Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 01/BGDĐT-KTKĐCLGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc góp ý dự thảo Quyết định quy định về tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 01/BGDĐT-KTKĐCLGD
Cơ quan ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 01/BGDĐT-KTKĐCLGD | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Bùi Văn Ga |
Ngày ban hành: | 02/01/2014 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
tải Công văn 01/BGDĐT-KTKĐCLGD
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/BGDĐT-KTKĐCLGD | Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2014 |
Kính gửi: | Giám đốc các đại học, học viện; |
Sau khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa XI) và tổng kết năm học 2012-2013 khối các trường đại học, cao đẳng được tổ chức tại Hà Nội ngày 28-12-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉnh sửa lại dự thảo Quyết định qui định về tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui giai đoạn 2014 - 2016.
Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi đến các trường dự thảo đã chỉnh sửa để xin ý kiến lần cuối trước khi ban hành.
Do thời gian gấp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các trường cho ý kiến về nội dung dự thảo Quyết định và gửi nội dung góp ý về các địa chỉ: [email protected], [email protected], [email protected], [email protected] trước ngày 04-01-2014.
Trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận:
| KT. BỘ TRƯỞNG |
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
Số: /QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày tháng 01 năm 2014 | |
|
| |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY GIAI ĐOẠN 2014-2016
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật giáo dục đại học đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục Đại học;
Căn cứ kết quả thảo luận của hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng tại Hội nghị triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa XI và tổng kết giáo dục đại học năm học 2012-2013;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành quy định tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy giai đoạn 2014-2016 với các nội dung như sau:
1. Nguyên tắc
a) Các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng (gọi chung là các trường) thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh theo quy định tại Điều 34 Luật Giáo dục đại học.
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh.
c) Từng trường xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh đáp ứng các yêu cầu về nội dung, điều kiện quy định tại Quyết định này.
d) Các trường tổ chức tuyển sinh riêng có thể kết hợp xét tuyển những thí sinh dự thi kỳ thi chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức có kết quả thi từ điểm sàn trở lên.
đ) Các trường chỉ tổ chức tuyển sinh riêng tối đa 2 lần trong năm vào thời gian do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
e) Kết quả thi của thí sinh thi vào trường tổ chức tuyển sinh riêng chỉ có giá trị xét tuyển vào trường đó, không có giá trị xét tuyển sang trường khác.
g) Các trường có thể tổ chức tuyển sinh riêng từng phần cho một số khoa, ngành.
2. Tuyển sinh theo phương thức tự chủ của nhà trường
a) Yêu cầu đối với đề án tuyển sinh riêng của các trường
- Phù hợp với quy định của Luật Giáo dục đại học và mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo;
- Đảm bảo các nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 1, có nội dung đáp ứng đầy đủ các quy định tại phụ lục kèm theo Quyết định này;
- Hình thức, nội dung tuyển sinh phải phù hợp với ngành đào tạo của nhà trường và chương trình giáo dục phổ thông;
- Các tiêu chí đảm bảo chất lượng nguồn tuyển rõ ràng;
- Đảm bảo nguồn lực để thực hiện tuyển sinh riêng ;
- Không gây phức tạp cho xã hội và tốn kém cho thí sinh;
- Được dư luận đồng tình ủng hộ.
b) Yêu cầu đối với trường tự chủ tuyển sinh
- Không để phát sinh hiện tượng các tổ chức và cá nhân là cán bộ, giáo viên của nhà trường tổ chức luyện thi;
- Tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh, không để phát sinh tiêu cực, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch;
- Thực hiện chế độ thông tin kịp thời và báo cáo kết quả sau khi kết thúc kỳ thi tuyển sinh riêng theo quy định;
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tốt công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc;
- Công bố rộng rãi phương thức tuyển sinh của nhà trường để thí sinh, phụ huynh và xã hội giám sát.
3. Tuyển sinh theo kỳ thi chung
a) Mục đích, phương thức tổ chức kỳ thi chung
- Kỳ thi chung được tổ chức trong giai đoạn quá độ chuyển từ phương thức tuyển sinh chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sang phương thức tuyển sinh riêng do từng trường đảm nhiệm để đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra trong trật tự, nghiêm túc, không gây xáo trộn lớn trong xã hội cũng như sự lo lắng của học sinh và phụ huynh;
- Từ nay đến năm 2016 Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tổ chức kỳ thi chung để giúp các trường chưa đủ năng lực hoặc chưa chuẩn bị được đề án tuyển sinh riêng. Kỳ thi chung được tổ chức theo phương thức dùng chung đề, thi chung đợt và sử dụng chung kết quả để xét tuyển.
b) Yêu cầu đối với trường tuyển sinh theo kỳ thi chung
- Có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị được tuyển sinh theo kỳ thi chung;
- Có kế hoạch và lộ trình thực hiện tự chủ tuyển sinh để chậm nhất là năm 2017 bắt đầu tuyển sinh riêng.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Đối với các trường
a) Xây dựng đề án tuyển sinh riêng; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường về đề án tuyển sinh riêng.
b) Gửi đề án tuyển sinh riêng về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 10/02/2014 (đối với các trường tuyển sinh riêng năm 2014);
c) Triển khai thực hiện đề án tuyển sinh riêng được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận đã đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quyết định này.
d) Gửi công văn về Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị được tham gia kỳ thi tuyển sinh chung trước ngày 10/02/2014 và gửi dự thảo đề án, kế hoạch thực hiện tuyển sinh riêng về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30-9-2014 (đối với các trường chưa thực hiện tuyển sinh riêng năm 2014).
đ) Công khai kết quả tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
e) Sau khi kết thúc công tác tuyển sinh, báo cáo kết quả tuyển sinh theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.
2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục tiếp nhận và công bố nội dung dự thảo đề án tuyển sinh riêng của các trường trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo Giáo dục và Thời đại và các phương tiện thông tin đại chúng khác để xã hội góp ý hoàn thiện đề án.
b) Căn cứ vào nội dung của đề án và ý kiến phản biện của xã hội, trong thời hạn tối đa là 30 ngày kể từ ngày trường nộp đề án tuyển sinh riêng hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận bằng văn bản khẳng định đề án tuyển sinh riêng của trường đáp ứng hoặc không đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quyết định này.
c) Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục công bố các đề án tuyển sinh riêng đã được xác nhận đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quyết định này lên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Báo Giáo dục và Thời đại và các phương tiện thông tin đại chúng khác để xã hội biết và giám sát.
3. Đối với các Bộ ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các trường trực thuộc
a) Chỉ đạo các trường trực thuộc chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực thực hiện tự chủ trong tuyển sinh;
b) Chỉ đạo các trường trực thuộc xây dựng đề án tuyển sinh riêng đáp ứng yêu cầu, nội dung và điều kiện quy định tại Quyết định này;
c) Căn cứ vào đề án tuyển sinh riêng của trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận là đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quyết định này, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị liên quan, Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN TUYỂN SINH RIÊNG
(Kèm theo Quyết định số : /QĐ-BGDĐT ngày tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Đề án tuyển sinh của trường bao gồm các nội dung sau:
I. Mục đích và nguyên tắc lựa chọn phương án tuyển sinh
1. Mục đích
2. Nguyên tắc
II. Phương án tuyển sinh
1. Phương thức tuyển sinh
Các trường có thể lựa chọn và quyết định phương thức tuyển sinh theo quy định của Luật giáo dục đại học: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Đối với mỗi phương thức tuyển sinh lựa chọn cần làm rõ:
a) Tiêu chí xét tuyển;
b) Lịch tuyển sinh của trường;
c) Phương thức đăng kí của thí sinh;
d) Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh: vận dụng quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy để xây dựng các mức ưu tiên;
e) Lệ phí tuyển sinh: thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Phân tích ưu, nhược điểm của phương án tuyển sinh
a) Sự phù hợp của phương thức tuyển sinh với đặc thù các ngành đào tạo của trường và với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
b) Các yếu tố đảm bảo chất lượng, sự công bằng của phương thức thi - tuyển sinh đề xuất.
c) Thuận lợi, khó khăn của nhà trường, học sinh khi trường triển khai phương án tuyển sinh;
d) Các hiện tượng tiêu cực có thể phát sinh khi triển khai phương án tuyển sinh và các giải pháp chống tiêu cực.
3. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh.
a) Điều kiện về con người;
b) Cơ sở vật chất.
III. Tổ chức thực hiện
a) Nội dung công việc cần thực hiện trong quy trình tổ chức thi - tuyển sinh tương ứng với phương thức tuyển sinh lựa chọn:
Trong từng công việc cần quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện.
b) Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công tác tuyển sinh;
c) Công tác giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan,...
d) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trước, trong và sau khi kết thúc tuyển sinh theo quy định.
e) Sự phối hợp và hỗ trợ của các ban, ngành địa phương trong các khâu của công tác tuyển sinh.
IV. Lộ trình và cam kết của trường
V. Phụ lục của đề án
a) Dự thảo Quy chế tuyển sinh riêng của trường; các văn bản hướng dẫn;
b) Kết quả tuyển sinh của trường 5 năm qua;
c) Các ngành, chuyên ngành và trình độ đào tạo của trường;
d) Danh mục các nguồn lực (cơ sở vật chất và đội ngũ) để thực hiện đề án.