Tổng kết phần Văn | Bài tập 2* | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Tổng kết phần Văn (tiếp theo) | Bài tập 3* | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Tổng kết phần Văn (tiếp theo) | Bài tập 7 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Tổng kết phần Văn Tổng kết phần Văn (tiếp theo) Tổng kết phần Văn (tiếp theo) | Cả 03 bài | Tích hợp thành một bài. Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung hướng dẫn học sinh làm các bài tập 1, 4, 5, 6, 8. | ||
2 | Tiếng Việt | Câu nghi vấn Câu cầu khiến Câu cảm thán Câu trần thuật Câu phủ định | II. Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự làm |
Câu nghi vấn (tiếp theo) | IV. Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
|
| Câu nghi vấn Câu cầu khiến Câu cảm thán Câu trần thuật Câu phủ định Câu nghi vấn (tiếp theo) | Cả 06 bài | Tích hợp thành một bài. Tự học có hướng dẫn (3 tiết): - Câu nghi vấn (2 bài): hướng dẫn tự học trong 1 tiết; - Câu cầu khiến, Câu cảm thán: hướng dẫn tự học trong 1 tiết; - Câu trần thuật, Câu phủ định: hướng dẫn tự học trong 1 tiết. Ở mỗi bài, tập trung hướng dẫn học sinh nhận biết đặc điểm hình thức và chức năng của câu. |
Hội thoại Hội thoại (tiếp theo) | II. Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Cả 02 bài | Tích hợp thành một bài. Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung vào phần I của mỗi bài. | |||
Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (tiếp theo) | Cả 02 bài | Không thực hiện | ||
3 | Tập làm văn | Ôn tập về văn bản thuyết minh | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm |
Hành động nói | I. Hành động nói là gì? III. Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
Hành động nói (tiếp theo) | II. Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Hành động nói Hành động nói (tiếp theo) | Cả 02 bài | Tích hợp thành một bài. Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung vào phần II (bài Hành động nói), phần I (bài Hành động nói- tiếp theo). | ||
Ôn tập về luận điểm | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gíc) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Luyện tập làm văn bản tường trình | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Luyện tập làm văn bản thông báo | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
4 | Chương trình địa phương | Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm |
Chương trình địa phương (phần Văn) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm |
4. Lớp 9
TT | Chủ đề | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Văn học | Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới | Đọc- hiểu văn bản: các câu hỏi 1, 3, 5, 6 | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm |
Cả bài | Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung trả lời các câu hỏi 2, 4. | |||
Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (trích) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Con cò | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Sang thu | Đọc- hiểu văn bản: câu hỏi 2, 3 Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
Nói với con | Đọc- hiểu văn bản: câu hỏi 2, 3, 4, 5 Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
Sang thu Nói với con | Cả 02 bài | Tích hợp thành một bài. Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung vào đọc văn bản, trả lời câu hỏi 1 phần Đọc - hiểu văn bản và phần Ghi nhớ ở cả hai bài. | ||
Kiểm tra về thơ | Cả bài | Không thực hiện | ||
Bến quê (trích) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang (trích Rô-bin-xơn Cru-xô) | Đọc- hiểu văn bản: câu hỏi 1, 2 | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã) | Đọc- hiểu văn bản: câu hỏi 2, 3, 4 | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang (trích Rô-bin-xơn Cru-xô) | Cả 02 bài | Tích hợp thành một bài. Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung đọc hai văn bản; trả lời các câu hỏi 3, 4 phần Đọc - hiểu văn bản Rô- bin- xơn ngoài đảo hoang, câu hỏi 1 phần Đọc - hiểu văn bản Con chó Bấc; phần Ghi nhớ ở cả hai bài. | ||
Con chó Bấc (trích Tiếng gọi nơi hoang dã) | ||||
Kiểm tra về truyện | Cả bài | Không thực hiện | ||
Bắc Sơn (trích hồi bốn) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Tôi và chúng ta (trích cảnh ba) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Tổng kết phần Văn học nước ngoài | Bài tập 1, 2, 3, 5 | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
Tổng kết phần Văn học | Bài tập 1, 2, 3 | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
|
| Tổng kết phần Văn học (tiếp theo) | A. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm |
|
| Tổng kết phần Văn học nước ngoài Tổng kết phần Văn học Tổng kết phần Văn học (tiếp theo) | Cả 03 bài | Tích hợp thành một bài. Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung vào bài tập 4 (bài Tổng kết phần Văn học nước ngoài), bài tập 4 (bài Tổng kết phần Văn học), phần B (bài Tổng kết phần Văn học- tiếp theo). |
2 | Tiếng Việt | Nghĩa tường minh và hàm ý | II. Luyện tập: các bài tập 3, 4 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) | II. Luyện tập: các bài tập 1, 3, 4, 5 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Nghĩa tường minh và hàm ý Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) | Cả 02 bài | Tích hợp thành một bài. Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung vào các bài tập 1, 2 (bài Nghĩa tường minh và hàm ý), bài tập 2 (bài Nghĩa tường minh và hàm ý- tiếp theo). | ||
Tổng kết về ngữ pháp | A. Từ loại | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) | D. Các kiểu câu | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
Tổng kết về ngữ pháp Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) | Cả 02 bài | Tích hợp thành một bài. Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung vào phần B (bài Tổng kết về ngữ pháp), phần C (bài Tổng kết về ngữ pháp- tiếp theo). | ||
Kiểm tra phần Tiếng Việt | Cả bài | Không thực hiện | ||
3 | Tập làm văn | Liên kết câu và liên kết đoạn văn (Luyện tập) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm |
Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ | Cả bài | Không dạy | ||
Luyện tập viết biên bản | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Luyện tập viết hợp đồng | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi | Cả bài | Không dạy | ||
4 | Chương trình địa phương | Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) (tiếp theo) | Cả 02 bài | Khuyến khích học sinh tự làm |
Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự làm |
_______________________________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN NGỮ VĂN
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết, bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 10
TT | Chủ đề | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Văn học | Tựa Trích diễm thi tập | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí toàn thư) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Thái sư Trần Thủ Độ (trích Đại Việt sử kí toàn thư) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28- Tam quốc diễn nghĩa) | Hướng dẫn học bài: câu hỏi 3 và phần Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Cả bài | Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung đọc văn bản; trả lời các câu hỏi 1, 2, 4 phần Hướng dẫn học bài; đọc phần Ghi nhớ. | |||
|
| Tào Tháo uống rượu luận anh hùng (trích hồi 21- Tam quốc diễn nghĩa) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Truyện Kiều. Phần một: Tác giả | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Thề nguyền (trích Truyện Kiều) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Tổng kết phần Văn học | Các nội dung 1, 2, 6, 7 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Cả bài | Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung vào các nội dung 3,4, 5. | |||
2 | Tiếng Việt | Ôn tập phần Tiếng Việt | Cả bài | Không dạy |
3 | Làm văn | Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh | Cả bài | Không dạy |
Phương pháp thuyết minh | Cả bài | Không dạy | ||
Tóm tắt văn bản thuyết minh | Cả bài | Không dạy | ||
Lập luận trong văn nghị luận | Cả bài | Không dạy | ||
Các thao tác nghị luận | Cả bài | Không dạy | ||
Viết quảng cáo | Cả bài | Không dạy | ||
Ôn tập phần Làm văn | Cả bài | Không dạy |
2. Lớp 11
TT | Chủ đề | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Văn học | Lai Tân Nhớ đồng Tương tư Chiều xuân | Cả 04 bài | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Bài thơ số 28 (trong tập Người làm vườn) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích Những người khốn khổ) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Về luân lí xã hội ở nước ta (trích Đạo đức và luân lí Đông Tây) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Ôn tập phần Văn học | I Nội dung II. Phương pháp: các câu hỏi 6, 7, 8 | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
|
|
| Cả bài | Tự học có hướng dẫn (1tiết): tập trung vào các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5. |
2 | Tiếng Việt | Nghĩa của câu | I. Hai thành phần nghĩa của câu và các câu hỏi ở phần Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm |
Nghĩa của câu (tiếp theo) | Các câu hỏi ở phần Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Nghĩa của câu Nghĩa của câu (tiếp theo) | Cả 02 bài | Tích hợp thành một bài. Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung dạy phần II, III. | ||
Đặc điểm loại hình của tiếng Việt | Cả bài | Không dạy | ||
Phong cách ngôn ngữ chính luận | I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) | Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Phong cách ngôn ngữ chính luận Phong cách ngôn ngữ chính luận (tiếp theo) | Cả 02 bài | Tích hợp thành một bài. Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung vào phần Luyện tập (bài Phong cách ngôn ngữ chính luận); phần II (bài Phong cách ngôn ngữ chính luận - tiếp theo). | ||
Ôn tập phần Tiếng Việt | Cả bài | Không dạy | ||
3 | Làm văn | Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học | Cả bài | Học sinh làm bài ở nhà |
Tiểu sử tóm tắt | Cả bài | Không dạy | ||
Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt | Cả bài | Không dạy | ||
Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận | Cả bài | Không dạy | ||
Tóm tắt văn bản nghị luận | Cả bài | Không dạy | ||
Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận | Cả bài | Không dạy | ||
Ôn tập phần Làm văn | Cả bài | Không dạy |
3. Lớp 12
TT | Chủ đề | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Văn học | Rừng xà nu | Câu hỏi 4 và các câu hỏi phần Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm |
Cả bài | Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung đọc phần mở đầu (Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc... những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời) và phần cuối (Anh cán bộ trong rừng lúc bấy giờ là anh Quyết... những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời); trả lời các câu hỏi 1,2,3; đọc phần Ghi nhớ. | |||
Bắt sấu rừng U Minh Hạ | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Những đứa con trong gia đình | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Mùa lá rụng trong vườn (trích) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Một người Hà Nội | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Thuốc | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Ông già và biển cả (trích) | Câu hỏi 3 và các câu hỏi phần Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
Cả bài | Tự học có hướng dẫn (1 tiết): đọc, tóm tắt văn bản; trả lời các câu hỏi 1, 2, 4. | |||
Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) | Câu hỏi 2, 4, 5 và phần Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
Cả bài | Tự học có hướng dẫn (1 tiết): đọc, tóm tắt văn bản; tập trung vào đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba - Đế Thích; trả lời các câu hỏi 1, 3. | |||
Nhìn về vốn văn hóa dân tộc | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Ôn tập phần Văn học | Cả bài | Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung trả lời các câu hỏi 1, 3, 4 trong phần II; bỏ phần I và các câu hỏi 2, 5, 6, 7 của phần II. | ||
2 | Tiếng Việt | Nhân vật giao tiếp | Cả bài | Không dạy |
Thực hành về hàm ý Thực hành về hàm ý (tiếp theo) | Cả 02 bài | Không dạy | ||
Phong cách ngôn ngữ hành chính | I. Văn bản hành chính và ngôn ngữ hành chính; phần Luyện tập | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
Cả bài | Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung dạy phần II. | |||
Tổng kết phần Tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ | I. Nội dung cơ bản cần nắm vững | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Tổng kết phần Tiếng Việt: lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ | Các bài tập 1, 5 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Tổng kết phần Tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Tổng kết phần Tiếng Việt: lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ | Cả 02 bài | Tích hợp thành một bài. Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung vào phần II (bài Tổng kết phần Tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ), làm các bài tập 2, 3, 4 (bài Tổng kết phần Tiếng Việt: lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ). | ||
3 | Làm văn | Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận | Cả bài | Không dạy |
Diễn đạt trong văn nghị luận | I. Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) | III. Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận | Khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm | ||
Diễn đạt trong văn nghị luận Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) | Cả 02 bài | Tích hợp thành một bài. Tự học có hướng dẫn (1 tiết): tập trung dạy phần II (bài Diễn đạt trong văn nghị luận); phần Luyện tập (bài Diễn đạt trong văn nghị luận - tiếp theo). | ||
Phát biểu tự do | Cả bài | Không dạy | ||
Văn bản tổng kết | Cả bài | Không dạy |
________________________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN SINH HỌC
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 6
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Chương VII. Quả và hạt | Bài 34. Phát tán của quả và hạt | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc |
2 | Bài 35. Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
3 | Bài 36. Tổng kết về cây có hoa | Mục II. Cây với môi trường | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
4 | Chương VIII. Các nhóm Thực vật | Bài 38. Rêu - Cây rêu | Mục 3. Túi bào tử và sự phát triển của rêu | Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu hình thức sinh sản của rêu |
5 | Bài 39. Quyết - Cây dương xỉ | Mục 1.b) Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ | Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu hình thức sinh sản của dương xỉ | |
Mục 2. Một vài loại dương xỉ thường gặp | Không dạy | |||
Mục 3. Quyết cổ đại và sự hình thành than đá | Khuyến khích học sinh tự đọc | |||
6 | Bài 40. Hạt trần - Cây thông | Mục 2. Cơ quan sinh sản (nón) | Không dạy chi tiết, không so sánh cấu tạo của hoa và nón; chỉ giới thiệu cơ quan sinh sản | |
7 | Bài 41. Hạt kín - Đặc điểm của thực vật hạt kín | Phần lệnh ▼ “Lấy một quả để kiểm tra lại điều trên” | Không thực hiện | |
8 | Bài 42. Lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm | Mục 2. Đặc điểm phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm | Khuyến khích học sinh tự thực hiện | |
| Bài 46. Thực vật góp phần điều hòa khí hậu | Mục 1. Nhờ đâu hàm lượng khí cacbônic và ôxi trong không khí được ổn định? | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
9 | Chương IX. Vai trò của thực vật | Bài 47. Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước | Mục 1. Phần lệnh ▼ | Không thực hiện |
Bài 48. Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người | Mục I.1. Phần lệnh ▼ | Không thực hiện | ||
Bài 46, Bài 47, Bài 48 | Cả 3 bài | Tích hợp thành chủ đề “Vai trò của thực vật” | ||
10 | Chương X. Vi khuẩn - Nấm - Địa y | Bài 50. Vi khuẩn | Mục 2. Cách dinh dưỡng | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Mục 3. Phân bố và số lượng | Khuyến khích học sinh tự đọc | |||
11 | Bài 51. Nấm | Mục I.1. Phần lệnh ▼ | Không thực hiện | |
Mục II. Phần lệnh ▼ | Không thực hiện | |||
Phần B. Mục I. Đặc điểm sinh học | Khuyến khích học sinh tự đọc | |||
12 | Bài 52. Địa y | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
13 | Bài 53. Tham quan thiên nhiên (3 tiết) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự thực hiện |
2. Lớp 7
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Chương 6. Ngành động vật có xương sống | Bài 39. Cấu tạo trong của thằn lằn | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc |
2 | Bài 42. Thực hành: Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu | Cả bài | Không thực hiện | |
3 | Bài 43. Cấu tạo trong của chim bồ câu | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
4 | Bài 45. Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự thực hiện | |
5 | Bài 47. Cấu tạo trong của thỏ | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
6 | Bài 48. Đa dạng của lớp Thú: Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi | Cả bài |
| |
7 | Bài 49. Đa dạng của lớp Thú (tiếp theo): Bộ Dơi và bộ Cá voi | Cả bài | Tích hợp cùng Bài 51 thành chủ đề “Đa dạng của lớp Thú” | |
8 | Bài 50. Đa dạng của lớp Thú (tiếp theo): Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt | Cả bài | ||
9 | Bài 51. Đa dạng của lớp Thú (tiếp theo): Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng | Nội dung: Thú móng guốc gồm ba bộ (Mục I. Các bộ Móng guốc) | Không thực hiện | |
Mục I. Phần lệnh ▼ | ||||
Mục II. Phần lệnh ▼ | ||||
10 | Bài 52. Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của Thú | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự thực hiện | |
11 | Chương 7. Sự tiến hóa của động vật | Bài 54. Tiến hóa về tổ chức cơ thể | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc |
12 | Chương 8. Động vật và đời sống con người | Bài 57. Đa dạng sinh học | Cả bài | - Không phân tích sự thích nghi của động vật với môi trường sống, chỉ giới thiệu sự đa dạng của động vật |
|
|
| - Tích hợp vào Bài 58 | |
13 | Bài 58. Đa dạng sinh học (tiếp theo) | Cả bài | Tích hợp cùng Bài 57 thành chủ đề “Đa dạng sinh học” | |
14 | Bài 60. Động vật quý hiếm | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
15 | Bài 61, 62. Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự thực hiện | |
16 | Bài 64, 65, 66. Tham quan thiên nhiên | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự thực hiện |
3. Lớp 8
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Chương VII. Bài tiết | Bài 39. Bài tiết nước tiểu | Hình 39-1. Sơ đồ quá trình tạo thành nước tiểu ở một đơn vị chức năng của thận | Không dạy chi tiết sơ đồ hình 39.1, chỉ dạy phân biệt 3 quá trình lọc máu, hấp thu lại và bài tiết tiếp (Mục I) |
Mục I. Phần lệnh ▼ | Không thực hiện | |||
Mục II. Phần lệnh ▼ | ||||
2 | Bài 40. Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu | Mục I - Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu | Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu các tác nhân | |
3 | Chương VIII. Da | Bài 41. Cấu tạo và chức năng của da | Mục I - Cấu tạo của da | Không dạy chi tiết cấu tạo từng phần của da |
4 | Bài 42. Vệ sinh da | Mục II - Rèn luyện da | Khuyến khích học sinh tự thực hiện | |
5 | Chương IX. Thần kinh và giác quan | Bài 43. Giới thiệu chung hệ thần kinh | Mục I - Nơron - đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh | Không dạy |
Mục II-1. Cấu tạo | Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu cấu tạo | |||
6 | Bài 44. Thực hành: Tìm hiểu chức năng (liên quan đến cấu tạo) của tủy sống | Cả bài | Không thực hiện | |
7 | Bài 46. Trụ não, tiểu não, não trung gian | Cả bài | Không dạy phần cấu tạo não bộ, chỉ dạy về vị trí và chức năng | |
8 | Bài 48. Hệ thần kinh sinh dưỡng | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
9 | Bài 49. Cơ quan phân tích thị giác | Mục II-2. Cấu tạo của màng lưới | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
Mục II-3. Sự tạo ảnh ở màng lưới | ||||
10 | Bài 53. Hoạt động thần kinh cấp cao ở người | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
11 | Chương X. Nội tiết | Bài 55. Giới thiệu chung hệ nội tiết | Cả 5 bài | - Không dạy đặc điểm cấu tạo các tuyến - Tích hợp thành chủ đề “Nội tiết” |
Bài 56. Tuyến yên, tuyến giáp | ||||
Bài 57. Tuyến tụy và tuyến trên thận | ||||
Bài 58. Tuyến sinh dục | ||||
Bài 59. Sự điều hòa phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết | ||||
12 | Chương XI. Sinh sản | Bài 60. Cơ quan sinh dục nam | Mục I - Tinh hoàn và tinh trùng | Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu |
13 | Bài 61. Cơ quan sinh dục nữ | Mục II - Buồng trứng và trứng | Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu | |
14 | Bài 64. Các bệnh lây qua đường sinh dục (Bệnh tình dục) | Mục II - Bệnh giang mai | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
15 | Bài 65. Đại dịch AIDS - Thảm họa của loài người | Mục II - Đại dịch AIDS - Thảm họa của loài người | Khuyến khích học sinh tự đọc |
4. Lớp 9
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Chương VI. Ứng dụng di truyền học | Bài 38. Thực hành: Tập dượt thao tác giao phấn | Cả bài | Không thực hiện |
2 | Bài 39. Thực hành: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự thực hiện | |
3 | SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Chương I. Sinh vật và môi trường | Bài 45-46. Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật | Cả 2 bài | Khuyến khích học sinh tự thực hiện |
4 | Chương II. Hệ sinh thái | Bài 47. Quần thể sinh vật | Mục II - Những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật | Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu các đặc trưng |
5 | Bài 48. Quần thể người | Mục II. Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
6 | Bài 51-52. Thực hành: Hệ sinh thái | Cả 2 bài | Khuyến khích học sinh tự thực hiện | |
7 | Chương III. Con người, dân số và môi trường | Bài 55. Ô nhiễm môi trường (tiếp theo) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc |
8 | Bài 56-57. Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương | Cả 2 bài | Khuyến khích học sinh tự thực hiện | |
9 | Chương IV. Bảo vệ môi trường | Bài 58. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên | Cả 4 bài | - Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu khái quát - Tích hợp thành chủ đề “Bảo vệ môi trường” |
10 | Bài 59. Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã | |||
11 | Bài 60. Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái | |||
12 | Bài 61. Luật bảo vệ môi trường | |||
13 | Bài 62. Thực hành: Vận dụng Luật Bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự thực hiện | |
14 | Bài 66. Tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự thực hiện |
____________________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN SINH HỌC
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 10
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Chương III. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào | Bài 16. Hô hấp tế bào | Mục I - Khái niệm hô hấp tế bào | Chỉ dạy công thức hô hấp |
Hình 16.1 | Khuyến khích học sinh tự đọc | |||
Mục II.1. Đường phân | Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu nguyên liệu (6C) và sản phẩm (3C) | |||
Mục II.2. Chu trình Crep | Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu nguyên liệu (3C) và sản phẩm (ATP, NADH, FADH2 CO2) | |||
Mục II.3. Chuỗi truyền êlectron hô hấp | Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu nguyên liệu (3C) và sản phẩm (ATP, NADH, FADH2 CO2) | |||
2
| Chương IV. Phân bào | Bài 18. Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân | Cả bài | Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu các kỳ của quá trình nguyên phân và giảm phân; kết quả và ý nghĩa của mỗi quá trình |
Bài 19. Giảm phân | Cả bài | |||
Bài 18, Bài 19 | Cả 2 bài | Tích hợp thành chủ đề “Phân bào” | ||
3 | Bài 20. Thực hành: Quan sát các kỳ nguyên phân trên tiêu bản rễ hành | Cả bài | Không thực hiện | |
4 5 6 | Phần III. Sinh học vi sinh vật Chương I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật | Bài 22. Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật | Mục III. Hô hấp và lên men | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Bài 23. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Bài 24. Thực hành: lên men Êtilic, Lactic | Mục I - Lên men Êtilic | Khuyến khích học sinh tự thực hiện | ||
7 8 | Chương II. Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật | Bài 25. Sinh trưởng của vi sinh vật | Mục II - Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Bài 28. Thực hành quan sát một số vi sinh vật | Cả bài | Không thực hiện | ||
9 | Chương III. Virut và bệnh truyền nhiễm | Bài 29. Cấu trúc các loại virut | Cả bài | Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu cấu tạo và hình thái của virut |
10 | Bài 30. Sự nhân lên các loại virut trong tế bào chủ | Mục I - Chu trình nhân lên của virut | Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu các giai đoạn của chu trình | |
Mục II - HIV - AIDS | Khuyến khích học sinh tự đọc | |||
11 | Bài 31. Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
12 | Bài 29, Bài 30 và Bài 32 | Cả 3 bài | Tích hợp thành chủ đề “Virut và bệnh truyền nhiễm” |
2. Lớp 11
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Chương II. Cảm ứng B. Cảm ứng ở động vật | Bài 26. Cảm ứng ở động vật | Mục III - Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh | Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu |
Bài 27. Cảm ứng ở động vật (tiếp theo) | Cả bài | Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu | ||
Bài 26, Bài 27 | Cả 2 bài | Tích hợp thành chủ đề “Cảm ứng ở động vật” | ||
2 | Bài 28. Điện thế nghỉ | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
3 | Bài 29. Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
4 | Bài 30. Truyền tin qua xináp | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
5 | Bài 31. Tập tính của động vật | Mục III - Cơ sở thần kinh của tập tính | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
Bài 32. Tập tính của động vật (tiếp theo) | Mục IV - Một số hình thức học tập ở động vật. | Không dạy chi tiết chỉ giới thiệu các hình thức học tập ở động vật | ||
Mục V - Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật | Không dạy chi tiết chỉ giới thiệu một số dạng tập tính phổ biến ở động vật | |||
Mục VI - Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất | Khuyến khích học sinh tự đọc | |||
Bài 31, Bài 32 | Cả 2 bài | Tích hợp thành chủ đề “Tập tính của động vật” | ||
6 | Bài 33. Thực hành xem phim về tập tính của động vật | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự thực hiện | |
7 | Chương III. Sinh trưởng và phát triển A. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật | Bài 34. Sinh trưởng ở thực vật | Mục II - Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp | Khuyến khích học sinh tự đọc |
8 | Bài 35. Hoocmôn thực vật | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
9 | Bài 36. Phát triển ở thực vật có hoa | Mục II - Những nhân tố chi phối sự ra hoa | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
10 | B. Sinh trưởng và phát triển ở động vật | Bài 38. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật | Cả 2 bài | - Không dạy chi tiết, chỉ liệt kê các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật - Tích hợp 2 bài thành chủ đề “Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật” |
Bài 39. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo) | ||||
11 |
| Bài 40. Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự thực hiện |
12 | Chương IV. Sinh sản A. Sinh sản ở thực vật | Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật | Mục II - Sinh sản vô tính ở thực vật | Không dạy chi tiết, chỉ liệt kê các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật và vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người. |
13 | Bài 42. Sinh sản hữu tính ở thực vật | Mục II - 1. Cấu tạo của hoa | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
Mục II - 3. Quá trình thụ phấn và thụ tinh | Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu | |||
Mục II - 4. Quá trình hình thành hạt, quả | ||||
Bài 41, Bài 42 | Cả 2 bài | Tích hợp các nội dung còn lại thành chủ đề “Sinh sản ở thực vật” | ||
14 | Bài 43. Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự thực hiện | |
15 | B - Sinh sản ở động vật | Bài 44. Sinh sản vô tính ở động vật | Mục I - Sinh sản vô tính là gì? | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Mục II - Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật | Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu các hình thức sinh sản vô tính ở động vật | |||
Mục III - Ứng dụng | Khuyến khích học sinh tự đọc | |||
Bài 45. Sinh sản hữu tính ở động vật | Mục I - Sinh sản hữu tính là gì? | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Mục III - Các hình thức thụ tinh | Không dạy chi tiết, chỉ liệt kê các hình thức. | |||
Mục IV - Đẻ trứng và đẻ con | Khuyến khích học sinh tự đọc | |||
16 | Bài 44, Bài 45 | Cả 2 bài | Tích hợp thành chủ đề “Sinh sản ở động vật” | |
Bài 46. Cơ chế điều hòa sinh sản | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc |
3. Lớp 12
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Chương I. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa | Bài 24. Các bằng chứng tiến hóa | Mục I. Bằng chứng giải phẫu so sánh | Khuyến khích học sinh tự đọc |
2 | Bài 25. Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn | Mục II. Khái niệm chọn lọc nhân tạo | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
3 | Bài 28. Loài | Mục II - Các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
4 | Chương II. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất | Bài 32. Nguồn gốc sự sống | Cả bài | Chỉ dạy phần dẫn (7 dòng trên mục I) và phần ghi nhớ cuối bài, không dạy các phần còn lại |
5 | Bài 33. Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất | Mục I - Hóa thạch và vai trò của các hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
Mục II - 1. Hiện tượng trôi dạt lục địa | Khuyến khích học sinh tự đọc | |||
| Mục II - 2. Sinh vật trong các đại địa chất | Không dạy chi tiết, chỉ liệt kê các đại địa chất và sinh vật điển hình trong các đại | ||
6 | Phần VII. Sinh thái học Chương I. Cá thể và quần thể sinh vật | Bài 35. Môi trường và các nhân tố sinh thái | Mục I - Môi trường sống và các nhân tố sinh thái | Khuyến khích học sinh tự đọc |
7 | Bài 36. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể | Mục I. Quá trình hình thành quần thể sinh vật | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
Mục II - Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể | Khuyến khích học sinh tự đọc | |||
8 | Bài 37. Các đặc trưng cơ bản của quần thể | Cả bài | Không dạy chi tiết, chỉ giới thiệu các đặc trưng cơ bản của quần thể | |
Bảng 37.1; 37.2; 37.3 | Khuyến khích học sinh tự đọc | |||
9 | Bài 38. Các đặc trưng cơ bản của quần thể (tiếp theo) | Mục VI. Tăng trưởng của quần thể sinh vật | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
Mục VII. Tăng trưởng của quần thể người | ||||
10 |
| Bài 39. Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc |
11 | Chương II. Quần xã sinh vật | Bài 41. Diễn thế sinh thái | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc |
12 | Chương III. Hệ sinh thái, Sinh quyển và bảo vệ môi trường | Bài 42. Hệ sinh thái | Mục III - Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất | Khuyến khích học sinh tự đọc |
13 | Bài 43. Trao đổi chất trong hệ sinh thái | Mục II - Tháp sinh thái | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
14 | Bài 44. Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển | Mục I. Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hóa | Khuyến khích học sinh tự đọc | |
| Mục III - Sinh quyển | |||
15 | Bài 46. Thực hành: Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự thực hiện |
___________________________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN TIẾNG ANH
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, người đứng đầu các cơ sở giáo dục trung học, các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 6
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | UNIT 9: THE BODY | A3, 4, 5, 6, 7 | Không dạy |
B5 | Không dạy | ||
2 | UNIT 10: STAYING HEALTHY | A4, 5, 6 | Không dạy |
B4,5 | Không dạy | ||
3 | UNIT 11: WHAT DO YOU EAT? | A3, 4 | Không dạy |
B1, 2, 3, 4, 5 | Không dạy | ||
4 | UNIT 12: SPORTS AND PASTIMES | A3, 4 | Không dạy |
B1, 2, 3, 4, 5 | Không dạy | ||
C5, 6 | Khuyến khích học sinh tự học | ||
5 | UNIT 13: ACTIVITIES AND THE SEASONS | A1, 5 | Không dạy |
B2 | Không dạy | ||
6 | UNIT 14: MAKING PLANS | A4, 5 | Không dạy |
B1, 2, 3, 4, 5, 6 | Khuyến khích học sinh tự học | ||
7 | UNIT 15: COUNTRIES | A4, 5, 6 | Không dạy |
C1, 2 | Không dạy | ||
8 | UNIT 16: MAN AND THE ENVIRONMENT | A3, 4, 5 | Không dạy |
B2,3,4,5,6 | Không dạy | ||
9 | GRAMMAR PRACTICE | Tất cả | Khuyến khích học sinh tự làm |
2. Lớp 7
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | UNIT 9: AT HOME AND AWAY | A3, 4 | Không dạy |
B1, 2 | Không dạy | ||
2 | UNIT 10: HEALTH AND HYGIENE | A2, 3 | Không dạy |
B2, 4, 5 | Không dạy | ||
3 | UNIT 11: KEEP FIT, STAY HEALTHY | A2, 3 | Không dạy |
B3, 4 | Không dạy | ||
4 | UNIT 12: LET'S EAT | A2, 3, 4 | Không dạy |
B4 | Không dạy | ||
5 | UNIT 13: ACTIVITIES | A2 | Không dạy |
B2 | Không dạy | ||
B3 | Khuyến khích học sinh tự học | ||
6 | UNIT 14: FREE TIME FUN | A1 | Khuyến khích học sinh tự học |
A2, 3 | Không dạy | ||
B2, 3, 4 | Không dạy | ||
7 | UNIT 15: GOING OUT | B2, 3, 4 | Không dạy |
8 | UNIT 16: PEOPLE AND PLACES | A3, 4 | Khuyến khích học sinh tự học |
B4, 5 | Không dạy | ||
9 | LANGUAGE FOCUS | 1, 2, 3, 4, 5 | Khuyến khích học sinh tự làm |
3. Lớp 8
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | UNIT 9: A FIRST-AID COURSE | LISTEN | Không dạy |
WRITE | Khuyến khích học sinh tự học | ||
2 | UNIT 10: RECYCLING | SPEAK & LISTEN | Không dạy |
WRITE | Không dạy | ||
3 | UNIT 11: TRAVELING AROUND VIET NAM | LISTEN | Không dạy |
WRITE | Khuyến khích học sinh tự học | ||
4 | UNIT 12: A VACATION ABROAD | SPEAK & LISTEN | Không dạy |
WRITE | Không dạy | ||
5 | UNIT 13: FESTIVALS | SPEAK | Không dạy |
LISTEN | Không dạy | ||
WRITE | Khuyến khích học sinh tự học | ||
6 | UNIT 14: WONDERS OF THE WORLD | SPEAK & LISTEN | Không dạy |
WRITE | Khuyến khích học sinh tự học | ||
7 | UNIT 15: COMPUTERS | GETTING STARTED; LISTEN AND READ | Không dạy |
SPEAK | Không dạy | ||
LISTEN | Không dạy | ||
WRITE | Khuyến khích học sinh tự học | ||
8 | UNIT 16: INVENTIONS | CẢ BÀI | Không dạy |
4. Lớp 9
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | UNIT 6: THE ENVIRONMENT | LISTEN | Không dạy |
WRITE | Khuyến khích học sinh tự học | ||
2 | UNIT 7: SAVING ENERGY | LISTEN | Không dạy |
WRITE | Khuyến khích học sinh tự học | ||
4 | UNIT 8: CELEBRATIONS | LISTEN | Không dạy |
WRITE | Khuyến khích học sinh tự học | ||
6 | UNIT 9: NATURAL DISASTERS | SPEAK AND LISTEN | Không dạy |
LANGUAGE FOCUS EX2, EX3. EX4 | Không dạy | ||
8 | UNIT 10: LIFE ON OTHER PLANETS | SPEAK AND LISTEN | Không dạy |
READ: PART A | Không dạy | ||
WRITE | Khuyến khích học sinh tự học |
_______________________________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN TIẾNG ANH
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, người đứng đầu các cơ sở giáo dục trung học, các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 10
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | UNIT 9: UNDERSEA WORLD | SPEAKING | Không dạy |
LISTENING | Không dạy | ||
2 | UNIT 10: CONSERVATION | SPEAKING | Không dạy |
LISTENING | Không dạy | ||
3 | UNIT 11: NATIONAL PARKS | LISTENING | Không dạy |
WRITING | Không dạy | ||
4 | UNIT 12: MUSIC | LISTENING | Không dạy |
WRITING | Không dạy | ||
5 | UNIT 13: FILMS AND CINEMA | SPEAKING | Không dạy |
WRITING | Không dạy | ||
6 | UNIT 14: THE WORLD CUP | SPEAKING | Không dạy |
LISTENING | Không dạy | ||
7 | UNIT 15: CITIES | CẢ BÀI | Không dạy |
8 | UNIT 16: HISTORICAL PLACES | SPEAKING | Không dạy |
LISTENING | Không dạy | ||
WRITING | Không dạy | ||
9 | TEST YOURSELF | A, B, C, D, E, F | Khuyến khích học sinh tự làm |
2. Lớp 11
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | UNIT 9: THE POST OFFICE | SPEAKING | Không dạy |
WRITING | Không dạy | ||
2 | UNIT 10: NATURE IN DANGER | SPEAKING | Không dạy |
WRITING | Không dạy | ||
3 | UNIT 11: SOURCES OF ENERGY | LISTENING | Không dạy |
WRITING | Không dạy | ||
4 | UNIT 12: THE ASIAN GAMES | LISTENING | Không dạy |
SPEAKING | Không dạy | ||
5 | UNIT 13: HOBBIES | LISTENING | Không dạy |
WRITING | Không dạy | ||
6 | UNIT 14: RECREATION | CẢ BÀI | Không dạy |
7 | UNIT 15: SPACE CONQEST | LISTENING | Không dạy |
SPEAKING | Không dạy | ||
WRITING | Không dạy | ||
8 | UNIT 16: THE WONDERS OF THE WORLD | SPEAKING | Không dạy |
WRITING | Không dạy | ||
9 | TEST YOURSELF | A, B, C, D, E, F | Khuyến khích học sinh tự làm |
3. Lớp 12
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | UNIT 9: DESERTS | CẢ BÀI | Không dạy |
2 | UNIT 10: ENDANGERED SPECIES | PRONUNCIATION trong LANGUAGE FOCUS | Không dạy |
3 | UNIT 11: BOOKS | PRONUNCIATION trong LANGUAGE FOCUS | Không dạy |
4 | UNIT 12: WATER SPORTS | LISTENING | Không dạy |
WRITING | Không dạy | ||
LANGUAGE FOCUS | Không dạy | ||
5 | UNIT 13: THE 22ND SEA GAMES | LISTENING | Không dạy |
WRITING | Không dạy | ||
READING | Không dạy | ||
SPEAKING | Không dạy | ||
6 | UNIT 14: INTERNATIONAL ORGANIZATIONS | PRONUNCIATION trong LANGUAGE FOCUS | Không dạy |
7 | UNIT 15: WOMEN IN SOCIETY | LISTENING | Không dạy |
WRITING | Không dạy | ||
PRONUNCIATION trong LANGUAGE FOCUS | Không dạy | ||
8 | UNIT 16: THE ASSOCIATION OF SOUTHEST ASIANNATIONS | LISTENING | Không dạy |
WRITING | Không dạy | ||
SPEAKING | Không dạy | ||
PRONUNCIATION trong LANGUAGE FOCUS | Không dạy | ||
9 | TEST YOURSELF | A, B, C, D, E, F | Khuyến khích học sinh tự làm |
___________________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN TIẾNG NGA
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, người đứng đầu các cơ sở giáo dục trung học, các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 6
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 16 | Bài tập 2 | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 3, 6, 9 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
2 | Bài 17 | Bài tập 5 | Không dạy |
Bài tập 8 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
3 | Bài 18 | Bài tập 2, 5, 8 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 9 | Tự học có hướng dẫn | ||
4 | Bài 19 | Bài tập 3, 7 | Không dạy |
Bài tập 9 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
5 | Bài 20 | Cả bài | Tự học có hướng dẫn |
6 | Bài 21 | Bài tập 2, 4 | Không dạy |
Bài tập 6, 8 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
7 | Bài 22 | Bài tập 3, 5, 6 | Không dạy |
Bài tập 8, 9 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
8 | Bài 23 | Bài tập 3 | Không dạy |
Bài tập 7 (câu 3, 4, 5), 9 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Bài tập 8 | Tự học có hướng dẫn | ||
9 | Bài 24 | Bài tập 3, 6, 8 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 9 | Tự học có hướng dẫn | ||
10 | Bài 25 | Cả bài | Tự học có hướng dẫn |
11 | Bài 26 | Bài tập 3, 5 | Không dạy |
Bài tập 9 | Tự học có hướng dẫn | ||
12 | Bài 27 | Bài tập 3, 8 | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 6 | Không dạy | ||
13 | Bài 28 | Bài tập 2, 8 | Không dạy |
Bài tập 7, 9 | Tự học có hướng dẫn | ||
14 | Bài 29 | Bài tập 8 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 7, 9 | Tự học có hướng dẫn | ||
15 | Bài 30 | Cả bài | Tự học có hướng dẫn |
2. Lớp 7
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 16 | Bài tập 3, 7, 9 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 8 | Tự học có hướng dẫn | ||
2 | Bài 17 | Bài tập 1, 4, 7 | Không dạy |
Bài tập 8 | Tự học có hướng dẫn | ||
3 | Bài 18 | Bài tập 3, 6 | Không dạy |
Bài tập 7, 9 | Tự học có hướng dẫn | ||
4 | Bài 19 | Bài tập 4, 6, 8 | Không dạy |
Bài tập 9 | Tự học có hướng dẫn | ||
5 | Bài 20 | Cả bài | Tự học có hướng dẫn |
6 | Bài 21 | Bài tập 3, 6 | Không dạy |
Bài tập 9 | Tự học có hướng dẫn | ||
7 | Bài 22 | Bài tập 1, 3, 6, 7 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 9 | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
8 | Bài 23 | Bài tập 3, 5 (phần 2), 8 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 9 | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
9 | Bài 24 | Bài tập 4, 6, 8 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 9 | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
10 | Bài 25 | Cả bài | Tự học có hướng dẫn |
11 | Bài 26 | Bài tập 2, 5, 8 (phần 1), 9 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 8 (phần 2) | Tự học có hướng dẫn | ||
12 | Bài 27 | Bài tập 3, 6, 8 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 10 | Tự học có hướng dẫn | ||
13 | Bài 28 | Bài tập 2, 5 | Không dạy |
Bài tập 6, 7 (phần 2), 9 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
14 | Bài 29 | Bài tập 2, 6 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 8 | Không yêu cầu học sinh nêu lí do | ||
Bài tập 9 | Tự học có hướng dẫn | ||
15 | Bài 30 | Cả bài | Tự học có hướng dẫn |
3. Lớp 8
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 16 | Bài tập 3, 6 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 9 | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
2 | Bài 17 | Bài tập 2, 4, 6 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 9 | Tự học có hướng dẫn | ||
3 | Bài 18 | Bài tập 2, 7 | Không dạy |
Bài tập 9 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Bài tập 10 | Tự học có hướng dẫn | ||
4 | Bài 19 | Bài tập 1, | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 3, 5 | Không dạy | ||
Bài tập 9 | Tự học có hướng dẫn | ||
5 | Bài 20 | Cả bài | Tự học có hướng dẫn |
6 | Bài 21 | Bài tập 3, 6 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 9 | Tự học có hướng dẫn, không cần trả lời câu hỏi “Tại sao?” | ||
7 | Bài 22 | Bài tập 3, 6 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 9 | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
8 | Bài 23 | Bài tập 2,6 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 9 | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
9 | Bài 24 | Bài tập 3 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 9 | Tự học có hướng dẫn | ||
10 | Bài 25 | Cả bài | Tự học có hướng dẫn |
11 | Bài 26 | Bài tập 3, 8 | Không dạy |
Bài tập 9 | Tự học có hướng dẫn | ||
12 | Bài 27 | Bài tập 2, 5 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 9, 10 | Tự học có hướng dẫn | ||
13 | Bài 28 | Bài tập 3, 8 | Không dạy |
Bài tập 9 | Tự học có hướng dẫn | ||
14 | Bài 29 | Bài tập 3 | Không dạy |
Bài tập 9 | Tự học có hướng dẫn | ||
15 | Bài 30 | Cả bài | Tự học có hướng dẫn |
4. Lớp 9
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 8 | Bài tập 3, 6, 10 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 12 | Tự học có hướng dẫn | ||
2 | Bài 9 | Bài tập 2 (phần E), 3, 6 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập13 | Tự học có hướng dẫn | ||
3 | Bài 10 | Cả bài | Tự học có hướng dẫn |
4 | Bài 11 | Bài tập 3,9 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 12 | Tự học có hướng dẫn | ||
5 | Bài 12 | Bài tập 3, 6 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 14 | Tự học có hướng dẫn | ||
6 | Bài 13 | Bài tập 3, 6, 8 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 14 | Tự học có hướng dẫn | ||
7 | Bài 14 | Bài tập 3 | Không dạy |
Bài tập 10, 14 | Tự học có hướng dẫn | ||
8 | Bài 15 | Cả bài | Tự học có hướng dẫn |
______________________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN TIẾNG NGA
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, người đứng đầu các cơ sở giáo dục trung học, các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 10
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 16 | Bài tập 3, 9 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 10 | Tự học có hướng dẫn | ||
2 | Bài 17 | Bài tập 3, 6, 9 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 10 | Tự học có hướng dẫn | ||
3 | Bài 18 | Bài tập 3, 5, 7 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 11 | Tự học có hướng dẫn | ||
4 | Bài 19 | Bài tập 3, 7 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 10 | Tự học có hướng dẫn | ||
5 | Bài 20 | Cả bài | Tự học có hướng dẫn |
6 | Bài 21 | Bài tập 3, 7 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 14 | Tự học có hướng dẫn | ||
7 | Bài 22 | Bài tập 3, 6, 9 | Khuyến khích học sinh tự làm |
8 | Bài 23 | Bài tập 3, 6 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 9 | Tự học có hướng dẫn | ||
9 | Bài 24 | Bài tập 3, 6 (phần E), 9 | Khuyến khích học sinh tự làm |
10 | Bài 25 | Cả bài | Tự học có hướng dẫn |
11 | Bài 26 | Bài tập 4, 11 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 6, 10 | Tự học có hướng dẫn | ||
12 | Bài 27 | Bài tập 4, 10 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 6, 9 | Tự học có hướng dẫn | ||
13 | Bài 28 | Bài tập 4, 10 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 6 | Tự học có hướng dẫn | ||
14 | Bài 29 | Bài tập 4, 10 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Bài tập 6 | Tự học có hướng dẫn | ||
15 | Bài 30 | Cả bài | Tự học có hướng dẫn |
2. Lớp 11
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 16 | Bài tập 2 | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 7, 8, 9, 10 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
2 | Bài 17 | Bài tập 3, 10 | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 7, 8, 9 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
3 | Bài 18 | Bài tập 10 | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 7, 8, 9 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
4 | Bài 19 | Bài tập 1, 4 | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 9, 11 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
5 | Bài 20 | Cả bài | Tự học có hướng dẫn |
6 | Bài 21 | Bài tập 1, 10, 11 | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 8, 9 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
7 | Bài 22 | Bài tập 3, 10 | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 7, 8, 9 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
8 | Bài 23 | Bài tập 3 (phần A), 10 | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 7, 8, 9 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
9 | Bài 24 | Bài tập 1, 11 | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 8, 9, 10 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
10 | Bài 25 | Cả bài | Tự học có hướng dẫn |
11 | Bài 26 | Bài tập 3, 10 | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 7, 8, 9 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
12 | Bài 27 | Bài tập 3, 10 | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 7, 8, 9 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
13 | Bài 28 | Bài tập 4 | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 8, 9, 10 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
14 | Bài 29 | Bài tập 3, 10, 11 | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 6, 7, 8, 9 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
15 | Bài 30 | Cả bài | Tự học có hướng dẫn |
3. Lớp 12
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 8 | Bài tập 4, 9, 12, 17 | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 10, 11, 15, 16 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
2 | Bài 9 | Bài tập 8, 9, 10 | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 11, 14, 17, 18 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Bài tập 4, 6, 12 | Tự học có hướng dẫn | ||
3 | Bài 10 | Cả bài | Tự học có hướng dẫn |
4 | Bài 11 | Bài tập 6, 7, 8, 13, 18 | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 4, 9, 16, 17, 19 (phần E) | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
5 | Bài 12 | Bài tập 4, 10, 13, 17 | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 7 (phần A), 11, 12 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
6 | Bài 13 | Bài tập 5, 9, 15, 18 | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 6, 10, 13, 14 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
7 | Bài 14 | Bài tập 5, 11, 14, 16 | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 6, 7, 8, 15, 19 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
8 | Bài 15 | Cả bài | Tự học có hướng dẫn |
_______________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN TIẾNG PHÁP
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 6
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Lecçon 13. Dans une boutique de souvenirs | Bài tập 3 (trang 62) và 5 (trang 63) | Không dạy |
2 | Leçon 14. Nous rangeons ta chambre | Bài tập 2 (trang 66) và 4 (trang 67) | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 5 (trang 67) | Khuyến khích học sinh tự học | ||
3 | Leçon 15. Comment allez au zoo ? | Bài tập 4 (trang 71) | Khuyến khích học sinh tự học |
Bài tập 6 (trang 71) | Tự học có hướng dẫn | ||
4 | Leçon 16. Promenade en bateau | Bài tập 1 (trang 74) và 4 (trang 75) | Không dạy |
Bài tập 5 (trang 75) | Tự học có hướng dẫn | ||
5 | Révision 4 | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự học |
6 | Leçon 17. À l'entrée du zoo | Bài tập 1 (trang 80) | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 2 (trang 80) | Không dạy | ||
Bài tập 5 (trang 81) | Tự học có hướng dẫn (chuyển thành bài tập luyện kỹ năng viết câu đơn lẻ.) | ||
7 | Leçon 18. Jeux vidéo ou bandes dessinées | Bài tập 3 (trang 84) và 5 ( trang 85) | Tự học có hướng dẫn |
8 | Leçon 19. Une excursion à la campagne | Bài tập 2 (trang 88) và 5 (trang 89) | Không dạy |
9 | Leçon 20. Qu’est-ce qu’il faut emporter ? | Bài tập 2 (trang 92) và 3 (trang 93) | Khuyến khích học sinh tự học |
10 | Révision 5 | Cả bài | Không dạy |
11 | Leçon 21. Il est quelle heure ? | Bài tập 4 (trang 98) | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 5 (trang 99) | Không dạy | ||
12 | Leçon 22. Nous sommes quel jour aujourd’hui | Bài tập 3 và 4 (trang 102) | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 5 và 7 ( trang 103) | Không dạy | ||
13 | Leçon 23. Qu’est-ce qu’on va faire ? | Bài tập 2 (trang 106) | Khuyến khích học sinh tự học |
Bài tập 4 và 5 (trang 107) | Tự học có hướng dẫn | ||
14 | Leçon 24. Pourquoi est-ce qu’il ne vient pas ? | Bài tập 2 (trang 110) | Không dạy |
Bài tập 4 (trang 111) | Tự học có hướng dẫn | ||
15 | Révision 6 | Cả bài | Không dạy |
2. Lớp 7
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Leçon 13. Bulletin météo | Bài tập 3 (trang 86) | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 4 (trang 87) | Không dạy | ||
2 | Leçon 14. Les saisons et le calendrier scolaire français | Bài tập 3 (trang 91) | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 6 (trang 92) | Khuyến khích học sinh tự học | ||
3 | Leçon 15. Une leçon de géographie | Bài tập 2 (trang 95) | Không dạy |
Bài tập 4 (trang 96) | Tự học có hướng dẫn | ||
4 | Leçon 16. Une lettre parisienne | Bài tập 4 (trang 102) | Tự học có hướng dẫn. Chuyển thành bài tập ngữ pháp. |
5 | Révision 4 | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự học |
6 | Leçon 17. Ils aiment bien le foot | Bài tập 3 (trang 113) | Không dạy |
Bài tập 5 (trang 115) | Tự học có hướng dẫn | ||
7 | Leçon 18. Il y a un peu trop de foot à la télé | Bài tập 1 (trang 118) và 4 (trang 119) | Chỉ chọn 1 trong các tình huống để làm hội thoại. |
8 | Leçon 19. Comment tu le trouves ? | Bài tập 2 (trang 123) | Không dạy |
Bài tập 3 (trang 123) | Chỉ thực hiện 1 hội thoại theo mẫu. | ||
9 | Leçon 20. Quelle belle fête ! | Tableau 41 (trang 127) | Chỉ dạy beaucoup, un peu và pas du tout |
Bài tập 5 (trang 128) | Không dạy | ||
10 | Révision 5 | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự học |
11 | Leçon 21. Réveillez-vous, les enfants ! | Bài tập 3 (trang 140) | Tự học có hướng dẫn. |
Bài tập 5 (trang 141) | Tự học có hướng dẫn (Chuyển thành bài tập ngữ pháp) | ||
12 | Leçon 22. Je me suis levé à 9 heures | Bài tập 5 (trang 146) | Tự học có hướng dẫn |
13 | Leçon 23. La production du pain bio | Bài tập 4 (trang 151) | Tự học có hướng dẫn |
14 | Leçon 24. Ils élèvent aussi des vaches | Bài tập 1 (trang 154) | Không dạy |
Tableau 50 và bài tập 3 ; 4 (trang 155) | Khuyến khích học sinh tự học | ||
15 | Révision 6 | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự học |
3. Lớp 8
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Leçon 13. Un souvenir inoubliable | Bài tập 1 (trang 85) | Khuyến khích học sinh tự học |
Bài tập 3 (trang 86) | Tự học có hướng dẫn. Giáo viên điều chỉnh yêu cầu, đề xuất điền trước 50% số động từ cần chia, đặc biệt tính tới sự đan xen giữa p.c và imparfait. | ||
2 | Leçon 14. Qu’est-ce qui vous est arrivé ? | Tableau 28 và bài tập 3 (trang 91) | Khuyến khích học sinh tự học |
Bài tập 4 (trang 92) | Tự học có hướng dẫn | ||
3 | Leçon 15. Chez l’horloger | Bài tập 4 (trang 96) | Không dạy |
Bài tập 5 (trang 97) | Tự học có hướng dẫn | ||
4 | Leçon 16. Un repas d’adieu | Bài tập 3 (trang 101) | Khuyến khích học sinh tự học |
Bài tập 6 (trang 103) | Tự học có hướng dẫn | ||
5 | Révision 4 | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự học |
6 | Leçon 17. Où est-ce tu vas passer tes vacances cette année ? | Bài tập 2 (trang 114) và 5 (trang 115) | Tự học có hướng dẫn |
7 | Leçon 18. Qu’est-ce que la Francophonie ? | Bài tập 1 (trang 118) và 4 (trang 119) | Không dạy |
8 | Leçon 19. Le VIIe sommet de la Francophonie | Bài tập 3 (trang 124) | Không dạy |
Bài tập 5 (trang125) | Tự học có hướng dẫn | ||
9 | Leçon 20. La Belgique, pays multilingue | Bài tập 1 (trang 128) và 3 (trang 129) | Không dạy |
10 | Leçons 18, 19 và 20 | Bài đọc (trang 116, 121, 126) | Dạy tích hợp 3 bài đọc theo cùng chủ điểm trong 2 tiết. |
11 | Révision 5 | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự học |
12 | Leçon 21. Fait-il trop chaud sur la terre ? | Bài tập 2 (trang 139) và 7 (trang 141) | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 3 (trang 140) | Không dạy | ||
13 | Leçon 22. Déchets : Attention à la pollution | Bài tập 2 (trang 144) | Không dạy |
Bài tập 5 (trang 145) | Tự học có hướng dẫn. Chuyển thành bài tập ngữ pháp. | ||
14 | Leçons 21 và 22 | Bài đọc (trang 137, 142) | Dạy tích hợp 2 bài đọc theo chủ điểm trong 1 tiết. |
15 | Leçon 23. Association jeunes-nature | Bài tập 3; 4 (trang 150) | Khuyến khích học sinh tự học |
4. Lớp 9
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Leçon 7. Il y a plus de 100 ans ... Le cinéma s'anime | Bài tập 1 (trang 53) và 8 (trang 56) | Khuyến khích học sinh tự học |
Bài tập 3 (trang 54) và 6 (trang 55) | Không dạy | ||
Bài tập 5 (trang 55) | Tự học có hướng dẫn | ||
2 | Leçon 8. La puce saute sur une carte | Bài tập 3 (trang 59); 4 (trang 60) và 8 (trang 62) | Khuyến khích học sinh tự học |
Tableau 24 (trang 61) “Caractériser un objet” | Chỉ dạy: forme, couleur, poids, fonctions, qualités. | ||
Bài tập 6 và 7 (trang 61) | Không dạy | ||
3 | Leçon 9. L’aspirine, un médicament | Bài tập 3 (trang 66) | Không dạy |
Bài tập 5 (trang 66) và 9 (trang 68) | Khuyến khích học sinh tự học | ||
4 | Révision 3 | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự học |
5 | Leçon 10. La Francophonie dans le monde | Bài tập 1 (trang 77) và 6 (trang 79) | Không dạy |
Tableau 30 (trang 79) | Không dạy chi tiết hai nội dung 1 và 2 (chỉ giới thiệu cách sử dụng và giải thích các ví dụ). Tích hợp nội dung 3 vào Tableau 29. | ||
Bài tập 7 (trang 79) ; 8 và 9 (trang 80) | Tự học có hướng dẫn | ||
6 | Leçon 11. La Francophonie au Canada | Bài tập 1 (trang 83) | Khuyến khích học sinh tự học |
Bài tập 3, 4 (trang 84) và 7 (trang 85) | Tự học có hướng dẫn | ||
7 | Leçon 12. Louis Braille | Tableau 33 và bài tập 1(trang 89) ; Tableau 34 (trang 90) | Khuyến khích học sinh tự học |
Bài tập 4, 5, 6 (trang 90, 91) | Không dạy | ||
8 | Révision 4 | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự học |
___________________________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN: TIẾNG PHÁP
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 10
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Leçon 7. Quand la science-fiction devient la réalité | Bài tập 3 trang 65 (từ vựng) | Khuyến khích học sinh tự học |
Bài tập 5 trang 66 (ngữ pháp); 7 trang 67 (ngữ pháp) | Không dạy | ||
Hoạt động 10 trang 69 (viết) | Tự học có hướng dẫn | ||
2 | Leçon 8. L’informatique: d’hier à aujourd’hui | Bài tập 2 trang 72 (từ vựng); 4 trang 73 (ngữ pháp) | Khuyến khích học sinh tự học |
Bài tập 5 trang 74 (ngữ pháp); Hoạt động 7 trang 75 (nghe) | Không dạy | ||
Hoạt động 9 trang 76 (viết) | Tự học có hướng dẫn | ||
3 | Révision 4 | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự học |
4 | Récréation 4 | Cả bài | Không dạy |
5 | Leçon 9. Thomas Alva Edison | Bài tập 1 trang 84 (từ vựng) ; 2 trang 85 (ngữ pháp) | Không dạy |
Hoạt động 8 trang 88 (nói) | Tự học có hướng dẫn | ||
6 | Leçon 10. Albert Einstein | Bài tập 2, 3 trang 91 (từ vựng); Hoạt động 9, 10 trang 95 (nói) | Không dạy |
Bài tập 5 trang 92 (ngữ pháp); 7 trang 93 (ngữ pháp) | Khuyến khích học sinh tự học | ||
7 | Révision 5 | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự học |
8 | Récréation 5 | Cả bài | Không dạy |
9 | Leçon 11. Le Laos, pays du million d'éléphants | Bài tập 2, 3 trang 103 (từ vựng) ; 4 trang 104 (ngữ pháp) | Khuyến khích học sinh tự học |
Bài tập số 6 trang 105 (ngữ pháp) | Không dạy | ||
Hoạt động 10 trang 107 (viết) | Tự học có hướng dẫn | ||
10 | Leçon 12. Visite au pays du sourire | Bài tập 1 trang 110 (từ vựng); 4 trang 112 (ngữ pháp); Hoạt động 6 trang 113 (nghe) | Không dạy |
11 | Révision 6 | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự học |
12 | Récréation 6 | Cả bài | Không dạy |
2. Lớp 11
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Leçon 7. Histoire de 1'Internet | Bài tập 4, 5 trang 75 (từ vựng); 8 trang 77 (ngữ pháp) | Khuyến khích học sinh tự học |
Hoạt động 11 trang 79 (viết) | Tự học có hướng dẫn | ||
2 | Leçon 8. À quoi sert l'Internet ? | Bài tập 4 trang 82 (từ vựng) | Không dạy |
Bài tập 6 trang 83 (ngữ pháp); 8 trang 84 (ngữ pháp) | Khuyến khích học sinh tự học | ||
Hoạt động 11 trang 86 (viết) | Tự học có hướng dẫn | ||
3 | Bilan 4 | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự học |
4 | Récréation 4 | Cả bài | Không dạy |
5 | Leçon 9. « Aux grands hommes la patrie reconnaissante ! » | Bài tập 3 trang 95 (từ vựng); 7 trang 97 (ngữ pháp); 9 trang 98 (ngữ pháp) | Khuyến khích học sinh tự học |
Bài tập 5 trang 95 (từ vựng) | Không dạy | ||
Hoạt động 11 trang 99 (nói); 12 trang 99 (viết) | Tự học có hướng dẫn | ||
6 | Leçon 10. Monseigneur Bienvenu | Bài tập 3 trang 102 (từ vựng); 6 trang 103 (ngữ pháp); 9 trang 105 (ngữ pháp) | Khuyến khích học sinh tự học |
Bài tập 5 trang 102 (từ vựng) | Không dạy | ||
Hoạt động 11 trang 106 (nói) ; 12 trang 106 (viết) | Tự học có hướng dẫn | ||
7 | Bilan 5 | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự học |
8 | Récréation 5 | Cả bài | Không dạy |
9 | Leçon 11. L'Égypte | Bài tập 3, 4 trang 115 (từ vựng) | Khuyến khích học sinh tự học |
Bài tập 5 trang 116 (ngữ pháp) | Không dạy | ||
Hoạt động 11 trang 119 (viết) | Tự học có hướng dẫn | ||
10 | Leçon 12. Liban, pays de 10000 ans d’histoire | Bài tập 3 trang 122 (từ vựng) | Không dạy |
Bài tập 4 trang 122 (từ vựng); 6 trang 124 (ngữ pháp) | Khuyến khích học sinh tự học | ||
Hoạt động 10 trang 126 (viết) | Tự học có hướng dẫn | ||
11 | Bilan 6 | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự học |
12 | Récréation 6 | Cả bài | Không dạy |
3. Lớp 12
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Leçon 7. Comment s'investir ? | Bài tập 4, 5 trang 75 (từ vựng); 7 trang 76 (ngữ pháp); 10 trang 78 (ngữ pháp) | Khuyến khích học sinh tự học |
Hoạt động 13 trang 80 (viết) | Tự học có hướng dẫn | ||
2 | Leçon 8. Monpellier roule propre | Bài tập 4 trang 83 (từ vựng); 8 trang 86 (ngữ pháp); Hoạt động 12 trang 88 (nghe) | Khuyến khích học sinh tự học |
Bài tập 5 trang 84 (từ vựng); Tableau « Pour exprimer le regret » trang 86; bài tập 9, 10, 11 trang 87 (ngữ pháp) | Không dạy | ||
Hoạt động 14 trang 89 (viết) | Tự học có hướng dẫn | ||
3 | Bilan 4 | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự học |
4 | Récréation 4 | Cả bài | Không dạy |
5 | Leçon 9. Musée d'art contemporain ĐIỀM PHÙNG THỊ | Bài tập 2, 3 trang 98 (từ vựng); 7 trang 101 (ngữ pháp) | Khuyến khích học sinh tự học |
Bài tập 5 trang 99 (ngữ pháp); 8 trang 101 (ngữ pháp); Hoạt động 10 trang 103 (nói) | Không dạy | ||
Hoạt động 11 trang 103 (viết) | Tự học có hướng dẫn | ||
6 | Leçon 10. La faim n'empêche pas les enfants de jouer... | Bài tập 2 trang 106 (từ vựng) | Không dạy |
Bài tập 3 trang 106 (từ vựng); 5 trang 107 (ngữ pháp); 7 trang 108 (ngữ pháp) | Khuyến khích học sinh tự học | ||
Tabeau «Discours rapporté» trang 107 | Chỉ dạy cấu trúc câu với các động từ sau: demander, ignorer, ne pas savoir, chercher, dire, répondre, ajouter, affirmer, expliquer, annoncer. | ||
Hoạt động 10 trang 109 (viết) | Tự học có hướng dẫn | ||
7 | Bilan 5 | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự học |
8 | Récréation 5 | Cả bài | Không dạy |
9 | Leçon 11. La Bulgarie | Bài tập 1, 5 trang 119 (từ vựng); 7 trang 121 (ngữ pháp); 9 trang 122 (ngữ pháp) | Khuyến khích học sinh tự học |
Bài tập 4 trang 119 (từ vựng) | Không dạy | ||
Hoạt động 12 trang 123 (viết) | Tự học có hướng dẫn | ||
10 | Leçon 12. La Roumanie | Bài tập 3, 6 trang 126 (từ vựng) | Không dạy |
Bài tập 7 trang 127 (ngữ pháp); 9 trang 128 (ngữ pháp) | Khuyến khích học sinh tự học | ||
Hoạt động 13 trang 131 (viết) | Tự học có hướng dẫn | ||
11 | Bilan 6 | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự học |
12 | Récréation 6 | Cả bài | Không dạy |
__________________________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN TIẾNG TRUNG
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 6
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | 19 怎么走 | Từ mới số 9, 10, 11, 12, 13, 14 | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Bài tập 4 | Không dạy | ||
2 | 20 复习 | Bài ôn tập củng cố kiến thức | Khuyến khích học sinh tự làm |
3 | 21 买东西 | Hội thoại 2 và từ mới 1,12,13,14,15,16, | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Bài tập 1, 3 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
4 | 22 你看怎么样 | - Bài tập 1, 2, 3 - Hội thoại, từ mới (trừ từ 3, 4, 5, 9, 17) | Không dạy |
5 | 23 谈天气 | Hội thoại | Tự học có hướng dẫn |
Từ mới số 11 và 14 | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Bài tập 3, 4, 5 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
6 | 24 各有所好 | - Bài khóa số 2 và từ mới 9,11 - Bài tâp 1 câu c, d và bài 2 câu c | Không dạy |
Bài tập 4, 5 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
7 | 25 复习 | Bài ôn tập củng cố kiến thức | Khuyến khích học sinh tự làm |
8 | 26 早餐 | - Bài khóa 2 và từ mới số 9, 11, 12; Cấu trúc ngữ pháp 2 - Bài tập 1, 4, bài 2 câu d | Không dạy |
Bài tập 5 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
9 | 27 名胜古迹(上) | Cả bài | Không dạy |
10 | 28 名胜古迹(下) | Hội thoại, từ mới (trừ phần tiên riêng) | Tích hợp |
Tên riêng trong phần từ mới | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Bài tập 4, 5 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
11 | 29 参观游览 | Từ mới, bài khóa | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 4 | Không dạy | ||
Bài tập 5 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
12 | 30 复习 | Bài khóa, từ mới và bài tập 3 | Khuyến khích học sinh tự làm |
2. Lớp 7
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | 19 烛光 | Bài khoá, Từ mới | Tích hợp |
Bài tập 3, 5 | Không dạy | ||
2 | 20 复习(四) | Bài ôn tập củng cố kiến thức | Khuyến khích học sinh tự làm |
3 | 21 小熊掰玉米 | - Bài khóa, từ mới (trừ từ 6, 7, 8, 9, 10, 11, 14) - Bài tập 1, 4 | Không dạy |
4 | 22 太阳和彩虹 | Bài khoá, Từ mới (trừ từ mới 7, 8, 9) | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập 1, 2, 5 | Không dạy | ||
5 | 23 立交桥 | Bài khoá | Không dạy |
- Từ mới (trừ những từ 1, 2, 3, 4, 7, 8, 13, 14, 19, 20) - Ngữ pháp | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Bài tập 2, 3, 4, 5 | Không dạy | ||
6 | 24 团结起来,力量就大了 | Bài khoá, từ mới | Tích hợp |
Bài tập 1, 2 | Không dạy | ||
7 | 25 复习(五) | Bài ôn tập củng cố kiến thức | Khuyến khích học sinh tự làm |
8 | 26 猴子戴草帽 | Bài khoá, Từ mới | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Bài tập 1, 4, 5 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
9 | 27 亡羊补牢 | Bài khoá, Từ mới | Tích hợp |
Bài tập 5 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
10 | 28 泉水,坐飞船 | - Bài khóa 1, 2, từ mới - Bài tập 2, 4 | Không dạy |
11 | 29 晚会 | Bài khoá, Từ mới | Tích hợp |
Bài tập 5 | Không dạy | ||
12 | 30 复习(六) | Bài ôn tập củng cố kiến thức | Khuyến khích học sinh tự làm |
3. Lớp 8
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | 16 升旗 | Bài khoá, Từ mới | Tích hợp |
Bài tập 1, 4 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
2 | 17 你得的是感冒 | Bài khóa, ngữ pháp | Tích hợp |
Bài tập 1 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Bài tập 2, 3, 6 | Không dạy | ||
3 | 18 黎秋水的生日 | - Bài khoá, Từ mới - Ngữ pháp, bài tập 2 | Tích hợp |
Bài tập 1 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Bài tập 3, 6 | Không dạy | ||
4 | 19 学习外语要打好基础 | Từ mới, bài khóa | Tích hợp |
Bài tập 1, 2, 4 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Bài tập 6 | Không học | ||
5 | 20 复习(四) | Tiểu kết ngữ pháp | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Bài tập 6 | Không dạy | ||
6 | 21 我的房间 | - Bài khoá, Từ mới - Ngữ pháp ( Mục 1: câu tồn tại), bài tập 2, 3 | Tích hợp |
Bài tập 1 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Bài tập 6 | Không dạy | ||
7 | 22 参观展览会 | Bài khoá, Từ mới | Tích hợp |
- Ngữ pháp (động từ “有”、“是”、“在” biểu thị tồn tại) - Bài tập 3,4 | Không dạy | ||
Bài tập 1, 5, 6 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
8 | 23 参观河内守例动物园 | Bài khoá, Từ mới | Tích hợp |
Bài tập 1, 5 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Bài tập 2, 7 | Không dạy | ||
9 | 24 考场上 | Bài khoá, Từ mới, Ngữ pháp | Tích hợp |
Bài tập 1 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Bài tập 3, 6 | Không dạy | ||
10 | 25 复习(五) | Tiểu kết ngữ pháp | Khuyến khích học sinh tự đọc |
4. Lớp 9
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | 12 中国的太极拳 | - Bài khóa và từ mới - Ngữ pháp 1 | Khuyến khích học sinh tự đọc |
- Ngữ pháp 2 - Bài 2 phần c và bài 3 | Tích hợp (với ngữ pháp bài 15) | ||
Bài tập 1, 4 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Bài 5, 6 | Không dạy | ||
2 | 13 金子 | Bài khoá, Từ mới | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Ngữ pháp, bài tập 3 | Tích hợp | ||
Bài tập 1, 2, 4, 5 | Không dạy | ||
3 | 14 北京 | Bài khoá, Từ mới (trừ từ mới số 4, 11, 12, 13, 14, 19, 20, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 33) | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Ngữ pháp: Mục 3 (Biểu thị mức độ tuyệt đối) | Tự học có hướng dẫn | ||
Bài tập 1, 5, 6 | Không dạy | ||
4 | 15 保护自然环境 | Bài khoá, Từ mới | Tích hợp |
Bài tập 1, 5 | Không dạy | ||
5 | 16 课外活动 | Bài khoá, Từ mới, Ngữ pháp | Tích hợp |
Bài tập 1 | Không dạy | ||
Bài tập 5 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
6 | 17 复习(三) | Tiểu kết ngữ pháp | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Bài tập 1, 6 | Không dạy |
_____________________________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN TIẾNG TRUNG
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 10
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | 13 猫 | Từ mới số 2, 19, 26 | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Bài tập 1,2 | Không dạy | ||
Bài tập 4, từ trọng điểm | Tích hợp (giáo viên có thể sử dụng bài tập 4 làm ngữ liệu minh họa bổ sung cho phần từ trọng điểm) | ||
Bài tập 5 | Khuyến khích học sinh tự làm. | ||
2 | 14 韩国的年轻老人 | Bài khóa | Không dạy |
Từ mới 2, 4, 5, 10, 11, 12, 15, 16, 17, 28, 31 | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Bài tập số 1, 2, 6 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Bài tập 3, 4 và từ trọng điểm | Tích hợp (giáo viên có thể sử dụng bài tập 3, 4 làm ngữ liệu minh họa bổ sung cho phần từ trọng điểm) | ||
Bài tập 5 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
3 | 15 生活方式引起都市病 | Từ mới số 4, 11, 12, 19, 26 | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Bài tập số 1, 2, 7 | Không dạy | ||
Bài 3, 4 và từ trọng điểm | Tích hợp (giáo viên có thể sử dụng bài tập 3, 4 làm ngữ liệu minh họa bổ sung cho phần từ trọng điểm) | ||
4 | 16 复习(四) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc |
5 | 17 伟大的友谊 | Bài khóa | Không dạy |
Từ mới số 8, 9, 10, 11, 14, 15, 21, 22, 27, 32, 33, 36, 37, 38, 39 | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Bài tập số 1, 2, 6, 7 | Không dạy | ||
Bài tập 4, từ trọng điểm | Tích hợp (giáo viên có thể sử dụng bài tập 4 làm ngữ liệu minh họa bổ sung cho phần từ trọng điểm) | ||
Bài tập 5 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
6 | 18 中国菜系 | Từ mới số 22, 23, 25, 27, 30 | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Bài tập 1,2, 6 | Không dạy | ||
Bài tập 4 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Bài tập 5, từ trọng điểm | Tích hợp (giáo viên có thể sử dụng bài tập 5 làm ngữ liệu minh họa bổ sung cho phần từ trọng điểm) | ||
7 | 19 万里长城 | Từ mới số 1, 5, 27, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35 | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Bài tập 1, 2, 3, 5, 6 | Không dạy | ||
| Bài tập 4, từ trọng điểm | Tích hợp (giáo viên có thể sử dụnglàm ngữ liệu minh họa bổ sung cho phần từ trọng điểm) | |
8 | 20 复习(五) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
2. Lớp 11
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | 13 旅途见闻 | Từ mới số 21, 22 | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Bài tập 1, 5, 7 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Bài tập 3, từ trọng điểm | Tích hợp (giáo viên có thể sử dụng bài tập 3 làm ngữ liệu minh họa bổ sung cho phần từ trọng điểm) | ||
2 | 14 误会 | Từ mới số 2 | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Bài tập 1, 7 | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Bài tập 3, từ trọng điểm | Tích hợp (giáo viên có thể sử dụng bài tập 3 làm ngữ liệu minh họa bổ sung cho phần từ trọng điểm) | ||
Bài tập 4, 5 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
3 | 15 小草 | Từ mới số 1, 3, 7, 10, 12, 13, 15, 19 | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Bài tập 1, 3, 4, 6 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
4 | 16 复习(四) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc |
5 | 17 21 世纪信息科技的发展前景 | Bài khóa, Từ mới | Tích hợp |
Bài tập 3, 4; từ trọng điểm | Tích hợp (giáo viên có thể sử dụng bài tập 3, 4 làm ngữ liệu minh họa bổ sung cho phần từ trọng điểm) | ||
Bài 1, 6 | Không dạy | ||
6 | 18 知识与技能 | Từ mới số 7, 8, 12 | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Bài tập 1, 5, 7 | Không dạy | ||
Bài tập 2 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Bài tập 3, từ trọng điểm | Tích hợp (giáo viên có thể sử dụng bài tập 3 làm ngữ liệu minh họa bổ sung cho phần từ trọng điểm) | ||
7 | 19 集邮 | Bài khóa | Không dạy |
Từ mới số 5, 10, 21, 22 | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Bài tập 1, 5, 6 | Không dạy | ||
Bài tập 3, 4, từ trọng điểm | Tích hợp (giáo viên có thể sử dụng Bài tập 3, 4 làm ngữ liệu minh họa bổ sung cho phần từ trọng điểm) | ||
8 | 20 复习(五) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc |
3. Lớp 12
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | 13 真诚还在 | Bài tập 1, 2, 8 | Không dạy |
Bài tập 4, 5, từ trọng điểm | Tích hợp (giáo viên có thể sử dụng bài tập 4, 5 làm ngữ liệu cho phần từ trọng điểm) | ||
2 | 14 读书杂谈 | Từ mới số 4, 7, 15, 20, 21, 23, 25, 26, 29, 30, 32, 35 | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
Bài tập 1, 6, 7 | Không dạy | ||
Bài tập 3, 4; từ trọng điểm | Tích hợp (giáo viên có thể sử dụng bài tập 3, 4 làm ngữ liệu minh họa bổ sung cho phần từ trọng điểm) | ||
3 | 15 时间观念的变化 | Từ mới 10, 16, 24, 27 | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Bài tập 1, 5, 7 | Không dạy | ||
Bài tập 3, 4; từ trọng điểm | Tích hợp (giáo viên có thể sử dụng bài tập 3, 4 làm ngữ liệu minh họa bổ sung cho phần từ trọng điểm) | ||
4 | 16 复习(四) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
5 | 17 住宅电话——现代家庭的宠物 | Bài khóa | Không dạy |
Từ mới 7, 9, 10, 12, 20, 21, 23, 24, 25, 30, 35 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Bài tập 1, 5, 6, 7 | Không dạy | ||
Bài 3, từ trọng điểm | Tích hợp (giáo viên có thể sử dụng bài tập 3 làm ngữ liệu minh họa bổ sung cho phần từ trọng điểm) | ||
6 | 18 女儿暑假打工 | Bài tập 1, 4, 5, 6, 8 | Không dạy |
Bài 3, từ trọng điểm | Tích hợp (giáo viên có thể sử dụng bài tập 3 làm ngữ liệu minh họa bổ sung cho phần từ trọng điểm) | ||
7 | 19 求职是一门艺术 | Bài tập 1, 4, 6 | Không dạy |
8 | 20 复习(五) | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc |
___________________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN: TIẾNG NHẬT
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 10
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 8 楽しい時間がすごせますように | Phần 話しましょう Phần 聞きましょう・読みましょう Phần タスク Phần やってみましょう Phần 考えましょう Phầnふりかえりましょう Phần もう少しやってみましょう | Khuyến khích học sinh tự học. |
2 | Bài 9 私は友達に花をもらいます | Phần 話しましょう Phần 聞きましょう・読みましょう Phần タスク Phần やってみましょう Phần 考えましょう Phần ふりかえりましょう Phần もう少しやってみましょう | Khuyến khích học sinh tự học. |
3 | Bài 10 りょうしんがくれたセーター | Phần 話しましょう Phần 聞きましょう・読みましょう Phần タスク Phần やってみましょう Phần 考えましょう Phần ふりかえりましょう Phần もう少しやってみましょう | Khuyến khích học sinh tự học. |
4 | Bài 11 道にまよっているかもしれませ ん | Phần 話しましょう Phần 聞きましょう・読みましょう Phần タスク Phần やってみましょう Phần 考えましょう Phần ふりかえりましょう Phầnもう少しやってみましょう | Khuyến khích học sinh tự học. |
5 | Bài 12 やくそくの時間におくれそうで す | Phần 話しましょう Phần 聞きましょう・読みましょう Phần タスク Phần やってみましょう Phần 考えましょう Phần ふりかえりましょう Phần もう少しやってみましょう | Khuyến khích học sinh tự học. |
6 | Bài 13 日本語で上手に話せるように なりました | Phần 話しましょう Phần 聞きましょう・読みましょう Phần タスク Phần やってみましょう Phần 考えましょう Phần ふりかえりましょう Phầnもう少しやってみましょう | Khuyến khích học sinh tự học. |
7 | Bài 14 写真コンテスト | Cả bài | Tự học có hướng dẫn. |
2. Lớp 11
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 8 留学 | Phần 話しましょう Phần 聞きましょう・読みましょう Phần タスク Phần やってみましょう Phần 考えましょう Phần ふりかえりましょう Phần もう少しやってみましょう | Khuyến khích học sinh tự học. |
2 | Bài 9 日本留学 | Phần 話しましょう Phần 聞きましょう・読みましょう Phần タスク Phần やってみましょう Phần 考えましょう Phần ふりかえりましょう Phần もう少しやってみましょう | Khuyến khích học sinh tự học. |
3 | Bài 10 むかし話 | Phần 話しましょう Phần 聞きましょう・読みましょう Phần タスク Phầnやってみましょう Phần 考えましょう Phần ふりかえりましょう Phần もう少しやってみましょう | Khuyến khích học sinh tự học. |
4 | Bài 11 レポート | Phần 話しましょう Phần 聞きましょう・読みましょう Phần タスク Phần やってみましょう Phần 考えましょう Phần ふりかえりましょう Phần もう少しやってみましょう | Khuyến khích học sinh tự học. |
5 | Bài 12 せいせきがおちてしまいました | Phần 話しましょう Phần 聞きましょう・読みましょう Phần タスク Phần やってみましょう Phần 考えましょう Phần ふりかえりましょう Phần もう少しやってみましょう | Khuyến khích học sinh tự học. |
6 | Bài 13 学年さいごのホームルーム | Phần 話しましょう Phần 聞きましょう・読みましょう Phần タスク Phần やってみましょう Phần 考えましょう Phần ふりかえりましょう | Khuyến khích học sinh tự học. |
7 | Bài 14 ものがたりを作りましょう | Cả bài | Tự học có hướng dẫn. |
3. Lớp 12
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 8 かんきょう問題 | Phần 話しましょう Phần 聞きましょう・読みましょう Phần タスク Phần やってみましょう Phần 考えましょう Phần ふりかえりましょう Phần もう 少 しやってみましょ う | Khuyến khích học sinh tự học. |
2 | Bài 9 ごみとリサイクル | Phần 話しましょう Phần 聞きましょう・読みましょう Phần タスク Phần やってみましょう Phần 考えましょう Phần ふりかえりましょう Phần もう 少 しやってみましょ う | Khuyến khích học sinh tự học. |
3 | Bài 10 日本の会社 | Phần 話しましょう Phần 聞きましょう・読みましょう Phần タスク Phần やってみましょう Phần 考えましょう Phần ふりかえりましょう Phần もう 少 しやってみましょ う | Khuyến khích học sinh tự học. |
4 | Bài 11 会社見学 | Phần 話しましょう Phần 聞きましょう・読みましょう Phần タスク Phần やってみましょう Phần 考えましょう Phần ふりかえりましょう Phần もう 少 しやってみましょ う | Khuyến khích học sinh tự học. |
5 | Bài 12 おれいの手紙を書く | Phần 話しましょう Phần 聞きましょう・読みましょう Phần タスク Phần やってみましょう Phần 考えましょう Phần ふりかえりましょう Phần B: お V いただく / ご VN いただく お V くださる/ご VN くださる Phần もう少しやってみましょう | Khuyến khích học sinh tự học. |
6 | Bài 13 卒業しきのスピーチ | Phần 話しましょう Phần 聞きましょう・読みましょう Phần タスク Phần やってみましょう Phần 考えましょう Phần ふりかえりましょう Phần もう少しやってみましょう | Khuyến khích học sinh tự học. |
7 | Bài 14 学校しょうかいのプレゼンテー ションをしましょう | Cả bài | Tự học có hướng dẫn. |
____________________________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN TIẾNG NHẬT
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 6
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 6 Chào hỏi | Phần bài tập trang 73, 74, 75, 76 Phần “cần nhớ” trang 77 Phần tự đánh giá và phần thư Nhật Bản trang 79, 80 | Khuyến khích học sinh tự học. |
2 | Bài 7 Món ăn ưa thích | Luyện tập 1 (trang 86) Các phần luyện tập trang 88, 89, 90, 91 Phần Thảo luận trang 81 | Khuyến khích học sinh tự học. |
3 | Bài 8 Những điều ưa thích | Luyện tập 1 trang 99 Phần luyện tập trang 102 Phần bài tập trang 103 Phần hội thoại trang 95 | Khuyến khích học sinh tự học. |
4 | Bài 9 Tự giới thiệu | Luyện tập 6 trang 108 Luyện tập 8, 9 trang 109, 110 Phần bài tập trang 110, 111, 112 Thư Nhật Bản Phần hội thoại | Tự học có hướng dẫn. |
5 | Bài 10 Tuổi tác, số người | Luyện tập 1, 2, 3 trang 118 Luyện tập 7 trang 119 Bài tập 1 trang 121 và bài tập 2, 4, 5 trang 122 Phần hội thoại | Tự học có hướng dẫn. |
6 | Bài 11 Thời gian | Phần luyện tập 3, 4 trang 126 Phần luyện tập 6, 7 trang 127 Luyện tập 12, 14 trang 129 Phần hội thoại | Tự học có hướng dẫn. |
7 | Bài 12 Giới thiệu | Luyện tập 5, 6 trang 137, 138 Bài tập trang 138, 139 Hội thoại | Tự học có hướng dẫn. |
2. Lớp 7
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 6 Chọn cửa hàng để mua sắm | Luyện tập 3 trang 64 Luyện tập 5,6 trang 65 Bài tập trang 66, 67, 68 Thư Nhật Bản | Khuyến khích học sinh tự học. |
2 | Bài 7 Thời gian biểu | Luyện tập 5 trang 79 Luyện tập 7, 8 trang 80 Phần bài tập Thư Nhật Bản | Tự học có hướng dẫn. |
3 | Bài 8 Thói quen | Luyện tập 3 trang 88 Luyện tập 4 trang 88 Luyện tập 5 trang 88 Bài tập trang 91, 92 Thư Nhật Bản | Tự học có hướng dẫn. |
4 | Bài 9 Gia đình | Luyện tập 2 trang 99 bài đọc Phần bài tập Thư Nhật Bản | Khuyến khích học sinh tự học. |
5 | Bài 10 Ngày nghỉ | Luyện tập 2 trang 109 Luyện tập 8 trang 112 Hội thoại Bài tập | Tự học có hướng dẫn. |
6 | Bài 11 Thư từ | Luyện tập 5 trang 121 Phần bài tập | Khuyến khích học sinh tự học. |
7 | Bài 12 Rủ mời | Luyện tập 4 trang 133 Luyện tập 5, 6 Phần bài tập | Khuyến khích học sinh tự học. |
3. Lớp 8
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 6 Đường đi | Luyện tập 4 trang 69 Bài tập trang 72 Bài văn Thư Nhật Bản | Khuyến khích học sinh tự học. |
2 | Bài 7 Thời gian biểu | Luyện tập 7 trang 85 Phần bài tập Thư Nhật Bản Phần hội thoại | Khuyến khích học sinh tự học. |
3 | Bài 8 Đọc tờ quảng cáo | Luyện tập 5 trang 96 Phần bài tập Thư Nhật Bản | Khuyến khích học sinh tự học. |
4 | Bài 9 Sở thích | Luyện tập 7, 8 trang 107, 108 phần bài tập Thư Nhật Bản | Khuyến khích học sinh tự học. |
5 | Bài 10 Tấm ảnh | Luyện tập 4 trang 123 Luyện tập 5 trang 124 Bài văn Bài tập Thư Nhật Bản | Tự học có hướng dẫn. |
6 | Bài 11 Kể về cuộc sống | Luyện tập 6 trang 136 Phần bài tập Thư Nhật Bản Luyện tập 7 trang 136, 137 | Khuyến khích học sinh tự học. |
7 | Bài 12 Mục tiêu | Luyện tập 7 trang 150 Luyện tập 2 trang 151 Thư Nhật Bản Phần bài tập Phần hội thoại | Khuyến khích học sinh tự học. |
4. Lớp 9
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 5 Trình tự hành động | Luyện tập 1 trang 62 Luyện tập 9 trang 69 Bài tập Bài hội thoại Thư Nhật Bản | Khuyến khích học sinh tự học. |
2 | Bài 6 Thời gian biểu | Luyện tập 1 trang 78 Luyện tập 6, 7 trang 82, 83 Phần bài tập Thư Nhật Bản Phần hội thoại | Khuyến khích học sinh tự học. |
3 | Bài 7 Thời thơ ấu | Luyện tập 1 trang 95 Luyện tập 3 Luyện tập 5, 9, 10 Phần bài tập Thư Nhật Bản Phần hội thoại | Khuyến khích học sinh tự học. |
4 | Bài 8 Tương lai | Luyện tập 5 trang 113 Luyện tập 9, 10 trang 115, 116 Phần bài tập Thư Nhật Bản | Khuyến khích học sinh tự học. |
_____________________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN TIN HỌC
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 6
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Chương IV. Soạn thảo văn bản | Bài 16. Định dạng văn bản | Mục 2, phần định dạng bằng hộp thoại Font | Không dạy. Khuyến khích học sinh tự thực hiện. |
Nội dung còn lại | Dạy trong 1 tiết. | |||
2 | Bài 17. Định dạng đoạn văn bản | Mục 3. Định dạng đoạn văn bản bằng hộp thoại Paragraph | Không dạy. Khuyến khích học sinh tự thực hiện. | |
Nội dung còn lại | Dạy trong 1 tiết. | |||
3 | Bài thực hành 7. Em tập trình bày văn bản | Mục 2b. Thực hành | Không thực hiện. Khuyến khích học sinh tự thực hành | |
Nội dung còn lại | Dạy trong 1 tiết. | |||
4 | Bài 19. Thêm hình ảnh để minh họa | Mục 3. Thay đổi bố trí hình ảnh trên trang văn bản | Không dạy. Khuyến khích học sinh tự tìm hiểu. | |
Nội dung còn lại | Dạy trong 1 tiết. | |||
5 | Bài thực hành 8. Em “viết” báo tường | Mục 2b. Thực hành | Không thực hiện. Khuyến khích học sinh tự thực hiện. | |
Nội dung còn lại | Dạy trong 1 tiết. | |||
6 | Bài thực hành 9. Danh bạ riêng của em | Mục 2b. Soạn báo cáo kết quả học tập của em | Không dạy. Khuyến khích học sinh tự thực hiện. | |
Nội dung còn lại | Dạy trong 1 tiết. | |||
7 | Bài thực hành tổng hợp. Du lịch ba miền | Cả bài | Không dạy cả bài. Khuyến khích học sinh tự thực hiện |
2. Lớp 7
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Chương I. Bảng tính điện tử | Bài 8. Sắp xếp và lọc dữ liệu | Mục 3. Lọc các hàng có giá trị lớn nhất (hay nhỏ nhất). | Không dạy. Khuyến khích học sinh tự tìm hiểu. |
Nội dung còn lại | Dạy trong 1 tiết. | |||
2 | Bài thực hành 8. Sắp xếp và lọc dữ liệu | 2. Nội dung: - Bài tập 1: mục c, d. - Bài tập 2: mục c. | Không dạy. Khuyến khích học sinh tự tìm hiểu. | |
- Bài tập 3. |
| |||
Nội dung còn lại | Dạy trong 1 tiết. | |||
3 | Bài 9. Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ | Mục 4b. Thay đổi dạng biểu đồ | Không dạy. Khuyến khích học sinh tự tìm hiểu. | |
Nội dung còn lại | Dạy trong 1 đến 2 tiết. | |||
4 | Chương II. Phần mềm học tập | Bài 11. Học đại số với Geogebra | Cả bài | Không dạy |
5 | Bài 12. Vẽ hình phẳng bằng Geogebra | Cả bài | Không dạy |
3. Lớp 8
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Chương I. Lập trình đơn giản | Bài thực hành 5: Sử dụng câu lệnh lặp for ... do... | Bài tập 3. | Không thực hiện. Khuyến khích học sinh tự thực hiện. |
Nội dung còn lại | Dạy trong 1 tiết. | |||
2 | Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước | Mục 3. Lặp vô hạn lần - lỗi lập trình cần tránh | Không dạy. Khuyến khích học sinh tự tìm hiểu. | |
3 | Bài thực hành 6: Sử dụng lệnh lặp while.. .do.. | Bài tập 1: viết chương trình tính trung bình cộng | Không thực hiện. Khuyến khích học sinh tự thực hiện | |
Nội dung còn lại | Dạy trong 1 tiết. | |||
4 |
| Bài thực hành 7: Xử lí dãy số trong chương trình | Bài tập 2. | Không dạy. Khuyến khích học sinh tự thực hiện. |
| Nội dung còn lại | Dạy trong 1 tiết. | ||
5 | Chương II. Phần mềm học tập | Bài 11. Giải toán và vẽ hình phẳng với Geogebra | Cả bài | Không dạy |
6 | Bài 12. Vẽ hình không gian với Geogebra | Cả bài | Không dạy |
4. Lớp 9
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Chương III. Phần mềm trình chiếu | Bài 10. Thêm hình ảnh vào trang chiếu | Mục 3. Sao chép và di chuyển trang chiếu | Không dạy. Khuyến khích học sinh tự tìm hiểu. |
Nội dung còn lại | Dạy trong 1 tiết. | |||
2 | Bài 11. Tạo các hiệu ứng động | Mục 4. Một vài lưu ý khi tạo bài trình chiếu | Không dạy | |
Nội dung còn lại | Dạy trong 1 tiết. | |||
3 | Bài thực hành 9 | Thực hành tổng hợp | Không dạy. Khuyến khích học sinh tự thực hiện. | |
4 | Chương IV. Đa phương tiện | Bài 12. Thông tin đa phương tiện | Mục 5. Ứng dụng của đa phương tiện | Không dạy |
Nội dung còn lại | Dạy trong 1 tiết. | |||
5 | Bài 14. Thiết kế phim bằng phần mềm Movie Maker | Cả bài | Không dạy | |
6 | Bài thực hành 11. Tạo video ngắn bằng Movie Maker | Cả bài | Không dạy |
___________________________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN TIN HỌC
( Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 10
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Chương III Soạn thảo văn bản | §14. Khái niệm về soạn thảo văn bản | Mục 1, điểm d. Một số chức năng khác | Không dạy. |
Mục 2. Một số quy ước trong việc gõ văn bản | Không dạy, khuyến khích học sinh tự đọc. | |||
Mục 3. Chữ Việt trong soạn thảo văn bản. điểm b) Gõ chữ việt, Cách gõ TELEX và VNI | Chỉ dạy một trong hai cách. | |||
Mục 3, các điểm c) và d) | Chỉ giới thiệu về Unicode. | |||
Mục 3 điểm e) Các phần mềm hỗ trợ chữ Việt | Không dạy, khuyến khích học sinh tự đọc. | |||
Câu hỏi và bài tập: bài số 4 và bài số 6 | Chỉ yêu cầu thực hiện một trong hai bài. | |||
2 |
| §15. Làm quen với Microsoft Word | Mục 2. Kết thúc phiên làm việc với Word | Chỉ dạy một cách. |
3 | §16. Định dạng văn bản | Mục 1, 2 | Chỉ dạy một trong hai cách. | |
Bài tập và thực hành 7, mục 2, phần b | Học sinh chỉ cần soạn đoạn văn bản ngắn để thực hiện định dạng. | |||
Câu hỏi và bài tập. Các câu hỏi 4, 5 | Không thực hiện. | |||
4 | §17. Một số chức năng khác | Mục 1. Định dạng kiểu danh sách. Mục 3. In văn bản | Chỉ dạy một cách thực hiện. | |
Mục 2. Ngắt trang và đánh số trang. | Không dạy. | |||
Mục câu hỏi và bài tập: câu 2 và câu 4 | Không thực hiện. | |||
5 | §18. Các công cụ trợ giúp soạn thảo | Mục 1 điểm c | Không dạy. | |
Mục 2. Gõ tắt và sửa lỗi | Không dạy. | |||
6 | Bài thực hành 8 | Các câu b, c, d và nội dung gõ tắt trong câu e. | Không thực hành. | |
7 | §19. Tạo và làm việc với bảng | Mục 1. Tạo bảng | Chỉ dạy một cách. | |
Mục 2 điểm b, c, d | Không dạy. | |||
| Bài tập và thực hành 9: Mục 2 điểm a2, điểm a3 | Không thực hiện. | ||
Bài tập 2, 3. | Không dạy. | |||
8 | Chương IV. Mạng máy tính và Internet | § 20. Mạng máy tính | Câu hỏi và bài tập 4, 5, 7 | Không dạy. |
9 | §21. Mạng thông tin toàn cầu Internet | Mục 3. Các máy tính trong Internet giao tiếp với nhau bằng cách nào | Hướng dẫn học sinh tự đọc. | |
10 | §22. Một số dịch vụ cơ bản của Internet. | Mục 4, điểm b. Mã hóa dữ liệu | Không dạy, khuyến khích học sinh tự đọc. | |
11 | Bài thực hành 10 | Mục d, | Không thực hiện. |
2. Lớp 11
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Chương III. Cấu trúc rẽ nhánh và lặp | §9. Cấu trúc rẽ nhánh | Mục 4. Một số ví dụ | Chỉ dạy một ví dụ. |
2 | §10. Cấu trúc lặp | Mục 2. Thuật toán tổng_1b và chương trình tương ứng. | Không dạy. | |
3 | Ví dụ 2, phần sơ đồ khối | Không dạy. | ||
4 |
| Bài tập và thực hành 2, Mục 2, Các câu e, f, g, h | Không dạy. | |
5 | Bài tập và thực hành 2, Mục câu hỏi và bài tập: Bài tập 5, 6, 8 | Không thực hiện. Khuyến khích học sinh tự thực hiện. | ||
6 | Chương IV. Kiểu dữ liệu có cấu trúc | §11. Kiểu mảng | Mục 1, điểm b), Ví dụ 2 | Không dạy, khuyến khích học sinh đọc thêm. |
7 | Bài thực hành 3 | Bài 1, phần b Bài 2, phần b | Không thực hành. | |
8 | Bài thực hành 4 | Bài 1, phần b Bài 2 | Không thực hành. | |
10 | §12. Kiểu xâu | Mục 3. Một số ví dụ: ví dụ 2, 3, 5. | Không dạy. | |
11 | Bài thực hành 5. | Bài 1, câu b) và Bài 3 | Không thực hành. | |
12 | §13. Kiểu bản ghi | Câu hỏi và bài tập: bài 6, 8, 9 | Không thực hiện. | |
13 | Chương V. Tệp và các thao tác với tệp | §14. Kiểu dữ liệu tệp | Mục 2. Phân loại tệp và thao tác với tệp. | Không dạy, khuyến khích học sinh đọc thêm. |
14 | §16. Ví dụ làm việc với tệp | Ví dụ 2 | Không dạy. | |
15 |
| §18. Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con | Mục 1. Điểm b) Chương trình VD_thambien2. | Không dạy. |
16 | Bài tập và thực hành 6 | Mục c | Không yêu cầu thực hiện. |
3. Lớp 12
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Chương II. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MA | §6. Biểu mẫu | Mục 3. Các chế độ làm việc với biểu mẫu | Không dạy. |
2 | Bài tập và thực hành 5 | Bài 1, bài 2 | GV chỉ yêu cầu học sinh nhập mỗi bảng khoảng 3 bản ghi. | |
3 | Bài tập và thực hành 7 | Cả bài | Không thực hiện. | |
4 | Chương III. Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ | Bài tập và thực hành 9 | Cả bài | Không thực hiện. |
5 | §10. Cơ sở dữ liệu quan hệ | Cả bài | GV chỉ hệ thống lại kiến thức, không giảng chi tiết. | |
6 | Bài thực hành 10 | Mục 2, Bài 3 | Không thực hiện. Khuyến khích học sinh tự thực hiện | |
7 | §11. Các thao tác với cơ sở dữ liệu quan hệ | Cả bài | GV chỉ hệ thống lại kiến thức, không giảng chi tiết | |
8 | Chương IV Kiến trúc và bảo mật | §13. Bảo mật thông tin trong các hệ cơ sở dữ liệu | Mục 3. Mục 4. Mã hóa thông tin và nén dữ liệu Lưu biên bản | Không dạy. |
9 | Bài tập và thực hành 11 | Cả bài | Không thực hiện. Khuyến khích học sinh tự thực hiện . |
___________________________________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN TOÁN
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 6
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện | |
SỐ HỌC | |||||
1 | Chương III. Phân số | §2. Phân số bằng nhau | ?2 | Tự học có hướng dẫn | |
Bài tập 8; 10. | Khuyến khích học sinh tự làm | ||||
§1. Mở rộng khái niệm phân số và §2 | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | |||
Luyện tập | Bài tập 21, 27. | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
§4. Rút gọn phân số. Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | |||
§5. Quy đồng mẫu nhiều phân số | Mục 1. Quy đồng mẫu hai phân số | Tự học có hướng dẫn | |||
§5 và Luyện tập | Cả hai bài | Tích hợp thành một bài | |||
Bài tập 36 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||||
§6. So sánh phân số | Mục 1. So sánh hai phân số cùng mẫu | Tự học có hướng dẫn | |||
Bài tập 40, 41 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||||
§7. Phép cộng phân số | Mục 1. Cộng hai phân số cùng mẫu | Tự học có hướng dẫn | |||
Bài tập 45, 46 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||||
§8. Tính chất cơ bản của phép cộng phân số | Bài tập 48, 50, 51 | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
§7, §8 và Luyện tập | Bài tập 53, 54, 57 | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
Cả 3 bài | Tích hợp thành một bài | ||||
§10. Phép nhân | Bài tập 70, 72 | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
§11. Tính chất cơ bản của phép nhân | Bài tập 75, 77 | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
§10. §11 và Luyện tập | Bài tập 78, 82, 83 | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
Cả 3 bài | Tích hợp thành một bài | ||||
§12. Phép chia phân số | Bài tập 85, 87 | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
§12 và Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | |||
Luyện tập | Bài tập 102 | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
§13 và Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | |||
§14. Tìm giá trị phân số của một số cho trước | Bài tập 116, 117, 119 | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | |||
§15. Tìm một số biết giá trị phân số của nó | Bài tập 127, 130 | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
Bài tập 136 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||||
§15 và Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | |||
§16. Tìm tỉ số của hai số | Bài tập 139, 140, 141 | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
§16 và Luyện tập | Bài tập 147, 148 | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | ||||
§17. Biểu đồ phần trăm | §17 | Khuyến khích học sinh tự đọc | |||
Ôn tập chương III | Bài tập 154; 159; 160; 167. | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
Ôn tập cuối năm phần số | Bài tập 174; 177; 178. | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
HÌNH HỌC | |||||
|
| Luyện tập | Bài tập 35; 36; 37. | Khuyến khích học sinh tự làm | |
1 | Chương II. Góc | §6 và luyện tập | Bài tập | Tích hợp thành một bài | |
§7. Thực hành đo góc trên mặt đất | Cả bài | Không dạy | |||
§8. Đường tròn | Mục 3: Một công dụng khác của com pa. | Khuyến khích học sinh tự đọc | |||
2. Lớp 7
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
ĐẠI SỐ | ||||
1 | Chương III. Thống kê | §3. Biểu đồ. Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài |
Luyện tập | Bài tập 18 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§4 và Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | ||
2 | Chương IV. Biểu thức đại số | §1. Khái niệm về biểu thức đại số | Mục 1. Nhắc lại về biểu thức | Tự học có hướng dẫn |
§2. Giá trị của một biểu thức đại số và §1 | Bài tập 8 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | |||
§3. Đơn thức | Bài tập 14 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Luyện tập | Bài tập 20 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§4 và luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | ||
Luyện tập | Bài tập 36, 37 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§6. Cộng trừ đa thức. Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | ||
§8. Cộng trừ đa thức một biến. Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | ||
HÌNH HỌC | ||||
1 | Chương II. Tam giác | §7. Định lí Py-ta-go. Luyện tập | ?2 | Tự học có hướng dẫn |
Luyện tập và §7 | Bài tập 61, 62 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | |||
§8. Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông. | Mục 1. Các trường hợp bằng nhau đã biết của tam giác vuông | Tự học có hướng dẫn | ||
Định lí | Tự học có hướng dẫn | |||
Luyện tập và §8 | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | ||
§9. Thực hành ngoài trời | Cả bài | Không dạy | ||
2 | Chương III. Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy của tam giác | §1. Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác. | ?2 | Tự học có hướng dẫn |
Định lí 1 | Không yêu cầu học sinh chứng minh | |||
Luyện tập và §1 | Bài tập 6, 7 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | |||
§2. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu. | ?3; ?4 | Tự học có hướng dẫn | ||
Định lí 1 | Tự học có hướng dẫn | |||
Luyện tập và §2. | Bài tập 11; 13; 14. | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | |||
§3. Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác. | ?1; ?2 | Tự học có hướng dẫn | ||
Định lí | Không yêu cầu học sinh chứng minh | |||
Luyện tập và §3 | Bài tập 17; 20. | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | |||
§4. Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác. | Mục 2 a) | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Luyện tập và §4 | Bài tập 25; 30. | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | |||
§5. Tính chất tia phân giác của một góc. | Mục 1a) | Tự học có hướng dẫn | ||
Định lí | Không yêu cầu học sinh chứng minh | |||
Luyện tập và §5 | Bài tập 35 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | |||
§6. Tính chất ba đường phân giác của tam giác. | ?1 | Tự học có hướng dẫn | ||
Định lí | Không yêu cầu học sinh chứng minh | |||
Luyện tập và §6 | Bài tập 43 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | |||
§7. Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng. | Mục 1a) và mục 3. Ứng dụng | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Định lí | Không yêu cầu học sinh chứng minh | |||
Luyện tập và §7 | Bài tập 49; 50; 51 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | |||
§8. Tính chất ba đường trung trực của tam giác. | Định lí | Không yêu cầu học sinh chứng minh | ||
Luyện tập và §8 | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | ||
§9. Tính chất ba đường cao của tam giác. | ?2 | Tự học có hướng dẫn | ||
Luyện tập và §9 | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài |
3. Lớp 8
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
ĐẠI SỐ | ||||
1 | Chương 3. Phương trình bậc nhất một ẩn | §4. Phương trình tích. | ?1; ?3; ?4. | Tự học có hướng dẫn |
Luyện tập | Bài tập 26 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§4 và Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | ||
§5. Phương trình chứa ẩn ở mẫu. | Mục 4. Áp dụng | Tự học có hướng dẫn | ||
Luyện tập | Bài tập 33 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§5 và Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | ||
§6. Giải bài toán bằng cách lập phương trình | ?3 | Tự học có hướng dẫn | ||
Bài tập 36 | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
§7. Giải bài toán bằng cách lập phương trình | ?1; ?2 | Tự học có hướng dẫn | ||
Luyện tập | Bài tập 43; 49 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§6; §7 và Luyện tập | Cả 3 bài | Tích hợp thành một bài | ||
Ôn tập chương | Bài tập 53; 54; 56 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
2 | Chương 4. Bất phương trình bậc nhất một ẩn | Luyện tập | Bài tập 10; 12 | Khuyến khích học sinh tự làm |
§2. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân và Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | ||
§4. Bất phương trình bậc nhất một ẩn. | Mục 4. Giải bất phương trình đưa được về dạng ax + b < 0; ax + b > 0; ax + b ≤ 0; ax + b ≥ 0. | Tự học có hướng dẫn | ||
Bài tập 21; 27 | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
Luyện tập | Bài tập 28; 32; 33; 34. | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§4 và Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | ||
HÌNH HỌC | ||||
1 | Chương 3. Tam giác đồng dạng | §1. Định lí Ta - lét trong tam giác | Mục 1. Tỉ số của hai đoạn thẳng | Tự học có hướng dẫn |
§2. Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta - lét. | Mục 2. Hệ quả của định lí Ta-let | Không yêu cầu học sinh chứng minh. | ||
Luyện tập | Bài tập 12; 13; 14. | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§2 và Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | ||
§3. Tính chất đường phân giác của tam giác. | Định lí | Không yêu cầu học sinh chứng minh | ||
Luyện tập | Bài tập 21; 22. | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§3 và Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | ||
§4. Khái niệm hai tam giác đồng dạng. | Định lí | Không yêu cầu học sinh chứng minh | ||
Bài tập 25 | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
Luyện tập | Bài tập 26 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§4 và Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | ||
§5. Trường hợp đồng dạng thứ nhất | Định lí | Không yêu cầu học sinh chứng minh | ||
§6. Trường hợp đồng dạng thứ hai | Định lí | Không yêu cầu học sinh chứng minh | ||
Bài tập 34 | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
§7. Trường hợp đồng dạng thứ ba. | Định lí | Không yêu cầu học sinh chứng minh | ||
Luyện tập | Bài tập 41; 42 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§5; §6; §7 và Luyện tập | Cả 4 bài | Tích hợp thành một bài | ||
§8. Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông | Định lí 1; Định lí 2; Định lí 3 | Không yêu cầu học sinh chứng minh. | ||
Luyện tập | Bài tập 51 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§8 và Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | ||
§9. Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng | §9. | Tự học có hướng dẫn | ||
Ôn tập chương | Bài tập 59; 61. | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
2 | Chương 4. Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều | §2. Hình hộp chữ nhật. | Mục 2. Đường thẳng song song với mặt phẳng. Hai mặt phẳng song song | Không yêu cầu học sinh giải thích vì sao đường thẳng song song với mặt phẳng và hai mặt phẳng song song với nhau |
Bài tập 8; 10. | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
§3.Thể tích của hình hộp chữ nhật. | Mục 1. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Hai mặt phẳng vuông góc | Không yêu cầu học sinh giải thích vì sao đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc với nhau | ||
Bài tập 11; 12 | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
Luyện tập | Bài tập 18 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§1. Hình hộp chữ nhật; §2; §3 và Luyện tập | Cả 4 bài | Tích hợp thành một bài | ||
§5. Diện tích xung quanh của hình lăng trụ đứng | Bài tập 26 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Luyện tập | Bài tập 32; 35. | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§4. Hình lăng trụ đứng; §5; §6. Thể tích của hình lăng trụ đứng và Luyện tập | Cả 4 bài | Tích hợp thành một bài | ||
§7. Hình chóp đều và hình chóp cụt đều | Mục 3. Hình chóp cụt đều | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Bài tập 39 | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
§8. Diện tích xung quanh của hình chóp đều | Mục 2. Ví dụ | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Bài tập 42 | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
§9. Thể tích của hình chóp đều | ? trong mục 2. Ví dụ | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Bài tập 45; 46 | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
Luyện tập | Bài tập 48; 50 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§7; §8; §9 và Luyện tập | Cả 4 bài | Tích hợp thành một bài | ||
Ôn tập chương | Bài tập 55; 57; 58 | Khuyến khích học sinh tự làm |
4. Lớp 9
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
ĐẠI SỐ | ||||
1 | Chương III. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn | §5. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình | ?5 | Tự học có hướng dẫn |
§6. Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình | ?6; ?7 | Tự học có hướng dẫn | ||
Luyện tập | Bài tập 35; 38 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§5; §6 và Luyện tập | Cả 3 bài | Tích hợp thành một bài | ||
2 | Chương IV. Hàm số y = ax2(a # 0) - Phương trình bậc hai một ẩn | §2. Đồ thị của hàm y = ax2 (a#0) (tiếp) | ?1; ?2 | Tự học có hướng dẫn |
Luyện tập | Bài tập 8; 9; 10 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§1. Hàm số y = ax2 (a # 0); § 2 và Luyện tập | Cả 3 bài | Tích hợp thành một bài | ||
§3. Phương trình bậc hai một ẩn | ?4; ?5; ?6; ?7 và ví dụ 3. | Tự học có hướng dẫn | ||
Bài tập 14 | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
§5. Công thức nghiệm thu gọn. | Bài tập 19 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
|
| Luyện tập | Bài tập 21; 23; 24 | Khuyến khích học sinh tự làm |
§4. Công thức nghiệm của phương trình bậc hai; §5 và Luyện tập | Cả 3 bài | Tích hợp thành một bài | ||
Luyện tập | Bài tập 30; 31; 32; 33 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§6. Hệ thức Vi-ét và ứng dụng và Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | ||
Luyện tập | Bài tập 38; 39; 40 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§7. Phương trình quy về phương trình bậc hai và Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | ||
§8. Giải bài toán bằng cách lập phương trình. | Bài tập 44 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Luyện tập | Bài tập 45; 46; 52; 53 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§8 và Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | ||
Ôn tập chương IV | Bài tập 62; 63; 64; 65; 66 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
HÌNH HỌC | ||||
1 | Chương III. Góc với đường tròn | §3. Góc nội tiếp | Định lí | Không yêu cầu học sinh chứng minh. |
Bài tập 17; 22 | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
Luyện tập | Bài tập 23; 24; 25; 26 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§3 và Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | ||
| ?2 | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
§4. Góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung | Định lí | Không yêu cầu học sinh chứng minh | ||
Bài tập 30 | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
Luyện tập | Bài tập 32; 35 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§4 và Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | ||
§5. Góc có đỉnh ở bên trong hay bên ngoài đường tròn | ?1; ?2 | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Luyện tập | Bài tập 41; 42; 43 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§5 và Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | ||
§6. Cung chứa góc Luyện tập. |
| Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
§7. Tứ giác nội tiếp. | Định lí | Không yêu cầu học sinh chứng minh. | ||
Luyện tập | Bài tập 58; 59; 60 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§7 và Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | ||
§9. Độ dài đường tròn, cung tròn | Mục 1. Công thức tính độ dài đường tròn | Tự học có hướng dẫn | ||
Luyện tập | Bài tập 71; 72; 74; 75; 76 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§9 và Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | ||
§10. Diện tích hình tròn, hình quạt tròn | Mục 1: Công thức tính diện tích hình tròn | Tự học có hướng dẫn | ||
Luyện tập | Bài tập 83; 84; 85; 86; 87 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§10 và Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | ||
Ôn tập chương III | Bài tập 92; 93; 94; 98; 99 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
2 | Chương IV. Hình trụ - Hình nón - Hình cầu | §1. Hình trụ. Diện tích xung quanh và thể tích hình trụ | Mục 2: Cắt hình trụ bởi một mặt phẳng; ?3. | Không dạy |
Luyện tập | Bài tập 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§1 và Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | ||
§2. Hình nón - Diện tích xung quan và thể tích hình nón | Mục 4. Hình nón cụt ; Mục 5. Diện tích xung quanh và thể tích hình nón cụt | Không dạy | ||
Bài tập 22 | Khuyến khích học sinh tự làm | |||
Luyện tập | Cả bài | Không dạy | ||
§3. Hình cầu. Diện tích mặt cầu và thể tích hình cầu | Bài tập 32; 34 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Luyện tập | Bài tập 36; 37 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
§3 và Luyện tập | Cả 2 bài | Tích hợp thành một bài | ||
Ôn tập chương 4 | Bài tập 41; 42; 44; 45 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Ghi chú: Đối với bài tích hợp khi thiết kế bài dạy cần: (1) Giảm thời lượng. (2) Lựa chọn những nội dung cốt lõi. (3) Sắp xếp mạch nội dung kiến thức một cách logic. (4) Có thể không yêu cầu HS chứng minh định lí, tính chất, công thức, hệ quả. (5) Lựa chọn những bài tập dạng cơ bản./.
_____________________________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN TOÁN
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 10
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
ĐẠI SỐ | ||||
1 | Chương IV. Bất đẳng thức. Bất phương trình | §2. Bất phương trình và hệ bất phương trình một ẩn | Hoạt động 1 (HĐ 1) , HĐ 3 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Mục I.3. Bất phương trình chứa tham số | Khuyến khích học sinh tự đọc | |||
Bài tập 1a, 1d, 4, 5 | Học sinh cần làm | |||
§4. Bất phương trình bậc nhất hai ẩn | Cả bài | Không dạy | ||
Ôn tập chương IV | Cả bài | Tự học có hướng dẫn | ||
2 | Chương V. Thống kê | §4. Phương sai, độ lệch chuẩn | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Ôn tập chương V | Cả bài | Không dạy | ||
3 | Chương VI. Cung và góc giác. Công thức lượng giác | §2. Giá trị lượng giác của một cung | HĐ 5, HĐ 6 | Khuyến khích học sinh tự làm |
Mục II. Ý nghĩa hình học của tang và côtang | Khuyến khích học sinh tự đọc | |||
Bài tập 4 | Học sinh cần làm | |||
§3. Công thức lượng giác | HĐ 1, HĐ 2 | Khuyến khích học sinh tự làm | ||
Ví dụ 3 trong mục III. Công thức biến đổi tích thành tổng, tổng thành tích | Khuyến khích học sinh tự đọc | |||
Bài tập 2a, 2b, 3, 5a, 5b, 8 | Học sinh cần làm | |||
Ôn tập chương VI | Bài tập 3, 7a, 7d, 8a, 8d | Học sinh cần làm | ||
4 |
| Ôn tập cuối năm | Mục I. Câu hỏi | Khuyến khích học sinh tự làm |
Mục II. Bài tập 7a, 7b, 8a, 8c | Học sinh cần làm |
2. Lớp 11
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
ĐẠI SỐ & GIẢI TÍCH | ||||
1 | Chương IV. Giới hạn | § 1. Giới hạn của dãy số | HĐ 1, HĐ 2; VD 1; VD 6 | Khuyến khích học sinh tự đọc |
Bài tập 3, 5, 7 | Học sinh cần làm | |||
§ 2. Giới hạn của hàm số | HĐ 1, VD 1, HĐ 2, HĐ 3 | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Bài tập 3, 4, 6 | Học sinh cần làm | |||
§ 3. Hàm số liên tục | HĐ 1, 2, 3, 4 | Khuyến khích học sinh tự đọc | ||
Bài tập 2, 3 | Học sinh cần làm | |||
Ôn chương IV | Bài tập 3, 5, 7 | Học sinh cần làm | ||
2 | Chương V. Đạo hàm | § 1. Định nghĩa và ý nghĩa đạo hàm | Mục 1. Các bài toán dẫn đến khái niệm đạo hàm. | Khuyến khích học sinh tự đọc |
HĐ 1, 2, 3, 4, 5, 6 | Tự học có hướng dẫn | |||
Phần chứng minh Định lí 2 | Khuyến khích học sinh tự đọc | |||
VD 2, Bài tập 5 | Để sau § 2. Quy tắc tính đạo hàm | |||
Bài tập 3a | Học sinh cần làm | |||
§ 2. Quy tắc tính đạo hàm | HĐ 1, 2, 3, 4, 5, 6 | Tự học có hướng dẫn | ||
Phần chứng minh Định lí 1, 2, 3 | Khuyến khích học sinh tự đọc | |||
Bài tập 2, 3, 4a, b | Học sinh cần làm | |||
§ 3. Đạo hàm của hàm số lượng giác | HĐ 1, 2, 3, 4; VD 1, VD 2. | Tự học có hướng dẫn | ||
Phần chứng minh Định lí 2 | Tự học có hướng dẫn | |||
Bài tập 3 | Học sinh cần làm | |||
§ 4. Vi phân | Cả bài | Không dạy | ||
§ 5. Đạo hàm cấp hai | HĐ 1, 2, 3 | Tự học có hướng dẫn | ||
Bài tập 2 | Học sinh cần làm | |||
Ôn tập chương V | Bài tập 1, 2, 3, 5. | Học sinh cần làm | ||
3 |
| Ôn tập cuối năm | Bài tập 10, 13, 17, 18 | Học sinh cần làm |
HÌNH HỌC | ||||
1 | Chương III. Vectơ trong không gian. Quan hệ vuông góc | § 1. Vectơ trong không gian | HĐ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 | Tự học có hướng dẫn |
Mục II. Điều kiện đồng phẳng của ba vectơ | Chỉ giới thiệu định nghĩa và hai định lí. | |||
Bài tập 2, 3, 4, 6, 7 | Học sinh cần làm | |||
§ 2. Hai đường thẳng vuông góc | HĐ 1, 2, 3, 4, 5 ; VD 1, 2 | Tự học có hướng dẫn | ||
Bài tập 1, 2, 4 | Học sinh cần làm | |||
§ 3. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng | HĐ 1, 2 | Tự học có hướng dẫn | ||
Phần chứng minh các định lí | Khuyến khích học sinh tự đọc | |||
Bài tập 3, 4, 5 | Học sinh cần làm | |||
§ 4. Hai mặt phẳng vuông góc | HĐ 1, 2, 3, 6, 7; VD trang 111. | Tự học có hướng dẫn | ||
Phần chứng minh Định lí 1, 2 | Khuyến khích học sinh tự đọc | |||
Bài tập 3, 5, 7, 10 | Học sinh cần làm | |||
§ 5. Khoảng cách | HĐ 1, 2, 3, 4, 5, 6 | Tự học có hướng dẫn | ||
Bài tập 2, 4, 8 | Học sinh cần làm | |||
Bài tập ôn tập chương III | Bài tập 3, 6 | Học sinh cần làm | ||
Ôn tập cuối năm | Bài tập 3, 4, 5, 6 | Học sinh cần làm |
3. Lớp 12
TT | Chương | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
ĐẠI SỐ & GIẢI TÍCH | ||||
1 | Chương III. Nguyên hàm - Tích phân và ứng dụng | §2. Tích phân | Mục I. 2. Định nghĩa tích phân | Tự học có hướng dẫn |
HĐ2 | Tự học có hướng dẫn | |||
Mục II. Tính chất 1, 2, 3 | Không yêu cầu học sinh chứng minh | |||
HĐ4, HĐ5 | Tự học có hướng dẫn | |||
Mục III. Phương pháp tính tích phân | Đối với phương pháp đổi biến số, chỉ thực hiện đổi biến số (không quá một lần) để tính tích phân. Tính tích phân sử phương pháp đổi biến dạng x = ø(t), chỉ hỏi với dạng x = a sin t (hoặc x = acost ) hoặc x = atant. | |||
Bài tập 3, 4a, 4b | Hướng dẫn học sinh sử dụng các phương pháp tính tích phân để thực hiện ngay trong tiết dạy mục III. | |||
Bài tập (tr 112): 2a, 2b, 3, 4a, 4b, 5b, 5c. | Học sinh cần làm | |||
§3. Ứng dụng của tích phân trong hình học | HĐ1 | Tự học có hướng dẫn | ||
HĐ2 | Tự học có hướng dẫn | |||
Mục II. Tính thể tích, Ví dụ 4 | Thay bằng “bài toán” trong mục III | |||
Mục II.2. Thể tích khối chóp và khối chóp cụt | Tự học có hướng dẫn | |||
Mục III. Thể tích khối tròn xoay | Tự học có hướng dẫn | |||
Bài tập (tr 121): 1, 2, 4. | Học sinh cần làm | |||
|
| Ôn tập Chương III | Bài tập (tr 127): 3, 4c, 4d, 4e, 4g, 6a, 6b, 6g, 7a. Bài tập trắc nghiệm (tr 127, 128): từ 1 đến 5. | Học sinh cần làm |
Bài 7b, câu trắc nghiệm 6 | Không dạy giải dạng toán: Tính thể tích khối tròn xoay do hình phẳng giới hạn bởi hai đồ thị y=f (x),y=g(x) và hai đường thẳng x = a, x = b quay quanh trục Ox. | |||
2 | Chương IV. Số phức | §1. Số phức | HĐ3, HĐ5 | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập cần làm (tr 133): 1, 2c, 4a, 4d, 6. | Học sinh cần làm | |||
§2. Cộng trừ và nhân số phức | HĐ3 | Tự học có hướng dẫn | ||
Ví dụ 2 | Tự học có hướng dẫn | |||
Bài tập (tr 135): 1a, 1b, 3a, 3d, 4, 5. | Học sinh cần làm | |||
§3. Phép chia số phức | HĐ1, HĐ2 | Tự học có hướng dẫn | ||
Mục 2. Phép chia số phức | Tự học có hướng dẫn | |||
Bài tập (tr 138): 1b, 1c, 2c, 2d, 3a, 3b, 4b, 4c. | Học sinh cần làm | |||
|
| §4. Phương trình bậc hai với hệ số thực | Mục 2. Phương trình bậc hai với hệ số thực | Tự học có hướng dẫn |
Bài tập (tr 140): 1, 2. | Học sinh cần làm | |||
Ôn tập Chương IV | Bài tập (tr 143): 4, 5, 8, 9. Bài tập (tr 144): Từ câu 1 đến câu 6. | Học sinh cần làm | ||
3 | Ôn tập cuối năm | I. Câu hỏi II. Bài tập | I. Câu hỏi: Từ câu 1 đến câu 10. II. Bài tập 2, 3, 4, 7, 8a, 8b, 9b, 9d, 10, 11a, 11b, 12b, 12d, 13, 15b, 15c, 16. | Học sinh cần làm |
Bài 14 (tr 148) | Không dạy giải dạng toán : Tính thể tích khối tròn xoay do hình phẳng giới hạn bởi hai đồ thị y=f (x),y=g(x) và hai đường thẳng x = a, x = b quay quanh trục Ox. | |||
HÌNH HỌC | ||||
1 | Chương III. Phương pháp toạ độ trong không gian | §1. Hệ toạ độ trong không gian | HĐ1 | Tự học có hướng dẫn |
HĐ2 | Không dạy | |||
Mục III. Định lý | Không yêu cầu học sinh chứng minh | |||
Bài tập (tr 68): 1a, 4a, 5, 6. | Học sinh cần làm | |||
§2. Phương trình mặt phẳng | Mục I. Bài toán | Không dạy giải bài toán, chỉ công nhận kết quả của bài toán | ||
HĐ1 | Tự học có hướng dẫn | |||
Mục II. Bài toán 2 | Không yêu cầu học sinh chứng minh | |||
Mục II. 2. Các trường hợp riêng | Tự học có hướng dẫn | |||
HĐ6 | Tự học có hướng dẫn | |||
Mục III. 2. Điều kiện để hai mặt phẳng vuông góc | Tự học có hướng dẫn | |||
Mục IV. Định lí | Không yêu cầu học sinh chứng minh | |||
HĐ7 | Tự học có hướng dẫn | |||
Bài tập (tr 80): 1, 3, 7, 8a, 9a. | Học sinh cần làm | |||
§3. Phương trình đường thẳng trong không gian | HĐ1 | Tự học có hướng dẫn | ||
Mục I. Định lí | Không yêu cầu học sinh chứng minh | |||
HĐ3 | Tự học có hướng dẫn | |||
Mục II.1. Điều kiện để hai đường thẳng song song; 2. Điều kiện để hai đường thẳng cắt nhau | Tự học có hướng dẫn | |||
Bài tập (tr 89): 1a, 1c, 1d, 3a, 4, 6, 9. | Học sinh cần làm | |||
Ôn tập chương III | Bài tập (tr 91): 2, 3, 4, 6, 8, 11. Câu hỏi trắc nghiệm (tr 94): Từ câu 1 đến câu 10. | Học sinh cần làm | ||
2 | Ôn tập cuối năm |
| Bài tập (tr 99): 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 15. | Học sinh cần làm |
__________________________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN VẬT LÍ
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 6
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 18. Sự nở vì nhiệt của chất rắn Bài 19. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng Bài 20. Sự nở vì nhiệt của chất khí | Cả 3 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Thí nghiệm ở cả 3 bài | Không làm. | ||
Mục «Vận dụng» ở cả 3 bài | Học sinh tự làm. | ||
2 | Bài 23. Thực hành đo nhiệt độ | Cả bài | Không dạy. |
3 | Bài 24. Sự nóng chảy và sự đông đặc Bài 25. Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo) | Cả 2 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Vẽ đường biểu diễn | Học sinh tự làm. | ||
4 | Bài 26. Sự bay hơi và sự ngưng tụ Bài 27. Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo) | Cả 2 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Thí nghiệm kiểm tra | Hướng dẫn học sinh tự đọc. | ||
5 | Bài 28. Sự sôi Bài 29. Sự sôi (tiếp theo) | Cả 2 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Thí nghiệm | Không làm. | ||
Vẽ đường biểu diễn | Học sinh sinh tự làm. | ||
6 | Bài 30. Tổng kết chương II: Nhiệt học | Cả bài | Học sinh tự học có hướng dẫn. |
2. Lớp 7
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 17. Sự nhiễm điện do cọ xát Bài 18. Hai loại điện tích | Cả 2 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Thí nghiệm | Không làm. | ||
Mục II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử (bài 18) | Học sinh tự học có hướng dẫn. | ||
2 | Bài 19. Dòng điện - Nguồn điện Bài 20. Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại Bài 21. Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện | Cả 3 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Mục III. Vận dụng (bài 21) | Học sinh tự làm. | ||
3 | Bài 22. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện Bài 23. Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện | Cả 2 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Mục II. Tác dụng phát sáng (bài 22) | Khuyến khích học sinh tự đọc. | ||
4 | Bài 25. Hiệu điện thế Bài 26. Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện | Cả 2 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Mục III. Đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch hở (bài 25) | Tích hợp với bài 26. | ||
Mục I. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn(bài 26) | Tích hợp vào bài 25. | ||
Mục II. Sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước và mục III. Vận dụng (bài 26) | Không dạy. | ||
5 | Bài 27. Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp Bài 28. Thực hành: Đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song | Cả 2 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Thí nghiệm | Không làm. | ||
6 | Bài 29. An toàn khi sử dụng điện | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
7 | Bài 30. Tổng kết chương 3: Điện học | Cả bài | Học sinh tự học có hướng dẫn. |
3. Lớp 8
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 14. Định luật về công | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
2 | Bài 18. Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học | Cả bài | Học sinh tự học có hướng dẫn. |
3 | Bài 19. Các chất được cấu tạo như thế nào? Bài 20. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên | Cả 2 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Bài 19 | Không làm thí nghiệm. | ||
Mục IV. Vận dụng (bài 20) | Không dạy. | ||
4 | Bài 21. Nhiệt năng Bài 22. Dẫn nhiệt Bài 23. Đối lưu - Bức xạ nhiệt | Cả 3 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Thí nghiệm | Không làm. | ||
5 | Bài 24. Công thức tính nhiệt lượng Bài 25. Phương trình cân bằng nhiệt | Cả 2 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Mục I. Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào (bài 24) | Không dạy. | ||
Mục III. Ví dụ về dùng phương trình cân bằng nhiệt và mục IV. Vận dụng (bài 25) | Học sinh tự làm. | ||
6 | Bài 29. Ôn tập tổng kết chương II: Nhiệt học | Cả bài | Học sinh tự học có hướng dẫn. |
4. Lớp 9
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn điều chỉnh |
1 | Bài 33. Dòng điện xoay chiều Bài 34. Máy phát điện xoay chiều | Cả 2 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Mục III. Vận dụng (bài 33) | Học sinh tự làm. | ||
Mục II. Máy phát điện xoay chiều trong kỹ thuật (bài 34) | Khuyến khích học sinh tự đọc. | ||
2 | Bài 36. Truyền tải điện năng đi xa Bài 37. Máy biến thế | Cả 2 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Mục II. Tác dụng làm biến đổi hiệu điện thế của máy biến thế (bài 37) | Không làm thí nghiệm. | ||
Mục I. Sự hao phí điện năng trên đường dây tải điện (bài 36) | Tích hợp vào bài 37. | ||
Mục III. Lắp đặt máy biến thế ở hai đầu đường dây tải điện (bải 37) | Khuyến khích học sinh tự đọc. | ||
3 | Bài 39. Tổng kết chương II: Điện từ học | Cả bài | Học sinh tự học có hướng dẫn. |
4 | Bài 44. Thấu kính phân kỳ Bài 45. Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ | Cả 2 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Mục I. Đặc điểm của thấu kính phân kỳ (bài 44) | Không làm thí nghiệm. | ||
Mục III. Vận dụng(bài 44) | Học sinh tự làm. | ||
5 | Bài 46. Thực hành: Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ | Cả bài | Không dạy. |
6 | Bài 47. Sự tạo ảnh trong máy ảnh | Cả bài | Không dạy. |
7 | Bài 49. Mắt cận và mắt lão Bài 50. Kính lúp | Cả 2 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Mục III. Vận dụng (bài 49) | Học sinh tự làm. | ||
Mục II. Cách quan sát một vật nhỏ qua kính lúp (bài 50) | Khuyến khích học sinh tự đọc. | ||
Mục III. Vận dụng (bài 50) | Học sinh tự làm. | ||
8 | Bài 51. Bài tập quang hình học | Cả bài | Học sinh tự học có hướng dẫn. |
9 | Bài 52. Ánh sáng trắng và ánh sáng màu | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
10 | Bài 55. Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
11 | Bài 56. Các tác dụng của ánh sáng | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
12 | Bài 57. Thực hành: Nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc bằng đĩa CD | Cả bài | Không thực hành. |
13 | Bài 58. Tổng kết chương III: Quang học | Cả bài | Học sinh tự học có hướng dẫn. |
Ghi chú:
- Đối với chủ đề tích hợp, khi thiết kế cần: (i) Giảm thời lượng; (ii) Lựa chọn những nội dung cốt lõi; (iii) Sắp xếp thành mạch nội dung kiến thức logic.
- Khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin làm các thí nghiệm.
- Chú trọng các câu hỏi/bài tập ở mức độ nhận biết, thông hiểu.
________________________
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ____________
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
HƯỚNG DẪN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2019-2020
MÔN VẬT LÍ
(Kèm theo Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)
Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam. Căn cứ vào hướng dẫn, các cơ sở giáo dục trung học chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết bảo đảm cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với tình hình thực tế.
1. Lớp 10
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 23: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng Bài 24: Công và công suất | Cả 2 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Mục I.2. Động lượng (bài 23) | Chỉ cần nêu công thức (23.2) và kết luận. | ||
Mục II.3. Va chạm mềm và II.4. Chuyển động bằng phản lực (bài 23) | Tự học có hướng dẫn. | ||
Mục II. Công suất (bài 24) | Tự học có hướng dẫn. | ||
Bài tập 8, 9 (bài 23); Bài tập 6, 7 (bài 24) | Khuyến khích học sinh tự làm. | ||
2 | Bài 25: Động năng Bài 26: Thế năng Bài 27: Cơ năng | Cả 3 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Mục II. Công thức tính động năng (bài 25) | Chỉ cần nêu công thức (25.1), (25.2), (25.3) và kết luận. | ||
Mục I.3. Liên hệ giữa biến thiên thế năng và công của trọng lực (bài 26) | Khuyến khích học sinh tự đọc. | ||
Mục I.2. Sự bảo toàn cơ năng của một vật chuyển động trong trọng trường (bài 27). | Chỉ cần nêu công thức (27.5) và kết luận. | ||
Bài tập 7,8 (bài 25); Bài tập 5, 6 (bài 26) | Khuyến khích học sinh tự làm. | ||
3 | Bài 29: Quá trình đẳng nhiệt. Định luật Bôi-lơ - Mariôt Bài 30: Quá trình đẳng tích. Định luật Sác lơ | Cả 2 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Các thí nghiệm ở cả 2 bài | Chỉ cần cung cấp bảng số liệu kết quả thí nghiệm cho học sinh (không nhất thiết phải làm thí nghiệm) để học sinh rút ra các công thức (29.1), (29.2), (30.1), (30.2). | ||
Bài tập 8, 9 (bài 29); Bài tập 7, 8 (bài 30) | Khuyến khích học sinh tự làm. | ||
4 | Bài 31: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng | Công thức (31.1) và (31.2) | Tự học có hướng dẫn để rút ra công thức. |
Bài tập 7,8 | Khuyến khích học sinh tự làm. | ||
5 | Bài 32: Nội năng và sự biến thiên nội năng Bài 33: Các nguyên lý của nhiệt động lực học | Cả 2 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Mục II.1. Quá trình thuận nghịch và không thuận nghịch (bài 33) | Không dạy. | ||
Mục I.3. Vận dụng (bài 33) | Không dạy. | ||
Bài tập 7, 8 (bài 32); Bài tập 6, 7, 8 (bài 33) | Khuyến khích học sinh tự làm. | ||
6 | Bài 34: Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình Bài 35: Biến dạng cơ của vật rắn Bài 36: Sự nở vì nhiệt của chất rắn | Cả 3 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Mục I.3. Ứng dụng của các chất rắn kết tinh (bài 34) | Tự học có hướng dẫn. | ||
Mục I.1. Thí nghiệm (bài 36) | Chỉ nêu công thức (36.1), không bắt buộc làm thí nghiệm. | ||
Bài 35: Biến dạng cơ của vật rắn | Không dạy. | ||
Bài tập 7, 8, 9 (bài 36) | Khuyến khích học sinh tự làm. | ||
7 | Bài 37: Các hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng Bài 40: Thực hành- Xác định hệ số căng bề mặt của chất lỏng | Cả 2 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Mục II. Hiện tượng dính ướt. Hiện tượng không dính ướt; Mục III. Hiện tượng mao dẫn (bài 37) | Tự học có hướng dẫn. | ||
Phần lý thuyết và mẫu báo cáo (bài 40) | Tự học có hướng dẫn. | ||
Bài tập 11, 12 (bài 37) | Khuyến khích học sinh tự làm. | ||
8 | Bài 38: Sự chuyển thể của các chất | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
Bài tập 11 đến 15 | Khuyến khích học sinh tự làm. | ||
9 | Bài 39: Độ ẩm của không khí | Cả bài | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
2. Lớp 11
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 19: Từ trường | Mục I. Nam châm | Tự học có hướng dẫn. |
Mục V. Từ trường Trái Đất | Không dạy. | ||
Bài tập 7, 8 | Khuyến khích học sinh tự làm. | ||
2 | Bài 20: Lực từ. Cảm ứng từ | Mục I.2. Xác định lực từ do từ trường đều tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện | - Không làm thí nghiệm. - Hướng dẫn học sinh tự đọc để rút ra công thức (20.1). |
Bài tập 6, 7 | Khuyến khích học sinh tự làm. | ||
3 | Bài 21: Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt | Bài tập 5,6,7 | Khuyến khích học sinh tự làm. |
4 | Bài 22: Lực Lo-ren-xơ | Cả bài | Không dạy. |
5 | Bài 23: Từ thông. Cảm ứng điện từ | Mục IV. Dòng điện Fu-cô | Tự học có hướng dẫn. |
Bài tập 5 | Khuyến khích học sinh tự làm. | ||
6 | Bài 24: Suất điện động cảm ứng Bài 25: Tự cảm | Cả 2 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Công thức (25.4) mục III.2. Năng lượng từ trường của ống dây tự cảm (bài 25) | Không dạy. | ||
Bài tập 4, 5 (bài 24); Bài tập 7 (bài 25) | Khuyến khích học sinh tự làm. | ||
Bài tập 6 (bài 24); Bài tập 8 (bài 25) | Không dạy. | ||
7 | Bài 26: Khúc xạ ánh sáng Bài 27: Phản xạ toàn phần | Cả 2 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Bài 27: Phản xạ toàn phần | Tự học có hướng dẫn. | ||
Bài tập 8, 9 (bài 26); Bài tập 6 đến 9 (bài 27) | Khuyến khích học sinh tự làm. | ||
8 | Bài 28: Lăng kính | Mục III. Các công thức lăng kính | Khuyến khích học sinh tự đọc. |
Bài tập 5 đến 7 | Khuyến khích học sinh tự làm. | ||
9 | Bài 29: Thấu kính mỏng Bài 35: Thực hành - Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì | Cả 2 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Bài tập 8 đến 12 (bài 29) | Khuyến khích học sinh tự làm. | ||
Phần lý thuyết và mẫu báo cáo (bài 35) | Tự học có hướng dẫn. | ||
10 | Bài 30: Giải bài toán về hệ thấu kính | Cả bài | Không dạy. |
11 | Bài 31: Mắt | Mục I. Cấu tạo quang học của mắt; Mục II. Sự điều tiết của mắt. Điểm cực viễn. Điểm cực cận. | Tự học có hướng dẫn. |
Mục III. Năng suất phân li của mắt; Mục IV. Các tật của mắt và cách khắc phục | Khuyến khích học sinh tự đọc. | ||
12 | Bài 32: Kính lúp | Bài tập 6 | Khuyến khích học sinh tự làm. |
13 | Bài 33: Kính hiển vi Bài 34: Kính thiên văn | Cả 2 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Mục II. Sự tạo ảnh bởi kính hiển vi (bài 33); Mục II. Sự tạo ảnh bởi kính thiên văn (bài 34) | Khuyến khích học sinh tự đọc. | ||
Mục III. Độ bội giác của kính hiển vi (bài 33); Mục III. Độ bội giác của kính thiên văn (bài 34) | Chỉ nêu công thức. | ||
Bài tập 9 (bài 33); Bài tập 7 (bài 34) | Khuyến khích học sinh tự làm. |
3. Lớp 12
TT | Bài | Nội dung điều chỉnh | Hướng dẫn thực hiện |
1 | Bài 20: Mạch dao động Bài 21: Điện từ trường Bài 22: Sóng điện từ Bài 23: Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến | Cả 4 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Mục II.1.Sự biến thiên điện tích và cường độ dòng điện trong một mạch dao động lí tưởng (bài 20) | Khuyến khích học sinh tự đọc. | ||
Mục III. Năng lượng điện từ (bài 20) | Tự học có hướng dẫn. | ||
Mục I.2.a. Từ trường của mạch dao động và Mục II.2. Thuyết điện từ Mắc-xoen (bài 21) | Không dạy. | ||
Mục II. Sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển (bài 22) | Tự học có hướng dẫn. | ||
2 | Bài 24: Tán sắc ánh sáng | Bài tập 5, 6 | Khuyến khích học sinh tự làm. |
3 | Bài 25: Giao thoa ánh sáng Bài 29: Thực hành - Đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa | Cả 2 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Phần lý thuyết và mẫu báo cáo | Tự học có hướng dẫn. | ||
4 | Bài 26: Các loại quang phổ Bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại Bài 28: Tia X | Cả 3 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Mục II. Quang phổ phát xạ và Mục III. Quang phổ hấp thụ (bài 26) | Tự học có hướng dẫn. | ||
Mục II. Cách tạo tia X (bài 28) | Khuyến khích học sinh tự đọc. | ||
Bài tập 6 (bài 26); Bài tập 8, 9 (bài 27); Bài tập 6, 7 (bài 28) | Khuyến khích học sinh tự làm. | ||
5 | Bài 30: Hiện tượng quang điện. Thuyết lượng tử ánh sáng Bài 31: Hiện tượng quang điện trong | Cả 2 bài | Tích hợp thành một chủ đề. |
Mục IV. Lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng (bài 30) | Tự học có hướng dẫn. | ||
Mục II. Quang điện trở (bài 31) | Tự học có hướng dẫn. | ||
6 | Bài 32: Hiện tượng quang - phát quang | Cả bài | Không dạy. |
7 | Bài 34: Sơ lược về Laze | Cả bài | Không dạy. |
8 | Bài 37: Phóng xạ | Mục II.2. Định luật phóng xạ | Chỉ cần nêu công thức (37.6) và kết luận. |
9 | Bài 38: Phản ứng phân hạch | Cả bài | Không dạy. |
10 | Bài 39: Phản ứng nhiệt hạch | Cả bài | Không dạy. |
11 | Bài 40: Các hạt sơ cấp | Cả bài | Không dạy. |
12 | Bài 41: Cấu tạo vũ trụ | Cả bài | Không dạy. |
Ghi chú:
- Đối với chủ đề tích hợp, khi thiết kế cần: (i) Giảm thời lượng; (ii) Lựa chọn những nội dung cốt lõi; (iii) Sắp xếp thành mạch nội dung kiến thức logic.
- Khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin làm các thí nghiệm.
- Chú trọng các câu hỏi/bài tập ở mức độ nhận biết, thông hiểu.
__________________________
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây