Chỉ thị 15/2001/CT-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về một số biện pháp xây dựng mạng lưới cơ sở giáo dục - đào tạo và đội ngũ nhà giáo ở tỉnh theo tinh thần Chỉ thị 18/2001/CT-TTg ngày 27-8-2001 của Thủ tướng Chính phủ

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Chỉ thị 15/2001/CT-UB

Chỉ thị 15/2001/CT-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về một số biện pháp xây dựng mạng lưới cơ sở giáo dục - đào tạo và đội ngũ nhà giáo ở tỉnh theo tinh thần Chỉ thị 18/2001/CT-TTg ngày 27-8-2001 của Thủ tướng Chính phủ
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Gia LaiSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:15/2001/CT-UBNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Nguyễn Vỹ Hà
Ngày ban hành:30/10/2001Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH GIA LAI

________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Số: 15/2001/CT-UB

Pleiku, ngày 30 tháng 10 năm 2001

 

 

CHỈ THỊ

CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Về một số biện pháp xây dựng mạng lưới cơ sở giáo dục - đào tạo và đội ngũ nhà giáo ở tỉnh theo tinh thần Chỉ thị số 18/2001/CT-TTg ngày 27-8-2001 của Thủ tướng Chính phủ

_______________

 

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh nhà ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, làm cơ sở để đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ phát triển kinh tế - xã  hội. Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề tồn tại, mạng lưới trường, lớp chưa được quy hoạch phát triển đồng bộ, chưa sâu rộng trên tất cả các vùng; đội ngũ nhà giáo và cơ cấu ngành nghề chưa đáp ứng yêu cầu giảng dạy; dân trí nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn quá thấp kém là nguyên nhân sâu xa làm cho khoảng cách giữa các vùng, giữa các thành phần dân tộc ngày càng giản ra.

Để phát triển vững chắc sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh, thực hiện phổ cập trung học cơ sở, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ hơn, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo và các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp sau đây:

1. Quy hoạch phát triển giai đoạn 2001-2005 và giai đoạn 2006-2010 (có phân kỳ từng năm) mạng lưới trường, lớp công lập, ngoài công lập cho từng bậc học, cấp  học, trình độ đào tạo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, quy mô dân số, diện tích, địa hình từng vùng.

Phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa. Đặc biệt chú trọng xã hội hóa giáo dục mầm non, trung học phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên, dạy nghề.

2. Xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non:

a) Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục mầm non ở những nơi có điều kiện kinh tế xã hội phát triển như phường, thị trấn, xã vùng I, khu công nghiệp, công ty, nhà máy, xí nghiệp, công nông lâm trường (gọi chung là vùng thuận lợi).

Thực hiện hợp đồng giáo viên để giảng dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non vùng thuận lợi. Tiền lương, phụ cấp bảo hiểm của giáo viên hợp đồng được cân đối bằng nguồn thu học phí và các khoản thu hợp pháp khác của cơ sở giáo dục mầm non

b) Biên chế giáo viên mầm non công lập chỉ phân bố cho các xã vùng II, vùng III. Chuyển dần chỉ tiêu biên chế giáo viên công lập cho vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số còn thiếu giáo viên mầm non theo quy định Nhà nước.

c) Từ nay đến đầu năm học 2003 phải chuyển 500/0 và đến hết năm 2005 phải chuyển hết số chỉ tiêu biên chế Nhà nước còn lại là giáo viên mầm non từ vùng thuận lợi ra ngoài công lập.

3. Xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông:

a) Điều chỉnh, sắp xếp và tuyển dụng mới để xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu

b) Giao biên chế và tuyển giáo viên cho các trường, lớp phổ thông công lập theo định mức quy định tại Quyết định số 243/CP ngày 28-6-1979 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức bộ máy biên chế của các trường phổ thông

c) Các trường phổ thông công lập còn thiếu giáo viên được xét tuyển không qua thi tuyển công chức đối với những sinh viên đã tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc có ngành đào tạo phù hợp để làm giáo viên.

Từ nay trở đi, ưu tiên tuyển dụng, tiếp nhận công chức giáo viên có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Gia Lai trước khi đi học chuyên nghiệp, giáo viên người dân tộc Jrai, Bahnar. Khi nào thiếu nguồn tại chỗ mới tuyển dụng, tiếp nhận người ngoài tỉnh mà cha, mẹ, vợ, chồng có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Gia Lai.

d) Năm học 2001-2002 xét tuyển công chức giáo viên để giảng dạy ở các trường, lớp còn thiếu giáo viên thuộc 76 xã vùng III và 84 làng ở xã vùng II có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như xã vùng III đối với những người đủ trình độ chuẩn quy định tại điều 61, điều 67 của Luật Giáo dục. Ưu  tiên xét tuyển giáo viên là người dân tộc Jrai, Bahnar, giáo viên đã tốt nghiệp loại khá trở lên.

4. Xây dựng đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề công lập:

a) Từng trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung tâm, dạy nghề phải xây dựng và triển khai kế hoạch dài hạn phát triển đội ngũ giáo viên. Được áp dụng hình thức hợp đồng giáo viên làm việc phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cơ sở.

Giáo viên hợp đồng có quyền lợi, nghĩa vụ như giáo viên trong biên chế.

Kinh phí chi trả lương, đóng BHXH cho giáo viên hợp đồng được sử dụng từ nguồn thu hợp pháp của cơ sở giáo dục.

b) Trước mắt được giao đủ chỉ tiêu biên chế giáo viên, đặc biệt đối với những ngành nghề đào tạo mới phù hợp với quy mô học sinh, sinh viên được tuyển theo chỉ tiêu ngân sách Nhà nước và các định mức giáo viên được quy định tại Quyết định số 07-UB/LĐTL ngày 23-1-1975 của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) về tiêu chuẩn tính toán kế hoạch lao động tiền lương.

c) Xét tuyển thẳng không phải thi tuyển công chức đối với những sinh viên đã tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc có ngành nghề đào tạo phù hợp để làm giáo viên.

5. Các cơ quan quản lý Nhà nước chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Chỉ thị này:

a) Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo:

- Chủ trì, hướng dẫn các sở có liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, TP xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch trường, lớp; phát triển, chuẩn hóa trình độ đội ngũ nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục; chọn giải pháp tích cực đào tạo giáo viên phổ thông, đặc biệt là đào tạo giáo viên những bộ môn còn thiếu nhiều; thực hiện sắp xếp, điều chuyển giáo viên từ nơi thừa đến nơi thiếu trong phạm vi toàn ngành.

- Chỉ đạo cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giáo dục học sinh.

- Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức chính quyền tỉnh dựa vào định mức quy định về trường, lớp, biên chế giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, nhân viên xây dựng định mức lao động phù hợp với chương trình nội dung, kế hoạch giảng dạy ở các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện.

b) Trưởng ban Tổ chức chính quyền tỉnh:

- Chủ trì phối hợp với Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo xây dựng tỷ lệ giáo viên mầm non trong biên chế theo đặc điểm vùng, mật độ dân cư làm căn cứ điều chỉnh số lượng biên chế giáo viên mầm non.

- Hướng dẫn thực hiện, kiểm tra nhu cầu biên chế giáo viên và đề xuất UBND tỉnh giao hết (đủ) số lượng chỉ tiêu biên chế giáo viên cho các trường, lớp thuộc địa phương, sở, ngành, tổ chức có trường, lớp công lập.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch biên chế, hợp đồng giáo viên hàng năm, 5 năm báo cáo qua Sở Giáo dục - Đào tạo tổng hợp kết quả báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và các thiết bị dạy học, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên.

- Dành ngân sách bảo đảm thực hiện các chế độ chính sách giáo viên theo quy định Nhà nước; hỗ trợ tiền lương, BHXH cho giáo viên mầm non hợp đồng tại các cơ sở giáo dục công lập, bán công ở nông thôn và vùng đặc biệt khó khăn.

d) Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá chủ động bố trí kinh phí để thực hiện kịp thời các chính sách chế độ đối với nhà giáo.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo và các sở, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này.

 

 

T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

CHỦ TỊCH

 

 

Nguyễn Vỹ Hà

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi