Báo cáo 692/BC-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo sơ kết thực hiện đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2008 - 2009

thuộc tính Báo cáo 692/BC-BGDĐT

Báo cáo 692/BC-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo sơ kết thực hiện đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm 2008 - 2009
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:692/BC-BGDĐT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Báo cáo
Người ký:Phạm Vũ Luận
Ngày ban hành:23/09/2009
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Xây dựng
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

--------------------

Số: 692/BC-BGDĐT

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----------------------

Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2009

 

 

BÁO CÁO SƠ KẾT THỰC HIỆN

ĐỀ ÁN KIÊN CỐ HÓA TRƯỜNG, LỚP HỌC VÀ NHÀ CÔNG VỤ GIÁO VIÊN

SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ NĂM 2008 - 2009

-------------------------

Kính gửi:  Thủ tướng Chính phủ

 

 

Thực hiện Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/2/2008 Thủ t­ướng Chính phủ phê duyệt Đề án Kiên cố hóa tr­ường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012, qua gần 2 năm thực hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Cơ quan quản lý, th­ường trực Đề án báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình và kết quả thực hiện Đề án đến 15 tháng 9 năm 2009 như sau:

I. Tình hình và kết quả thực hiện Đề án năm 2008-2009

Căn cứ báo cáo của 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến ngày 22/9/2009 (hiện còn 6 tỉnh chưa có báo cáo là: Lào Cai, Hà Nội, Lai Châu, Gia Lai, Trà Vinh, Hậu Giang) và tổng hợp số liệu giải ngân của Kho bạc Nhà nước Trung ương.

1. Nguồn vốn đầu tư thực hiện Đề án 2008-2009: 11.525,930  tỷ đồng

1.1. Trái phiếu Chính phủ hỗ trợ: 8.275,6 tỷ đồng

- Trái phiếu Chính phủ hỗ trợ đã giao cho các địa phương  năm 2008 - 2009 là 8.275,6 tỷ đồng, chia ra:

Năm 2008 là 3.775, 6 tỷ đồng;

Năm 2009 là 4.500 tỷ đồng (Giao đợt 1: 3.000 tỷ đồng; Giao đợt 2: 1.500 tỷ đồng tại Quyết định số 1297/QĐ-TTg ngày 20/8/2009).

- Số vốn Trái phiếu Chính phủ giao, các địa phương đã phân bổ cho các công trình, dự án năm 2008-2009 là 7.697,194 tỷ đồng đạt 93% so với số vốn được giao.

Vốn trái phiếu Chính phủ mới bổ sung tháng 8 năm 2009 là 1.500 tỷ đồng (đợt 2), đến nay còn nhiều tỉnh chưa phê duyệt phân bổ xong và chưa báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.2. Các nguồn vốn huy động từ ngân sách địa phương và xã hội hóa: 3.250,330 tỷ đồng, gồm:

- Huy động ngân sách địa phương: 2.519,660 tỷ đồng

- Huy động xã hội hóa: 730,670 tỷ đồng

2. Kết quả giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ đến 15/9/2009.

Số vốn trái phiếu Chính phủ giao năm 2008-2009 (năm 2008 và đợt 1 năm 2009 là 6.775,6 tỷ đồng) đã giải ngân là 5,149,792 tỷ đồng đạt 76%, trong đó:

2.1. Vốn giao năm 2008: Cơ bản các địa phương đã hoàn thành việc giải ngân kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ được hỗ trợ bình quân cả nước đạt 93,81% so với kế hoạch vốn được giao, cụ thể:

+ 44 địa phương đã giải ngân đạt từ 95 đến 100%.

+ 13 địa phương đã giải ngân từ 80% đến 95%.

+ 02 địa phương tỷ lệ giải ngân năm 2008 đạt dưới 80%, gồm: Phú Yên 53,27%, và Gia Lai 70,03%.

2.2. Vốn giao năm 2009: Tiến độ giải ngân có khá hơn cùng thời điểm năm 2008, song nhìn chung đến thời điểm hiện nay còn chậm. Bình quân cả nước mới đạt 53,65% so với kế hoạch vốn được giao đợt 1, cụ thể:

+ 27 địa phương đã giải ngân đạt trên 70%, trong đó có 13 tỉnh, thành phố đã giải ngân từ 90 đến 100%, gồm: Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hải Dương, Hà Nam, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Thuận, Tây Ninh, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Bạc Liêu.

+ 12 địa phương tỷ lệ giải ngân từ 50% đến 70%.

+ 20 địa phương tỷ lệ giải ngân dưới 50%.

3. Kết quả xây dựng phòng học và nhà công vụ giáo viên năm 2008-2009:

3.1. Kế hoạch xây dựng phòng học là 62.026 phòng học, trong đó:

- Số phòng học đã hoàn thành đưa vào sử dụng là 18.602 phòng, đạt 30% so kế với hoạch.

- Số phòng học đang xây dựng là 29.931 phòng, đạt 48,3%

- Số phòng học đang làm thủ tục là 13.493 phòng, đạt 21,7%

3.2. Kế hoạch xây dựng nhà công vụ là 20.600 phòng, trong đó:

- Số phòng công vụ đã hoàn thành đưa vào sử dụng là 7.436 phòng, đạt 36% so với kế hoạch.

- Số phòng công vụ đang xây dựng là 5.785 phòng, đạt 28%

- Số phòng công vụ đang làm thủ tục là 7.379 phòng, đạt 36%

(chi tiết kết quả, tiến độ thực hiện đề án của các địa phương về kế hoạch, khối lượng và giải ngân năm 2008 và 2009 tại phụ lục đính kèm).

4. Đánh giá kết quả thực hiện Đề án năm 2008 - 2009.

4.1. Đánh giá chung

- Nhìn chung việc thực hiện Đề án tại các địa phương triển khai đến nay đã đi vào nề nếp.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều rất quan tâm chỉ đạo, đặc biệt là thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về đẩy nhanh tiến độ hoàn thành khối lượng và giải ngân vốn 2008-2009 tại Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Đề án (ngày 18/5/2009) và Hội nghị giao ban về tình hình thực hiện vốn trái phiếu Chính phủ năm 2008 và phương án phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung kế hoạch năm 2009 (ngày 01/6/2009).

- Ban Chỉ đạo Trung ương, Bộ phận thường trực Đề án đã có sự kiểm tra, đôn đốc và giải quyết các vấn đề vướng mắc của địa phương, của cơ sở.

- Sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành ở địa phương đã tạo điều kiện để Đề án thực hiện theo tiến độ.

- Việc huy động các nguồn vốn của địa phương: Các tỉnh ở miền núi phía bắc, các tỉnh mới chia tách và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long việc bố trí vốn ngân sách địa phương và huy động các nguồn khác so với so với các vùng khác có nhiều khó khăn hơn. Một số tỉnh đến nay vẫn chưa cân đối được ngân sách địa phương và việc huy động xã hội hóa tham gia thực hiện đề án.

Một số địa phương đã thực hiện tốt việc bố trí, huy động ngân sách địa phương thực hiện Đề án, chủ động có giải pháp đối với từng nguồn vốn cụ thể như: Xác định, ưu tiên nguồn thu sổ xố kiến thiết để đầu tư cho các công trình thuộc Đề án Kiên cố hóa (Tiền Giang, Kiên Giang, Cần Thơ); Huy động ngân sách địa phương và huy động xã hội hóa tham gia thực hiện Đề án đảm bảo cơ cấu các nguồn vốn đúng qui định và vượt như: Nam Định, Hà Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh và TP. Đà Nẵng.

4.2. Nguyên nhân triển khai tốt Đề án ở các địa phương.

Đối với các địa phương đã thực hiện tốt đề án (có tiến độ khối lượng công trình dự án đã triển khai xây dựng và giải ngân vốn cao so với kế hoạch): Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang). Nguyên nhân: Xây dựng Đề án lập báo cáo số liệu về danh mục phòng học và nhà công vụ giáo viên  đúng với mục tiêu, tiêu chí của Đề án; Sớm phê duyệt danh mục đầu tư và phân bổ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ đúng tiến độ; Địa phương quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; Chủ động chuẩn bị các thủ tục về dự án đầu tư, tổ chức tốt việc lựa chọn các đơn vị tư vấn, nhà thầu có năng lực; Các Sở, ban ngành liên quan tại địa phương phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định, phê duyệt, hoàn thiện các thủ tục đầu tư nhanh.

4.3. Nguyên nhân triển khai chậm Đề án ở các địa phương.

Đối với các địa phương chưa thực hiện tốt đề án (có tiến độ khối lượng công trình dự án đã triển khai xây dựng và giải ngân vốn thấp, còn chậm so với kế hoạch và tiến độ chung của cả nước), nguyên nhân: Địa phương chưa quan tâm, chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện Đề án; Chậm phê duyệt danh mục và phân bổ vốn cho các dự án ảnh hưởng đến việc thực hiện các thủ tục đầu tư; Các Sở, ban ngành liên quan tại địa phương chưa phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định, phê duyệt các thủ tục đầu tư và chưa tham mưu kịp thời cho Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết khi có vướng mắc; Năng lực của các đơn vị tư vấn, nhà thầu của một số địa phương rất hạn chế và đội ngũ cán bộ được bố trí triển khai Đề án thiếu, không chuyên và một số địa phương chưa quán triệt thực hiện đúng nội dung Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, lúng túng trong việc tổ chức thực hiện đề án như: huy động các nguồn vốn của địa phương, trách nhiệm đền bù và giải phóng mặt bằng, vẫn phân bổ theo suất đầu tư bình quân gây khó khăn cho các chủ đầu tư.

II. Một số vấn đề trong việc triển khai tiếp tục Đề án trong thời gian tới

1) Về các kiến nghị của một số địa phương.

Ban chỉ đạo Trung ương, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa qua có nhận được một số đề nghị của một số tỉnh với nội dung: Điều chỉnh, bổ sung danh mục đầu tư xây dựng; xem xét tăng tỷ lệ và mức hỗ trợ vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện Đề án do trượt giá, không cân đối được ngân sách địa phương và huy động xã hội hóa…. Đây là các vấn đề Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có hướng dẫn (công văn số 2096/BGDĐT-KHTC ngày 14/3/2008 và công văn số 7602/BGDĐT-CSVCTBĐCTE ngày 20/8/2008) đề nghị các địa phương nghiên cứu thực hiện, đảm bảo thực hiện đúng danh mục, mục tiêu và đối tượng theo quy định của Đề án.

2) Đề nghị các tỉnh, thành phố tăng cường quan tâm chỉ đạo thực hiện đề án.

- Khẩn trương phê duyệt phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung kế hoạch năm 2009 xong trước 30/9/2009 và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng, hàng năm và báo cáo đột xuất đúng nội dung, biểu mẫu và đảm bảo thời gian quy định theo các văn bản Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn.

- Đối với các địa phương đến thời điểm 31/8/2009 thực hiện giải ngân vốn trái phiếu chính phủ chậm so với tiến độ chung của cả nước: Năm 2008  dưới 80% so với kế hoạch và năm 2009 dưới 50% so với kế hoạch vốn giao đợt 1, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần có sự quan tâm chỉ đạo các sở ban ngành và các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án.

- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi để toàn xã hội cùng tham gia hưởng ứng, kiểm tra giám sát việc thực hiện Đề án.

3) Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng kế hoạch phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ cho cả giai đoạn 2008-2012 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính (công văn số 5741/BGDĐT ngày 2/7/2009). Đề nghị các Bộ tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tỷ lệ và tổng mức vốn trái phiếu chính phủ hỗ trợ cho các địa phương thực hiện Đề án cả giai đoạn, để sớm thông báo cho các địa phương chủ động kế hoạch thực hiện Đề án.

4) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ.

Trong năm 2009, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép ứng trước vốn năm 2010 cho các địa phương đã thực hiện tốt đề án năm 2008-2009, để đẩy nhanh việc thực hiện kế hoạch của đề án, tạo điều kiện cho các các địa phương thanh toán khối lượng hoàn thành và triển khai xây dựng các công trình, dự án đã có đủ thủ tục đầu tư.

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho ứng vốn theo tiêu chí sau:

a) Các tỉnh, thành phố đã triển khai xây dựng trên 70% số phòng học so với kế hoạch năm 2008-2009.

b) Tỷ lệ giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện năm 2008 đạt trên 95% và năm 2009 trên 80% so với vốn trái phiếu Chính phủ giao đợt 1.

Mức ứng vốn khoảng 30% so với dự kiến Kế hoạch năm 2010 (tại công văn số 5741/BGDĐT ngày 2/7/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ hỗ trợ các địa phương thực hiện Đề án cả giai đoạn 2008-2012). Các nội dung và tiêu chí về xem xét ứng trước vốn năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao đổi thống nhất với các Vụ chức năng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (các địa phương dự kiến đề nghị được ứng trước vốn năm 2010 tại biểu kèm theo).

Trên đây là tổng kết báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên năm 2008-2009 đến 15 tháng 9 năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo thực hiện.

 

Nơi nhận:

- Như kính gửi;

- Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân (để b/c);

- Văn phòng Chính phủ;

- Các Bộ:KH&ĐT, TC, XD, TN&MT;

- Ủy ban Trung ương MTTQVN;

- UBND và SGDĐT các tỉnh,TP trực thuộc TW (qua Website của BGDĐT);

- Đài Truyền hình Việt Nam;

- Hội Khuyến học Việt Nam;

- Lưu: VT, Cục CSVCTBTH.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

Phạm Vũ Luận

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất