Chỉ thị 22/2011/CT-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp và hỗ trợ cho hoạt động của Thừa phát lại

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 22/2011/CT-UBND

Chỉ thị 22/2011/CT-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp và hỗ trợ cho hoạt động của Thừa phát lại
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí MinhSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:22/2011/CT-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Lê Minh Trí
Ngày ban hành:11/06/2011Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Hành chính, Tư pháp-Hộ tịch

tải Chỉ thị 22/2011/CT-UBND

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Chỉ thị 22/2011/CT-UBND DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Chỉ thị 22/2011/CT-UBND ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------------
Số: 22/2011/CT-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 6 năm 2011
 
 
CHỈ THỊ
Về tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp
và hỗ trợ cho hoạt động của Thừa phát lại
----------------------------
 
Xã hội hóa một số công việc có liên quan đến thi hành án dân sự là một chủ trương lớn của Đảng và đã được thể chế hóa trong Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Ngày 15 tháng 4 năm 2010, Ủy ban nhân dân thành phố có quyết định cho phép thành lập 5 văn phòng Thừa phát lại đầu tiên thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 21 tháng 5 năm 2010, Sở Tư pháp đã cấp giấy đăng ký hoạt động cho 5 văn phòng Thừa phát lại: Văn phòng Thừa phát lại quận 1, quận 5, quận 8, quận Bình Thạnh và quận Tân Bình.
Thời gian qua, việc thí điểm Thừa phát lại đã được các cơ quan có liên quan tích cực triển khai, đảm bảo đúng tiến độ và đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ quan, tổ chức chưa tích cực phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt động của Thừa phát lại theo quy định pháp luật.
Để việc thí điểm Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện đúng quy định pháp luật, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các sở - ban - ngành, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân các quận - huyện thực hiện tốt các việc sau đây:
1. Sở Tư pháp:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền về Thừa phát lại để người dân hiểu về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về Thừa phát lại, biết được chức năng, nhiệm vụ của Thừa phát lại và thấy được vai trò, sự cần thiết của tổ chức này trong thực tiễn đời sống pháp lý hiện nay.
b) Chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về Thừa phát lại theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP.
c) Phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân thành phố trong việc kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại.
2. Công an thành phố:
a) Phối hợp với Sở Tư pháp tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong lực lượng Công an thành phố.
b) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về đăng ký xe phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại tương tự như cung cấp thông tin cho Chấp hành viên và phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 178 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
c) Chỉ đạo Công an phường - xã - thị trấn phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại trong việc tống đạt văn bản của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự, xác minh điều kiện thi hành án theo quy định pháp luật về tố tụng, Điều 44 Luật Thi hành án dân sự và quy định pháp luật có liên quan.
d) Chỉ đạo Công an quận - huyện và Công an phường - xã - thị trấn phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại tổ chức bảo vệ cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Khoản 4 Điều 72 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan trong trường hợp cưỡng chế thi hành án cần huy động lực lượng bảo vệ theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP.
đ) Chỉ đạo các trại giam, trại tạm giam phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 180 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
3. Các sở, ngành có liên quan:
a) Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện việc tuyên truyền về Thừa phát lại trên Trang thông tin điện tử (Mạng thông tin tích hợp trên Internet) của thành phố Hồ Chí Minh.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (bao gồm cả thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất) phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại tương tự như cung cấp thông tin cho Chấp hành viên và phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 178 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về đăng ký kinh doanh, đầu tư phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại tương tự như cung cấp thông tin cho Chấp hành viên theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
d) Sở Giao thông vận tải cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về đăng ký phương tiện thủy nội địa, xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại tương tự như cung cấp thông tin cho Chấp hành viên và phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 178 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
đ) Cục Thi hành án dân sự:
- Chỉ đạo các Chi cục Thi hành án dân sự quận - huyện chuyển giao văn bản tống đạt cho Thừa phát lại thực hiện.
- Phối hợp với Sở Tư pháp tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong hệ thống cơ quan thi hành án dân sự.
- Thông tin cho Sở Tư pháp việc thực hiện các công việc về thi hành án dân sự của Thừa phát lại.
e) Đài Truyền hình thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố và các cơ quan thông tấn, báo chí khác phối hợp với Sở Tư pháp tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu về chủ trương của Đảng, các quy định pháp luật của Nhà nước về Thừa phát lại, theo dõi và đưa tin thường xuyên về hoạt động của Thừa phát lại để nhân dân và các tổ chức nắm bắt, sử dụng có hiệu quả công cụ mới trong thi hành án dân sự.
g) Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh:
- Phổ biến về trách nhiệm, hướng dẫn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 176 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
- Phối hợp với Sở Tư pháp tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong hệ thống các tổ chức tín dụng.
h) Kho bạc Nhà nước thành phố thực hiện và chỉ đạo Kho bạc Nhà nước quận - huyện phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 176 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
i) Cục Thuế thực hiện và chỉ đạo các Chi cục Thuế quận - huyện cung cấp thông tin về thuế phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại tương tự như cung cấp thông tin cho Chấp hành viên theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, Luật Quản lý thuế, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan. 
k) Cục Hải quan thực hiện và chỉ đạo các Chi cục Hải quan cung cấp thông tin về thuế phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại tương tự như cung cấp thông tin cho Chấp hành viên theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, Luật Quản lý thuế, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
l) Bảo hiểm xã hội thành phố thực hiện và chỉ đạo Bảo hiểm xã hội quận - huyện phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 177 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
m) Chi cục Hàng hải tại thành phố Hồ Chí Minh và Cảng vụ thành phố Hồ Chí Minh cung cấp thông tin về đăng ký tàu biển và thế chấp tàu biển phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại tương tự như cung cấp thông tin cho Chấp hành viên và phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 178 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
n) Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Hồ Chí Minh cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại tương tự như cung cấp thông tin cho Chấp hành viên và phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 178 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
4. Ủy ban nhân dân các quận - huyện:
a) Thực hiện việc tuyên truyền về Thừa phát lại trên Trang thông tin điện tử của quận - huyện. Phối hợp với Sở Tư pháp và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức và đoàn thể ở địa phương tăng cường công tác tuyên truyền về Thừa phát lại.
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân phường - xã - thị trấn phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại:
- Thực hiện công việc về thi hành án dân sự quy định tại Điều 175 và Điều 180 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
- Thực hiện việc tống đạt văn bản của Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
c) Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng và các cơ quan chuyên môn cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (bao gồm cả thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất) phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại tương tự như cung cấp thông tin cho Chấp hành viên và phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự quy định tại Điều 178 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
5. Đề nghị Tòa án nhân dân thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể thành phố thực hiện một số nội dung sau:
a) Tòa án nhân dân thành phố:
- Chỉ đạo Tòa án nhân dân các quận - huyện chuyển giao văn bản tống đạt cho Thừa phát lại thực hiện.
- Phối hợp với Sở Tư pháp tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong hệ thống Tòa án nhân dân.
- Thông tin cho Sở Tư pháp về số lượng và chất lượng của vi bằng được sử dụng làm chứng cứ trong xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố và Tòa án nhân dân quận - huyện.
b) Viện Kiểm sát nhân dân thành phố:
- Thông tin cho Sở Tư pháp việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tống đạt các văn bản của Tòa án, các văn bản về thi hành án và trong hoạt động thi hành án của Thừa phát lại.
- Phối hợp với Sở Tư pháp tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân.
c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể thành phố: phối hợp với Sở Tư pháp tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong thành viên của tổ chức mình và nhân dân.
Ngoài các quy định cụ thể tại Chỉ thị này, các sở - ban - ngành, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân các quận - huyện có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ cho hoạt động của Thừa phát lại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về Thừa phát lại, thi hành án dân sự và quy định pháp luật có liên quan.
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các sở - ban - ngành, đơn vị trực thuộc và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì kịp thời báo cáo, đề xuất gửi về Sở Tư pháp để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
                                                                                                                           

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Minh Trí
 
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2275/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; sửa đổi, bổ sung; thay thế; bãi bỏ trong các lĩnh vực: Các cơ sở giáo dục khác; Giáo dục Trung học; Giáo dục thường xuyên; Giáo dục tiểu học; Giáo dục mầm non; Giáo dục nghề nghiệp; Giáo dục dân tộc thuộc phạm vi quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tỉnh Yên Bái

Quyết định 2275/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; sửa đổi, bổ sung; thay thế; bãi bỏ trong các lĩnh vực: Các cơ sở giáo dục khác; Giáo dục Trung học; Giáo dục thường xuyên; Giáo dục tiểu học; Giáo dục mầm non; Giáo dục nghề nghiệp; Giáo dục dân tộc thuộc phạm vi quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tỉnh Yên Bái

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Hành chính

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi