Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 1108/BGDĐT-NGCBQLGD 2021 xây dựng Đề án phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 1108/BGDĐT-NGCBQLGD
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1108/BGDĐT-NGCBQLGD | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Phạm Ngọc Thưởng |
Ngày ban hành: | 22/03/2021 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Cán bộ-Công chức-Viên chức |
tải Công văn 1108/BGDĐT-NGCBQLGD
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1108/BGDĐT-NGCBQLGD | Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2021 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương
Để triển khai thực hiện có kết quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018[1] theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng Đề án phát triển đội nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Đề án) như sau:
1. Đề án được xây dựng nhằm mục tiêu bảo đảm đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, khắc phục tình trạng thừa/thiếu giáo viên và bảo đảm cơ cấu giáo viên hợp lý theo từng môn học, cấp học, nhất là những môn học mới; đồng thời, nâng cao chất lượng đội ngũ, khắc phục những hạn chế, yếu kém của một bộ phận giáo viên trong thời gian qua.
2. UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở GDĐT chủ trì phối hợp với các Sở ngành liên quan tham mưu xây dựng Đề án và tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình xây dựng Đề án, cần lưu ý:
- Rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo từng cấp học (ưu điểm, tồn tại và hạn chế về số lượng, cơ cấu và chất lượng). Trên cơ sở số liệu và các thông tin cụ thể về số lượng, cơ cấu, trình độ, chất lượng đội ngũ hiện có, đối chiếu với yêu cầu cần phải bảo đảm về số lượng, cơ cấu và chất lượng để triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đề ra mục tiêu (mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể) và các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện.
- Xác định cụ thể các hoạt động, lộ trình triển khai, thực hiện; xác định kinh phí và nguồn kinh phí cho từng hoạt động (nguồn ngân sách Trung ương, địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác) để bảo đảm tính khả thi và hiệu quả trong triển khai thực hiện Đề án.
- Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể đối với các ngành, các cấp liên quan để tổ chức triển khai thực hiện sau khi Đề án được phê duyệt.
* Bộ GDĐT gửi kèm theo Công văn này gợi ý các nội dung chi tiết về đề cương Đề án.
3. Đề án cần được xây dựng và ban hành trong quý II/2021 để chủ động triển khai thực hiện các công việc như: rà soát, sắp xếp đội ngũ phù hợp với thực tế địa phương trên tinh thần bảo đảm đủ số lượng, chất lượng và cơ cấu môn học; đặt hàng đào tạo để có nguồn tuyển dụng giáo viên cho những môn học mới; bồi dưỡng giáo viên để dạy các môn tích hợp và cập nhật kiến thức và phương pháp, cách thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá,...vv theo chương trình giáo dục phổ thông 2018; bố trí biên chế, hợp đồng lao động phù hợp từng năm theo lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; bố trí kinh phí...vv nhằm bảo đảm trong lộ trình triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 không bị động về số lượng theo định mức và theo cơ cấu môn học, nhất là giáo viên cho các môn học mới.
4. Đối với một số tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng và ban hành Đề án thì cần rà soát, sửa đổi, bổ sung (nếu cần) để bảo đảm thực hiện kết quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình từng năm và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng như yêu cầu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn cần liên hệ với Bộ GDĐT (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, địa chỉ: 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội; Email: [email protected], số điện thoại: 02438695144, xin số máy lẻ 135) để được hướng dẫn, hỗ trợ.
Trân trọng./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỀ CƯƠNG GỢI Ý
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Công văn số 1108/BGDĐT-NGCBQLG ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Phần I. Tính cấp thiết và căn cứ xây dựng Đề án
1. Tính cấp thiết (phần mở đầu)
2. Căn cứ pháp lý: bao gồm các Chỉ thị, Nghị quyết, Luật, Nghị định, Thông tư và các văn bản liên quan của Đảng, Nhà nước, Ngành Giáo dục và địa phương.
3. Căn cứ thực tiễn: Đây là phần rất quan trọng để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó có căn cứ để đề xuất các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp. Vì vậy cần làm rõ ưu điểm, tồn tại hạn chế về:
- Số lượng đội ngũ (theo từng môn học, cấp học); số thừa thiếu theo định mức (theo từng môn học, cấp học); nhận định về việc bố trí, sắp xếp đội ngũ; vấn đề về biên chế, hợp đồng giáo viên.
- Chất lượng đội ngũ: Trình độ đào tạo (tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn theo Luật Giáo dục 2019); nhận định về năng lực giảng dạy, giáo dục học sinh;...vv.
- Thực hiện các chế độ/chính sách.
- Công tác truyền thông, nâng cao nhận thức,..vv
Phần II. Mục tiêu Đề án
1. Mục tiêu chung.
2. Mục tiêu cụ thể.
Lưu ý: Việc xác định mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể về phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông phải bảo đảm: đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; chuẩn hóa về trình độ đào tạo; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình.
Phần III. Nội dung, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Đề án
I. Nội dung
Nội dung Đề án cần tập trung vào 2 vấn đề chủ yếu:
1. Vấn đề bảo đảm đủ số lượng giáo viên để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình.
2. Vấn đề về chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
II. Nhiệm vụ và giải pháp
Nhiệm vụ và giải pháp cần tập trung vào các nhóm như sau:
1. Nhóm nhiệm vụ và giải pháp về bảo đảm số lượng giáo viên theo cơ cấu môn học:
- Tiếp tục triển khai sắp xếp, cơ cấu và đẩy mạnh tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các ngành, lĩnh vực; từ đó có thêm biên chế để tuyển dụng giáo viên.
- Xây dựng phương án sắp xếp, điều chuyển giáo viên giữa các trường; hợp đồng giáo viên để bổ sung số giáo viên còn thiếu cho các môn học mới.
- Bảo đảm nguồn tuyển dụng: Chủ động đặt hàng đào tạo mới/đào tạo văn bằng 2/đào tạo liên thông/bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm,...vv để có nguồn tuyển; các chính sách thu hút, ưu tiên trong tuyển dụng,...vv.
2. Nhóm nhiệm vụ và giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ:
- Triển khai kế hoạch nâng chuẩn trình độ giáo viên theo lộ trình (Nghị định số 71); đào tạo giáo viên cho các môn học mới; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy các môn tích hợp.
- Triển khai bồi dưỡng giáo viên về chương trình, sách giáo khoa theo các module và lộ trình bồi dưỡng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
3. Nhiệm vụ và giải pháp về kinh phí.
4. Nhiệm vụ và giải pháp về truyền thông.
5. Nhiệm vụ và giải pháp về quản lý/kiểm tra/giám sát.
6. Nhiệm vụ và giải pháp khác.
III. Kinh phí thực hiện Đề án
1. Khái toán số kinh phí (kèm theo dự toán kinh phí cụ thể cho từng hoạt động).
2. Nguồn kinh phí (chỉ rõ nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác).
IV. Tổ chức thực hiện Đề án
1. Lộ trình thực hiện.
2. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các Sở ngành và UBND cấp huyện.
V. Phụ lục các hoạt động triển khai Đề án
Ở phụ lục các hoạt động triển khai Đề án cần có các nội dung: (1) các hoạt động; (2) thời gian thực hiện; (3) đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp; (4) kinh phí theo từng hoạt động; (5) sản phẩm.
________________________________
[1] Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông.