Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 1099/BTP-PBGDPL của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thực hiện chỉ đạo điểm Đề án 4 năm 2009
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 1099/BTP-PBGDPL
Cơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp | Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1099/BTP-PBGDPL | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Duy Lãm |
Ngày ban hành: | 14/04/2009 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
tải Công văn 1099/BTP-PBGDPL
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TƯ PHÁP ---------------- | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------- |
Số: 1099/BTP-PBGDPL V/v hướng dẫn thực hiện chỉ đạo điểm Đề án 4 năm 2009 | Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2009 |
Kính gửi:
Theo quy định, năm 2008 là năm kết thúc chỉ đạo điểm thực hiện Đề án thứ tư “Phát huy vai trò của cơ quan và cán bộ tư pháp trong phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn” (sau đây gọi tắt là Đề án) do Ban điều hành Đề án trung ương tiến hành tại 15 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gồm: thành phố Hà Nội, Cần Thơ; các tỉnh: An Giang, Bắc Ninh, Bình Định, Đăk Nông, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Hoà Bình, Hưng Yên, Kon Tum, Phú Yên, Quảng Nam, Sóc Trăng, Yên Bái). Tuy nhiên, với mục đích củng cố, nâng cao hơn nữa năng lực của cán bộ tư pháp tại các xã, phường, thị trấn làm điểm để các xã, phường, thị trấn này trở thành những mô hình tốt nhằm phát triển, nhân rộng trong những năm tiếp theo, Ban điều hành Đề án quyết định tiếp tục thực hiện chỉ đạo điểm tại 30 xã, phường, thị trấn thuộc 15 tỉnh, thành phố nêu trên.
Để các hoạt động đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực, Bộ Tư pháp đề nghị Sở Tư pháp triển khai các công việc sau:
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại 02 xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm
a) Phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn xã, phường, thị trấn làm điểm có hình thức, biện pháp duy trì, phát huy các kết quả đã đạt được nhằm thúc đẩy công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn.
b) Tiếp tục nâng cao năng lực tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của cán bộ tư pháp cấp xã trong tham mưu, đề xuất với Uỷ ban nhân dân ban hành các văn bản, kế hoạch thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng, củng cố đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật; tổ chức các câu lạc bộ pháp luật; hướng dẫn hoạt động hoà giải ở cơ sở; khai thác, quản lý, sử dụng tủ sách pháp luật.
c) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc xã, phường, thị trấn làm điểm thực hiện các hoạt động sau:
- Tổ chức các cuộc phổ biến pháp luật cho cán bộ, nhân dân;
- Biên soạn tài liệu tuyên truyền pháp luật ngắn gọn, dễ hiểu phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, nhân dân ở địa bàn (có thể in thành tờ gấp để phát cho nhân dân hoặc cung cấp cho đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, hoà giải viên sử dụng làm tài liệu tuyên truyền hoặc sử dụng để phát trên hệ thống truyền thanh cơ sở).
2. Trên cơ sở các kết quả chỉ đạo điểm đã đạt được, có hình thức thích hợp phổ biến, hướng dẫn để các xã, phường, thị trấn khác ở địa phương tham khảo, học tập kinh nghiệm (như tổ chức giao lưu, trao đổi hoặc xây dựng văn bản hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm...); chủ động mở rộng diện chỉ đạo điểm nhằm nhân rộng mô hình, phương pháp, cách làm hay, có hiệu quả.
3. Về kinh phí thực hiện
Bộ Tư pháp hỗ trợ kinh phí thực hiện chỉ đạo điểm năm 2009 như sau:
- Hỗ trợ 02 xã, phường, thị trấn thực hiện các hoạt động nêu tại điểm c mục 1 là: 9.000.000 đồng (chín triệu đồng)/01 xã, phường, thị trấn.
- Hỗ trợ Sở Tư pháp trong chỉ đạo, hướng dẫn 02 xã, phường, thị trấn được chọn điểm thực hiện các hoạt động chỉ đạo điểm: 4.500.000 đồng (bốn triệu năm trăm ngàn đồng)/01 Sở Tư pháp.
Khoản kinh phí trên sẽ được Bộ Tư pháp gửi đến Sở Tư pháp bằng hình thức chuyển khoản (đối với kinh phí hỗ trợ xã, phường, thị trấn chỉ đạo điểm, Sở Tư pháp chuyển cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để thực hiện).
4. Thông tin, báo cáo
Trong quá trình triển khai, đề nghị Sở Tư pháp thông tin về tiến độ, kết quả công việc; khó khăn, vướng mắc (nếu có) để kịp thời hướng dẫn, giải quyết. Sở Tư pháp gửi Báo cáo kết quả chỉ đạo điểm năm 2009 về Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật) trước ngày 15 tháng 12 năm 2009.
Mọi thông tin đề nghị liên hệ: Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp. Số điện thoại: (04) 37340922, 38438841.
Nơi nhận: - Như trên; - Bộ trưởng, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 212 (để báo cáo); - Thứ trưởng, Trưởng Ban điều hành Đề án 4 (để báo cáo); - Lưu: VT, Vụ PBGDPL. | TL. BỘ TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT (đã ký)
Nguyễn Duy Lãm |