Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Chỉ thị 22/CT-UBND Hải Phòng 2021 đẩy mạnh dạy học an toàn, bảo đảm chất lượng giáo dục ứng phó với COVID-19
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Chỉ thị 22/CT-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 22/CT-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị | Người ký: | Lê Khắc Nam |
Ngày ban hành: | 17/09/2021 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, COVID-19 |
tải Chỉ thị 22/CT-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG _______ Số: 22/CT-UBND | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ Hải Phòng, ngày 17 tháng 9 năm 2021 |
CHỈ THỊ
Về đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19
________________
Trong thời gian qua, ngành Giáo dục đã quyết liệt tổ chức thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo thành phố. Ngành Giáo dục thành phố đã tích cực thực hiện đổi mới chương trình, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học... và đã đạt nhiều kết quả tích cực trong dạy và học. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, toàn ngành đã nỗ lực, cố gắng khắc phục mọi khó khăn, chủ động, kịp thời tổ chức thực hiện đồng bộ công tác phòng, chống dịch, thực hiện có hiệu quả phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”, bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên, hoàn thành các nhiệm vụ chuyên môn của ngành. Tuy nhiên, dịch COVID-19 đã tác động, ảnh hưởng nặng nề đến ngành Giáo dục. Giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh gặp rất nhiều khó khăn cả về đời sống và trong hoạt động học tập, nhất là việc học trực tuyến trong thời gian dài ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm chương trình, phương pháp, kế hoạch tổ chức dạy và học, hoạt động của trường, lớp và đến sự phát triển của trẻ em, học sinh. Dự báo dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, để tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình, chất lượng và tiếp tục thực hiện mạnh mẽ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo chỉ đạo của Trưng ương.
Thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 03/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
I. THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2021 - 2022
1. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các sở, ban, ngành liên quan:
a) Triển khai kế hoạch năm học 2021 - 2022 một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch bệnh tại thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập, vừa bảo đảm sức khoẻ, vừa hoàn thành chương trình giáo dục theo kế hoạch và bảo đảm chất lượng giáo dục của từng cấp học, chương trình đào tạo; tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục
b) Xác định các yêu cầu, nội dung cốt lõi, căn bản trong chương trình dạy học, làm cơ sở cho các cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch dạy học linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch tại thành phố.
c) Tiếp tục rà soát, hoàn thiện phương thức dạy học trực tuyến và đào tạo từ xa; phát triển nguồn học liệu điện tử, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của phương thức này. Quan tâm sâu sát, cụ thể đến điều kiện triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ việc dạy, học đối với học sinh lớp 1, lớp 2 và lớp 6.
d) Phối hợp với Sở Y tế, Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức tiêm chủng cho học sinh các cấp sau khi cơ quan chuyên môn có hướng dẫn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người dưới 18 tuổi; rà soát gửi Sở Y tế tiêm vắc xin cho tất cả giáo viên các cấp học theo quy định; quán triệt, thông tin, truyền thông trong toàn ngành, tới các thầy cô giáo, phụ huynh, học sinh cần nêu cao tinh thần chống dịch “mình vì mọi người, mọi người vì mỗi người" thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch với thông điệp “tất cả vì tương lai con em chúng ta”.
Thường xuyên sàng lọc, tầm soát nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp nghi nhiễm, nhiễm COVID-19; kiểm tra, việc chấp hành các quy định phòng chống dịch phù hợp tại cơ sở giáo dục, đào tạo, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
đ) Hướng dẫn các gia đình trong việc phối hợp với nhà trường chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh bảo đảm an toàn, hiệu quả trong thời gian học trực tuyến.
e) Phối hợp với các nhà xuất bản cung cấp sách giáo khoa (cả bản điện tử) đầy đủ, thuận lợi cho học sinh khi bước vào năm học mới.
g) Hướng dẫn xây dựng hệ thống đề thi, bài kiểm tra, ngân hàng câu hỏi phục vụ tổ chức thi, kiểm tra đánh giá theo hình thức trực tuyến một cách phù hợp; xây dựng phương án tổ chức Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2022- 2023 và các năm tiếp theo, phù hợp với tình hình thực tiễn bảo đảm phòng, chống dịch hiệu quả.
h) Ưu tiên bố trí kinh phí, huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống phần mềm, phục vụ chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo. Có giải pháp phù hợp hỗ trợ học sinh, giáo viên các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa không có khả năng tiếp cận với hình thức học trực tuyến, học qua truyền hình.
i) Chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện thực hiện rà soát quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bảo đảm phù hợp, sát với thực tiễn
k) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khan trương thực hiện Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (theo lĩnh vực quản lý của ngành); Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để đảm bảo không học sinh nào không được đến trường sau dịch COVID-19 vì khó khăn, giảm bớt khó khăn cho giáo viên bị ảnh hưởng do trường học bị đóng cửa, nhất là giáo viên thuộc hệ thống các trường tư thực mầm non. Triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 54/2019/NQ-HĐND ngày 09/12/2019 của Hội đồng nhân dân thành phố về chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh từ bậc mầm non đến trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 12/8/2021 của Hội đồng nhân dân thành phố quy định mức học phí năm học 2021-2022 đối với các trường công lập trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Nghị quyết số 04/2021/NQ-HĐND ngày 12/8/2021 của Hội đồng nhân dân thành phố quy định một số mức hỗ trợ thực hiện Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
l) Tạo điều kiện tiếp nhận, chuyển trường thuận lợi cho học sinh trong trường hợp gia đình thay đổi địa bàn sinh sống do tác động của dịch COVID-19.
2. Sở Y tế
a) Hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch cho học sinh, sinh viên và bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh trong nhà trường.
b) Xây dựng phương án cụ thể về việc tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học (đối tượng dưới 18 tuổi).
c) Tạo điều kiện tiêm vắc xin cho lưu học sinh diện Hiệp định đang học tập ở các cơ sở giáo dục đại học tại thành phố
3. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ giáo viên và học sinh một cách phù hợp trong một số trường hợp đặc thù; nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bổ sung dinh dưỡng bữa ăn bán trú để phát triển thể chất tốt hơn cho trẻ em, học sinh.
b) Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường truyền thông, tuyển sinh trực tuyến; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, đẩy mạnh đào tạo trực tuyến ở những ngành nghề phù hợp.
c) Tổ chức triển khai việc hỗ trợ giáo viên, nhân viên, người lao động làm việc trong các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp công lập và ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo quy định.
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (theo lĩnh vực quản lý của ngành); Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/2021/NQ-HĐND ngày 12/8/2021 của Hội đồng nhân dân thành phố quy định mức học phí năm học 2021-2022 đối với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp công lập thuộc thành phố Hải Phòng quản lý
4. Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn về sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy học trực tuyến; hỗ trợ các nhà trường, học sinh, giáo viên tiếp cận hạ tầng số, dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao an toàn, dễ sử dụng.
5. Sở Văn hóa và Thể thao: Hướng dẫn về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao trong các cơ sở giáo dục và đào tạo phù hợp với tình hình dịch bệnh.
6. Sở Ngoại vụ: Phối hợp với Bộ ngoại giao, các cơ quan Trung ương, Công an thành phố hỗ trợ thủ tục xuất, nhập cảnh cho chuyên gia giáo dục, giảng viên, giáo viên, tình nguyện viên, lưu học sinh là người Việt Nam tại nước ngoài về nước; học sinh, sinh viên thành phố trúng tuyển đi học theo các chương trình học bổng Hiệp định ở nước ngoài; chuyên gia giáo dục, giảng viên, giáo viên, tình nguyện viên và lưu học sinh nước ngoài vào Việt Nam thực hiện các chương trình, dự án hợp tác về giáo dục khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19.
7. Công an thành phố: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan chủ động tuyên truyền, đấu tranh, phòng chống tội phạm, ngăn ngừa các nội dung, thông tin xấu, độc trên không gian mạng, các yếu tố an ninh phi truyền thống và bảo đảm an ninh, trật tự trong các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp.
8. Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố: Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quân đội đóng quân trên các địa bàn phối hợp chặt chẽ, tham mưu cơ quan có thẩm quyền huy động các nguồn lực và các hình thức hỗ trợ phù hợp đối với học sinh, sinh viên, giáo viên, cơ sở giáo dục trong khu vực chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Hải Phòng: Theo dõi, đôn đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hải Phòng tiếp tục triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên; thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn đối người lao động trong ngành Giáo dục và các cơ sở giáo dục ngoài công lập chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.
10. Ủy ban nhân dân quận, huyện
a) Tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
b) Phối hợp với ngành Y tế thường xuyên sàng lọc, tầm soát nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp nghi nhiễm, nhiễm COVID-19; kiểm tra, việc chấp hành các quy định phòng chống dịch phù hợp tại cơ sở giáo dục, đào tạo, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
c) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ; Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ; Nghị quyết số 54/2019/NQ-HĐND ngày 09/12/2019, Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 12/8/2021, Nghị quyết số 04/2021/NQ-HĐND ngày 12/8/2021 của Hội đồng nhân dân thành phố, đảm bảo không học sinh nào không được đến trường sau dịch COVID-19 vì khó khăn, giảm bớt khó khăn cho giáo viên bị ảnh hưởng do trường học bị đóng cửa, nhất là giáo viên thuộc hệ thống các trường tư thực mầm non.
II. MỘT SỐ NIIIỆM VỤ TẬP TRUNG TRIỂN KHAI NGAY
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu triển khai phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em”.
b) Nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng giáo viên; nghiên cứu, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền chính sách khuyến khích học sinh giỏi vào ngành sư phạm, tạo môi trường, hệ sinh thái giáo dục phát triển lành mạnh, bình đẳng, sáng tạo, khuyến khích đổi mới sáng tạo phù hợp với đặc điểm từng cơ sở giáo dục.
c) Có giải pháp tổng thể, thiết kế chính sách từ đào tạo - tuyển dụng - sử dụng nguồn nhân lực bảo đảm thực chất, đào tạo gắn với nhu cầu tuyển dụng xã hội, kiên quyết chống bệnh thành tích trong giáo dục góp phần đạt được mục tiêu “học thật, thi thật, nhân tài thật”, thu hút nhân tài, “học đi đối với hành”, nhanh chóng khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.
d) Thiết kế chương trình học bảo đảm tăng cường kiến thức, kỹ năng sống; kiểm soát tình trạng dạy thêm học thêm; hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo bảo đảm khoa học, công khai, minh bạch, tránh dư luận không tốt, bảo đảm không để học sinh nào thiếu sách học; sớm công bố phương án thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2022 - 2023 phù hợp với tình hình dịch bệnh phức tạp và phương án các năm tiếp theo để giáo viên và học sinh có thời gian chuẩn bị.
đ) Có giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử, truyền thống đoàn kết, văn hóa, các giá trị tốt đẹp của dân tộc, của cha ông ta; tăng cường việc dạy và học ngoại ngữ, tin học gắn với việc đổi mới và sáng tạo, hội nhập quốc tế. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, lí tưởng cách mạng.
e) Trên cơ sở đánh giá thực trạng hệ thống các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tại thành phố, thực hiện rà soát quy hoạch, cơ cấu lại trường, lớp học, điểm trường, đội ngũ giáo viên theo tinh thần “ở đâu có học sinh, ở đó có giáo viên” nhưng phải bảo đảm sắp xếp một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả.
2. Sở Nội vụ: Phối hợp với sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân quận, huyện đề xuất, báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố phân bố biên chế giáo viên sau khi được Bộ Nội vụ thẩm định; quyết định giao số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc thành phố, trong đó có số giáo viên tại các cơ sở giáo dục và đào tạo; hướng dẫn việc tuyển dụng giáo viên theo quy định.
3. Sở Xây dựng phối hợp các cơ quan liên quan và các địa phương rà soát, tăng cường kiểm tra, giám sát quy hoạch xây dựng gắn với không gian xây dựng trường học phù hợp, nhất là ở các quận, huyện lớn, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; quy hoạch không gian trường học phải có tầm nhìn xa, hiện đại.
4. Các sở, ban, ngành liên quan căn cứ phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao: Có phương án giải quyết, đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố, các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết các khó khăn trong giáo dục theo đúng quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Quán triệt đầy đủ, sâu sắc, tổng thể, toàn diện tới từng cơ sở giáo dục, từng cán bộ, giáo viên, từng người dân và học sinh, sinh viên về quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục.
5. Ủy ban nhân dân quận, huyện: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện đánh giá thực trạng hệ thống các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tại địa bản, thực hiện rà soát quy hoạch, cơ cấu lại trường, lớp học, điểm trường, đội ngũ giáo viên.
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, định kỳ hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kết quả thực hiện Chỉ thị. Thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, các cơ sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này./.
Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Bộ GD&ĐT; - TTTU, TTHĐNDTP; - CT, các PCT UBND TP; - Ban Tuyên giáo TU; - Ủy ban MTTQVN TP và các đoàn thể; - Văn phòng: TU, Đoàn ĐBQH&HĐND TP; - Các Sở, ban, ngành thành phố; - UBND các quận, huyện; - Đài PTTH HP, Báo HP; - Cổng Thông tin điện tử thành phố; - Trường ĐH HP; - Các Trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP; - CPVP; - Phòng NCKTGS; - CV: GD, LĐ; - Lưu: VT | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Khắc Nam
|