Báo cáo 51/BC-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri và trả lời chất vấn đại biểu quốc hội Kỳ họp 5 - Quốc hội khoá XII

thuộc tính Báo cáo 51/BC-LĐTBXH

Báo cáo 51/BC-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri và trả lời chất vấn đại biểu quốc hội Kỳ họp 5 - Quốc hội khoá XII
Cơ quan ban hành: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:51/BC-LĐTBXH
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Báo cáo
Người ký:Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành:10/06/2009
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Lao động-Tiền lương, Bảo hiểm
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

-------------------

Số: 51/BC- LĐTBXH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2009

 

BÁO CÁO

Kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri và trả lời chất vấn đại biểu quốc hội

Kỳ họp 5 - Quốc hội khoá XII

---------------------

 

Kính gửi: Các vị Đại biểu Quốc hội

 

Thực hiện sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) xin phép được báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri và trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội về những vấn đề cử tri và Đại biểu Quốc hội quan tâm như sau:

PHẦN 1

KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI VÀ CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI SAU KỲ HỌP THỨ 4

Sau kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được 39 kiến nghị của cử tri các tỉnh, thành phố. Ngày 17 tháng 4 năm 2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có văn bản số 1216/LĐTBXH -VP trả lời kiến nghị của cử tri gửi Ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố.

Tại kỳ họp thứ 3, thứ 4 - Quốc hội khoá XII, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trả lời chất vấn trên Hội trường và bằng văn bản gửi các Đại biểu Quốc hội. Kết quả thực hiện nội dung đã trả lời chất vấn như sau:

1 - Về vấn đề liên quan đến việc tính hưởng phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng

Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2008/NĐ-CP ngày 4/12/2008 về việc thực hiện phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng, theo đó: (1) Người lao động nghỉ việc đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần kể từ ngày 1/1/2007 trở đi, mà trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực, thì ngoài hưởng lương hưu hoặc bảo hiểm xã hội một lần theo quy định còn được hưởng trợ cấp một lần tương ứng với thời gian và số tiền phụ cấp khu vực đã đóng bảo hiểm xã hội; (2) Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng trước ngày 1/1/2007, cư trú tại nơi có phụ cấp khu vực được hưởng phụ cấp khu vực theo mức hiện hưởng.

Ngày 22/1/2009, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 03/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định số 122/2008/NĐ-CP nêu trên. Thời điểm áp dụng các quy định tại 2 văn bản là từ ngày 1/1/2007.

Quy định trên đã đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội, đảm bảo nguyên tắc mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội, đảm bảo được quyền lợi của người lao động khi thụ hưởng chính sách và qua quá trình triển khai thực hiện đã nhận được sự đồng thuận từ phía người lao động.

2 - Về lĩnh vực dạy nghề. Nội dung tập trung vào 3 vấn đề lớn: giải pháp, chính sách phát triển lực lượng giáo viên dạy nghề; phát triển hệ thống trường Trung cấp nghề ở các tỉnh nông nghiệp; giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ở các Trung tâm dạy nghề.

Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang nghiên cứu, hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo các đề án: Đề án đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020; Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Đề án đào tạo nghề ở 61 huyện nghèo; Dạy nghề cho  người dân tộc thiểu số; Đề án đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ; Đề án phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề giai đoạn 2009 - 2015...

3 - Nội dung liên quan đến việc thực hiện Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

Để khắc phục cách tính thời gian hưởng trợ cấp cho các đối tượng. Bộ đã ban hành Thông tư số 26/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/11/2008 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.

Để đảm bảo đời sống cho các đối tượng BTXH trong giai đoạn hiện nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang tiến hành sửa đổi, bổ sung Nghị định số 67, sẽ trình Chính phủ vào tháng 6/2009. Các nội dung dự kiến sửa đổi bao gồm:

+ Nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội: Ban đầu dự kiến sẽ tăng mức chuẩn từ 120.000 đồng lên 150.000 đồng. Nếu Nghị định sửa đổi, bổ sung bắt đầu được thực hiện từ 01/01/2010 thì Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang tính toán lại các cơ sở để xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan tăng mức chuẩn này lên 180.000 đồng hoặc 200.000 đồng.

+ Về tiêu chí xác nhận đối tượng: dự kiến sẽ mở rộng, bổ sung tiêu chí xác nhận đối tượng. Đối với các đối tượng là người nhận nuôi trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, người đơn thân nuôi con thuộc diện hưởng trợ cấp thì mức trợ cấp được tính theo số trẻ nhận nuôi và số con đang nuôi.

4 - Về giải quyết những vướng mắc trong thực hiện Nghị định 54 về chế độ đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học

Bộ đã báo cáo xin ý kiến Chính phủ và ban hành Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 7/4/2009 sửa đổi, bổ sung Mục VII Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao độg - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, căn cứ vào Quyết định 09/2008/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, tật, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hoá học/dioxin, tiến hành rà soát lại và giao cho Hội đồng giám định y khoa của tỉnh giám định, nếu đủ điều kiện thì chuyển sang là người có công và hưởng chế độ. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có văn bản số 1932/LĐTBXH-NCC-CS ngày 08/6/2009 về việc giải quyết trường hợp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang bị dừng chế độ trợ cấp. Theo đó, Bộ chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tiến hành rà soát toàn bộ các hồ sơ đang bị dừng chế độ trợ cấp. Những hồ sơ được lập đúng và đủ điều kiện thì quyết định cho hưởng chế độ trợ cấp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học kể từ ngày tạm dừng chế độ. Còn những đối tượng không đủ điều kiện để hướng chế độ người có công mà trước đây đã được hưởng trợ cấp, Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ tiếp tục nghiên cứu trong quá trình sửa đổi, bổ sung Nghị định 54/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

5 - Về vấn đề giám định thương tật đối với vết thương đã kết luận vĩnh viễn nhưng tái phát.

Theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Nghị định 54/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng không đặt ra vấn đề giám định lại. Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt, Bộ đã hướng dẫn địa phương lập danh sách báo cáo Bộ để phối hợp giải quyết từng trường hợp cụ thể.

6 - Hướng giải quyết việc xác nhận Người có công với cách mạng đối với những người không còn giấy tờ gốc

Bộ đã ban hành Kế hoạch số 611/KH-LĐTBXH ngày 3/3/2009 về việc giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng. Theo đó các đơn vị chức năng của Bộ đang phối hợp với các địa phương tiến hành rà soát số hồ sơ tồn đọng đã lập trước ngày Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 có hiệu lực thi hành, nhưng nay chưa được giải quyết.

 

Tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri và chất vấn của Đại biểu Quốc hội, sau kỳ họp thứ 4 của Quốc hội, Bộ LĐTBXH đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan, tập trung nghiên cứu, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản nhằm sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, các quy trình thủ tục nhằm tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các chính sách, chế độ đã có và những vấn đề mà cử tri đang bức xúc. Những chính sách, chế độ ban hành thời gian qua đã cơ bản đáp ứng được sự quan tâm và nguyện vọng của cử tri trong cả nước.

PHẦN 2

TRẢ LỜI CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TẠI PHIÊN HỌP THỨ 18 CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI KHÓA XII

Theo chương trình làm việc phiên họp thứ 18 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa XII, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham dự và trả lời chất vấn của 14 vị Đại biểu Quốc hội. Nội dung tập trung vào 3 nội dung sau: (1) Về việc hỗ trợ kinh phí cho hộ nghèo đón Tết Nguyên đán Kỷ sửu 2009; (2) Vấn đề việc làm, giải quyết chế độ cho những người bị mất việc làm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế vừa qua; (3) Việc sửa đổi, bổ sung và triển khai thực hiện một số chính sách đối với đối tượng là người có công.

PHẦN 3

TRẢ LỜI CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TẠI KỲ HỌP THỨ 5

Đến ngày 10 tháng 6 năm 2009, Bộ LĐTBXH đã nhận được 22 ý kiến chất vấn của 20 Đại biểu Quốc hội, cụ thể là:

1. Đại biểu Huỳnh Phước Long, Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh

2. Đại biểu Cụt Thị Hợi, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An

3. Đại biểu Nguyễn Văn Nhượng, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình

4. Đại biểu Nguyễn Hồng Trà, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước

5. Đại biểu Phan TrọngKhánh, Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng

6. Đại biểu Trương Thị Ánh, Đoàn ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh

7. Đại biểu Trần Du Lịch, Đoàn ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh

8. Đại biểu Đặng Ngọc Tùng, Đoàn ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh

9. Đại biểu Lê Văn Tâm, Đoàn ĐBQH thành phố Cần Thơ

10. Đại biểu Nguyễn Thị Sáng, Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang

11. Đại biểu Nguyễn Hữu Đồng, Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định

12. Đại biểu Nguyễn Hồng Lĩnh, Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

13. Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết, Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang

14. Đại biểu Vũ Thị Thu Hà’ Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên

15. Đại biểu Nguyễn Thị Tuyến, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội

16. Đại biểu Đỗ Văn Lực, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp

17. Đại biểu Phan Ngọc Trinh, Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang

18. Đại biểu Vi Trọng Lễ, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ

19. Đại biểu Võ Tiến Trung, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên

20. Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương

Tại kỳ họp này, các Đại biểu Quốc hội quan tâm nhiều đến lĩnh vực lao động, việc làm, dạy nghề; người có công; chính sách bảo hiểm xã hội... Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có văn bản trả lời các vị Đại biểu Quốc hội và  xin báo cáo như sau:

I- LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM, DẠY NGHỀ

1. Tình hình lao động mất việc làm do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế (Đại biểu Phan Trọng Khánh, Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng; Đại biểu Mai Thị ánh Tuyết, Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang)

Do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, nhiều doanh nghiệp gặp khó khănbuộc phải thu hẹp sản xuất dẫn đến nhiều người lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm, cụ thể như sau:

- Năm 2008, theo báo cáo của 41 tỉnh, thành phố có 66.707 người bị mất việc làm, chiếm 16,26% lao động làm việc trong các doanh nghiệp cã b¸o c¸o, trong đó số lao động nữ bị mất việc làm chiếm 25,5%. Một số tỉnh, thành phố có số lao động bị mất việc làm cao là: TP Hồ Chí Minh 19.041 người, Hà Nội 9.634 người, Bình Dương 8.515 người, Đồng Nai 6.445 người, Bắc Ninh 3.986 người. Một số tỉnh không thuộc vùng kinh tế trọng điểm, ít doanh nghiệp nhưng có số lao động mất việc làm lớn như: tỉnh An Giang có 2 doanh nghiệp báo cáo đã có 2.692 lao động mất việc làm, tØnh Sóc Trăng có 5 doanh nghiệp báo cáo đã có 4.938 lao động bị mất việc làm.

- Quý I năm 2009, qua khảo sát thực tế và báo cáo của 48 tỉnh, thành phố thì có 1.264 doanh nghiệp đang gặp khó khăn với số lao động bị mất việc làm là 64.897 người, chiếm 10% lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp có b¸o c¸o, trong đó số lao động nữ bị mất việc làm là 21.654 người (chiếm 33,3% tổng số lao động bị mất việc làm), lao động thiếu việc làm là 38.914 người (phải giảm giờ làm việc hoặc thay phiên làm việc). Một số tỉnh, thµnh phè có số lao động bị mất việc làm cao, tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm là: TP Hồ Chí Minh 15.548 người, Hà Nội 13.245 người, Bình Dương 8.002 người, Đồng Nai 5.460 người, Hải Phòng 4.053 người, Nam Định 3.179 người….

Các ngành có số lượng lao động mất việc làm và thiếu việc làm tập trung nhiều nhất là ngành dệt may, da giày, chế biến hải sản, chế biến nông sản, xây dựng, công nghiệp ôtô, điện tử, kinh doanh địa ốc, chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu sang nước ngoài hoặc có nguyên liệu nhập khẩu từ các doanh nghiệp nước ngoài; các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thủ công truyền thống xuất khẩu sang các nước Đông Âu, Mỹ và các nước khác cũng chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới.

Ở khu vực nông thôn, đặc biệt là ở các làng nghề, suy giảm kinh tế đã tác động đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng đến vấn đề việc làm và đời sống của người lao động. Theo báo cáo của 46 tỉnh, thµnh phè thì Quý I/2009 số lao động mất việc làm ở trong khu vực này là 30.594 người (trong đó nữ là 14.890 người, chiếm 48,6%). Một số tỉnh, thµnh phè có số lao động bị mất việc làm cao như tỉnh Bắc Ninh là 6.150 người (trong đó làng nghề là 5.400 người, hợp tác xã là 750 người), tỉnh Thái Bình 6.427 người, tỉnh Hà Nam 4.583 người, thµnh phè Hà Nội 2.007 người, tØnh Hải Dương 1.977 người….

Qua số liệu báo cáo của các địa phương và khảo sát thực tế cho thấy xu hướng mất việc làm năm 2009 vẫn đang diễn biến phức tạp do nhiều doanh nghiệp không nhận được đơn đặt hàng từ phía nước ngoài; nhiều doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng hóa và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Dự báo số lao động mất việc làm trên phạm vi toàn quốc trong các doanh nghiệp năm 2009 khoảng 300.000 ngươì. Tình hình suy thoái kinh tế thế giới vẫn đang ảnh hưởng lớn đến lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Tính đến nay đã có trên 7.000 lao động về nước trước thời hạn, dự báo số lao động đang làm việc ở nước ngoài bị mất việc phải về nước trước thời hạn năm 2009 có thể lên tới 10.000 lao động.

Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ từ cuối năm 2007 đã nhanh chóng lan rộng ra các nền kinh tế lớn (Mỹ, Đức, Pháp, Italia, Nhật Bản, ...), trở thành cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái toàn cầu, tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam từ đầu năm 2008 đến nay. Vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giảm, các đơn đặt hàng từ nước ngoài giảm sút, thiếu nguyên liệu, thiếu vốn để sản xuất, ... buộc các doanh nghiệp, các làng nghề, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ xuất khẩu phải thu hẹp sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của người lao động.

Để giải quyết vấn đề mất việc làm cho người lao động những tháng còn lại năm 2009, cần thực hiện các giải pháp sau:

- Tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội:

Thực hiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu; thực hiện các giải pháp kích cầu, tiêu dùng và đầu tư…nhằm tạo việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt là những lĩnh vực, những ngành, nghề cần sử dụng nhiều lao động;  thùc hiÖn chÝnh s¸ch tµi chÝnh, tiÒn tÖ, hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua việc giảm thuế, hoãn nộp thuế, khoanh nợ và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp gặp khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngành dịch vụ có sử dụng nhiều lao động bằng cách cho vay vốn bù lãi suất để duy trì sản xuất, đảm bảo cho người lao động không bị mất việc làm…, tạo điều kiện tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp. Tập trung hỗ trợ cho các ngành có nhiều lao động bị mất việc làm như dệt may, chế biến thủy, hải sản xuất khẩu,…

- Tổ chức triển khai chính sách hỗ trợ người lao động mất việc làm trong các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế:

Tổ chức triển khai thực hiện ®Çy ®ñ c¸c chÝnh s¸ch ®èi víi ng­êi lao ®éng bÞ mÊt viÖc lµm theo Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư Liên tịch số 06/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 27/2/2009 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính; th­êng xuyªn nắm số lao động thôi việc, mất việc do suy gi¶m kinh tÕ ë c¸c khu vùc ®Ó cã chÝnh s¸ch hç trî vµ cã gi¶i ph¸p phï hîp.

Để góp phần đẩy mạnh tạo việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp, với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về lao động-việc làm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã và sẽ tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện một số giải pháp chính sau:

- Chỉ đạo toàn ngành triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về các giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có tạo việc làm.

- Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bổ sung nguồn vốn vay cho Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm để hỗ trợ tạo việc làm cho lao động bị mất việc làm năm 2009 và đẩy mạnh tạo việc làm trong khu vực phi chính thức;

- Chỉ đạo việc ổn định và mở rộng thị phần tại các thị trường nhận lao động Việt Nam hiện có, đặc biệt là các thị trường trọng điểm; phát triển thêm các thị trường lao động mới; ban hành và thực hiện các chính sách và giải pháp hỗ trợ 61 huyện có tỷ lệ nghèo cao đẩy mạnh xuất khẩu lao động; tăng cường quản lý, bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc ở nước ngoài; củng cố, nâng cao năng lực các Ban Quản lý lao động ở ngoài nước;

- Chỉ đạo đẩy mạnh đào tạo chuyển đổi nghề cho lao động bị mất việc làm, lao động nông thôn,  lao động ở vùng sâu, vùng xa, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động yếu thế, lao động thanh niên...; gắn dạy nghề với tạo việc làm;

- Tăng cường thu thập thông tin liên quan đến lao động bị mất việc làm, thiếu việc làm, thu thập thông tin thị trường lao động, kết nối cung-cầu lao động thông qua hệ thống các trung tâm giới thiệu việc làm, các phương tiện thông tin đại chúng; nâng cao năng lực dự báo thị trường lao động để kịp thời ban hành những chính sách ứng phó thích hợp với tình hình lao động-việc làm;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về lao động-việc làm. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền sâu rộng trong các cấp, các ngành và người dân về các chủ trương, chính sách, thông tin việc làm, thị trường lao động, xuất khẩu lao động, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do suy giảm kinh tế;

- Xây dựng và hoàn thiện các chính sách và hình thành các quỹ an sinh xã hội, đặc biệt triển khai thực hiện đầy đủ chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

2. Về việc điều chỉnh chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2009 (Đại biểu Tr­¬ng ThÞ ¸nh, §oµn §BQH thµnh phè Hå ChÝ Minh).

Tăng trưởng kinh tế là tiền đề quan trọng thúc đẩy tạo nhiều việc làm, do đó sự tăng hay giảm của tốc độ phát triển kinh tế sẽ có ảnh hưởng đáng kể tới khả năng giải quyết việc làm. Tại kỳ họp này, Chính phủ đã bàn thống nhất đề nghị Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2009 từ khoảng 6,5% xuống còn khoảng 5% và một số chỉ tiêu chủ yếu khác, không đề nghị điều chỉnh toàn bộ các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (trong đó có chỉ tiêu việc làm).

3. Tình hình lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam (Đại biểu §Æng Ngäc Tïng, §oµn §BQH thµnh phè Hå ChÝ Minh; Đại biểu TrÇn Du LÞch, §oµn §BQH thµnh phè Hå ChÝ Minh; Đại biểu NguyÔn Hång LÜnh, §oµn §BQH tØnh Bµ RÞa - Vòng Tµu; Đại biểu §ç V¨n Lùc, §oµn §BQH tØnh §ång Th¸p; Đại biểu Vi Träng LÔ, §oµn §BQH tØnh Phó Thä)

3.1. Về số lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Qua báo cáo của các địa phương thì số lượng lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc năm 2008 là 52.633 người. Đây là những lao động có đủ điều kiện được các doanh nghiệp, tổ chức báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xin cấp giấy phép lao động.

Trong số trên 52.000 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã có 43,87% được cấp giấy phép lao động, số còn lại là những đối tượng đang trong giai đoạn làm thủ tục để cấp giấy phép lao động hoặc không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép lao động.

Hiện nay các địa phương chưa có báo cáo tổng hợp về số lao động là người nước ngoài làm việc bất hợp pháp ở Việt Nam (không có nước nào có số liệu chính xác về số lao động bất hợp pháp) và cũng chưa có số liệu thống kê đầy đủ số lao động phổ thông là người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Lao động phổ thông là người nước ngoài vào Việt Nam bằng nhiều con đường, hình thức khác nhau và sau đó tìm việc làm, những người này thường không đủ điều kiện xin cấp giấy phép lao động. Hầu hết số lao động này vào làm việc ở các công trình, dự án do các nhà thầu nước ngoài trúng thầu ở Việt Nam.

Qua khảo sát, kiểm tra tại một số địa phương và đánh giá của các cơ quan có liên quan thì lao động nước ngoài làm việc bất hợp pháp tại Việt Nam chủ yếu là lao động phổ thông vào làm việc cho các dự án do nhà thầu nước ngoài trúng thầu tại Việt Nam.

Các nhà thầu nước ngoài đưa ra lý do cho việc sử dụng lao động nước ngoài chưa qua đào tạo mà không sử dụng lao động Việt Nam là: lao động nước ngoài có sức khỏe, đãcó kinh nghiệm nghề nghiệp, có thể đáp ứng kịp yêu cầu tiến độ công trình, mặt khác nếu tuyển lao động Việt Nam thì sẽ khó khăn về ngôn ngữ trong quá trình làm việc…

3.2. Công tác quản lý và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Việc quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đãđược quy định cụ thể trong Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

a) Trách nhiệm quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lao động; nghiên cứu, ban hành và trình các các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật; tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện; thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền.

Pháp luật cũng quy định trách nhiệm của các Bộ, ngành địa phương, cụ thể như sau:

- Bộ Công an quản lý về xuất nhập cảnh, cấp thẻ tạm trú, thường trú cho người lao động nước ngoài. Đối với các cửa khẩu biên giới đất liền do bộ đội biên phòng kiểm soát, quản lý việc xuất nhập cảnh qua biên giới.

- Bộ Tư pháp cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài khi người nước ngoài cư trú đủ từ 06 tháng trở lên tại Việt Nam.

- Bộ Ngoại giao quản lý về hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ do phía nước ngoài cấp.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quản lý nhà nước về lao động nước ngoài trên địa bàn như: thực hiện việc cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động theo quy định cho người nước ngoài làm việc trên địa bàn khi người nước ngoài có đủ điều kiện theo quy định. Đồng thời có nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra, tổng hợp và báo cáo tình hình lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

- Đối với những dự án do nhà thầu nước ngoài trúng thầu thực hiện và có sử dụng người lao động nước ngoài tại Việt Nam thì Chủ đầu tư (phía Việt Nam) phải nắm được số lao động (bao gồm cả lao động nước ngoài) để báo cáo cơ quan có thẩm quyền biết và quản lý lao động theo quy định của pháp luật.

b) Một số biện pháp để quản lý lao động nước ngoài (bao gồm số lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam bằng con đường du lịch rồi ở lại làm việc) trong thời gian tới

Việc quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật lao động đồng thời tạo điều kiện để thu hút lao động nước ngoài có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu của sự phát triển; tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Hiện nay, thị trường lao động của Việt Nam vẫn thiếu lao động có trình độ cao, lao động  là nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia, người có nhiều kinh nghiệm trong nghề nghiệp và những công việc quản lý mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được. Doanh nghiệp được phép tuyển dụng lao động chuyên gia, kỹ thuật nước ngoài vào Việt Nam làm việc có thời hạn, phải đăng ký và xin cấp giấy phép lao động.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có văn bản số 1504/LĐTBXH-VL ngày 11/5/2009 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường kiểm tra, rà soát lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương thực hiện các giải pháp chấn chỉnh quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật để các doanh nghiệp, tổ chức và người lao động nước ngoài hiểu được các quyền lợi, nghĩa vụ của họ theo đúng quy định của Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Nghiên cứu, bổ sung sửa đổi các quy định của pháp luật liên quan đến người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao trong việc quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam để hướng dẫn các địa phương.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục kiểm tra, rà soát và phân loại lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật lao động, đồng thời hướng dẫn doanh nghiệp có các biện pháp khắc phục các vi phạm và cam kết thực hiện đúng pháp luật lao động trong thời gian tới.

- Đề nghị chưa giải quyết nhập cảnh vào Việt Nam đối với người nước ngoài xin vào Việt Nam với mục đích lao động mà chưa có giấy phép lao động; các trường hợp người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam bằng thị thực du lịch, muốn làm việc tại Việt Nam phải làm thủ tục xin giấy phép lao động và làm thủ tục chuyển đổi mục đích tạm trú; không giải quyết gia hạn tạm trú cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã tạm trú liên tục từ 3 tháng trở lên mà không có giấy phép lao động hoặc chưa gia hạn giấy phép lao động; kiên quyết không gia hạn tạm trú và buộc xuất cảnh đối với các trường hợp người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trên 6 tháng mà không có giấy phép lao động hoặc không được gia hạn giấy phép lao động. Tất cả các biện pháp trên được thực hiện đồng bộ theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời bảo đảm nguyên tắc quan hệ đối ngoại, hợp tác cùng có lợi với các nước.

c) Việc xử lý vi phạm về sử dụng lao động nước ngoài tại các doanh nghiệp, tổ chức

Việc xử lý vi phạm pháp luật lao động liên quan đến người nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 34/2008/NĐ - CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Nghị định số 113/2004/NĐ- CP ngày 16/4/2004 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.

Qua khảo sát, kiểm tra của đoàn công tác do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Công thương thì tại các địa phương đã có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc xử lý những doanh nghiệp, tổ chức vi phạm về việc sử dụng lao động nước ngoài như yêu cầu xuất cảnh đối với những đối tượng nhập cảnh trái phép hoặc sử dụng hộ chiếu công vụ sai mục đích. Trường hợp người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam bằng thị thực du lịch, muốn làm việc tại Việt Nam phải làm thủ tục xin giấy phép lao động và làm thủ tục chuyển đổi mục đích tạm trú; không gia hạn tạm trú và buộc xuất cảnh đối với các trường hợp người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trên 6 tháng mà không có giấy phép lao động hoặc không được gia hạn giấy phép lao động. Các cơ quan chức năng tại một số địa phương cũng đã có quyết định xử phạt hành chính (sau khi đã nhắc nhở nhiều lần) một số doanh nghiệp, tổ chức về việc vi phạm pháp luật lao động như không làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép  lao động. Điển hình như:

- Thanh tra Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thành phố Hải Phòng đã có quyết định xử phạt hành chính nhà thầu nước ngoài của dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng là 10 triệu đồng.

- Thanh tra Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng đã xử phạt nhà thầu nước ngoài của dự án tổ hợp Bauxit – Nhôm là 45 triệu đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2009 Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã thanh tra một số doanh nghiệp có sử dụng lao động nước ngoài tại 04 tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Tây Ninh và Đồng Nai, đã xử phạt hành chính 13 doanh nghiệp vi phạm về việc sử dụng lao động nước ngoài với tổng số tiền là 95,5 triệu đồng. Tuy nhiên do mức xử phạt hành chính còn chưa cao nên vẫn còn doanh nghiệp, tổ chức vi phạm pháp luật lao động.

4. Liên quan đến lĩnh vực dạy nghề (Đại biểu Nguyễn Thị Tuyến, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, Đại biểu Vũ Thị Thu Hà, Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xin báo cáo như sau:

- Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra chủ trương phát triển Giáo dục - Đào tạo và Dạy nghề giai đoạn 2006-2010 là: “Tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề…”; Theo Luật Giáo dục năm 2005, Luật Dạy nghề năm 2006, hệ thống dạy nghề có 3 cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề, trên cơ sở đó đã hình thành hệ thống các trường trung cấp nghề và cao đẳng nghề.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Quốc hội và Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng và phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề trong đó có hệ thống trung tâm dạy nghề (TTDN), trường trung cấp nghề (TCN), trường cao đẳng nghề (CĐN) để triển khai đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề nhằm khắc phục dần bất hợp lý cơ cấu giữa “Dạy nghề” và đào tạo “Cao đẳng, đại học”.

Đến nay, mạng lưới trường, trung tâm dạy nghề được phát triển rộng khắp trên toàn quốc (đã xóa được tình trạng không có trường dạy nghề ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Đến hết năm 2008 đã có 92 trường CĐN, 214 trường TCN và 684 TTDN, quy mô tuyển sinh học nghề đạt 1.538 ngàn người, trong đó: dạy nghề trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề đạt 258 ngàn (tăng bình quân 18%/ năm), đảm bảo đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra cho ngành Dạy nghề.

Các trường CĐN, TCN đã được thành lập theo quy hoạch và được phân bổ ở tất cả các vùng miền, ở tất cả các loại hình công lập, tư thục, doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nhu cầu học nghề để tìm việc làm và tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động.

Mạng lưới các trường cao đẳng nghề được thành lập chủ yếu được nâng cấp trên cơ sở các trường trung cấp nghề mạnh và thành lập mới một số trường cao đẳng nghề tư thục phù hợp với chủ trương xã hội hoá dạy nghề. Các trường cao đẳng nghề mới được thành lập quy mô đào tạo còn nhỏ, số nghề đào tạo còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường lao động; Với sự phát triển hệ thống trường cao đẳng nghề như hiện nay chưa đủ để thay đổi cơ cấu “Dạy nghề” với đào tạo “Cao đẳng, đại học”, do đó mạng lưới các trường cao đẳng nghề vẫn rất cần được tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

Trên thực tế, từ năm 2006 đến nay chưa có trường trung cấp dạy nghề nào đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nâng cấp lên trường Đại học.

Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang nghiên cứu, hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo các đề án: Đề án đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm 2020; Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; Đề án đào tạo nghề ở 61 huyện nghèo; Dạy nghề cho  người dân tộc thiểu số; Đề án đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ,... với mục tiêu tạo ra sự đột phá về quy mô, chất lượng dạy nghề, từng bước đạt trình độ tiên tiến của khu vực và quốc tế; bảo đảm cơ cấu nghề, cơ cấu trình độ phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động; nâng cao hiệu quả dạy nghề; đảm bảo công bằng về cơ hội học nghề, lập nghiệp cho mọi người, từng bước khắc phục tình trạng “thầy nhiều hơn thợ”, góp phần đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Về vấn đề học sinh THPT tham gia học nghề trong năm lớp 11, lớp 12:

Học nghề phổ thông (NPT) nằm trong chương trình giáo dục phổ thông bậc trung học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định (chương trình cho học sinh lớp 11 là 105 tiết) với mục tiêu để học sinh có hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp. Hoạt động Giáo dục NPT thuộc chức năng của các trường THPT và các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp (TTKTTHHN) của các địa phương do các sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Vì vậy, việc đánh giá chất lượng giáo dục NPT là trách nhiệm của ngành giáo dục và đào tạo.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ủng hộ chủ trương giáo dục NPT để giúp cho học sinh tìm hiểu các lĩnh vực nghề nghiệp trong xã hội, hướng nghiệp trong tương lai, bước đầu hình thành ý thức nghề nghiệp và tác phong lao động công nghiệp để tiếp tục tham gia vào học tập, phát triển năng lực nghề nghiệp có hiệu quả khi tham gia học tập trong các cơ sở đào tạo nghề.

II- LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG

1. Việc xác nhận và giải quyết  chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học (Đại biểu Nguyễn Hồng Trà, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước; Đại biểu Phan Trọng Khánh, Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng)

Ngày 07 tháng 4 năm 2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 08/2009/TT-LĐTBXH sửa đổi, bổ sung Mục VII Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Theo đó, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học được Hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên kết luận mắc một trong những bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hoá học/dioxin theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT thì được xác nhận và hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có văn bản số 1835/LĐTBXH-NCC ngày 02/6/2009 gửi Bộ Y tế đề nghị hướng dẫn cụ thể về danh mục bệnh tật hiểm nghèo để triển khai trên toàn quốc và văn bản số 1932/LĐTBXH-NCC-CS ngày 08/6/2009 về việc giải quyết trường hợp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang bị dừng chế độ trợ cấp. Theo đó, Bộ chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tiến hành rà soát toàn bộ các hồ sơ đang bị dừng chế độ trợ cấp. Những hồ sơ được lập đúng và đủ điều kiện thì quyết định cho hưởng chế độ trợ cấp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học kể từ ngày tạm dừng chế độ.

2. Về chế độ giám định lại thương tật (Đại biểu Võ Tiến Trung, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên)

Theo qui định hiện hành, không tái giám định những vết thương đã được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn. Chỉ giám định đối với những vết thương còn sót hoặc những vết thương mới. Tuy nhiên trong thực tế vẫn có những trường hợp đặc biệt, vết thương đã được giám định và kết luận tỷ lệ thương tật vĩnh viễn nhưng tái phát nặng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có hướng dẫn các địa phương báo cáo (kèm theo bệnh án điều trị của bệnh viện để có cơ sở xem xét giải quyết).

3. Về đề nghị hưởng đồng thời 2 chế độ trợ cấp: thương binh và mất sức lao động (Đại biểu Võ Tiến Trung, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên)

Những trường hợp hiện đang thắc mắc là người đủ điều kiện hưởng chế độ thương binh nhưng không đủ điều kiện để hưởng chế độ bệnh binh hoặc chế độ mất sức lao động. Trước kia đã giải quyết cộng gộp tỷ lệ thương binh vào để đối tượng được hưởng chế độ bệnh binh hoặc chế độ mất sức lao động (vì trợ cấp bệnh binh, trợ cấp mất sức lao động cao hơn trợ cấp thương binh). Nay, nếu giải quyết đồng thời cả hai chế độ: thương binh và bệnh binh hoặc thương binh và mất sức lao động thì sẽ trùng chế độ, do vậy quan điểm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là những đối tượng trên đủ điều kiện thương binh nay giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng đối với thương binh. Thời gian công tác trong quân đội hoặc dân sự chưa đủ để hưởng chế độ bệnh binh hoặc chế độ mất sức lao động sẽ hưởng khoản trợ cấp một lần. Tuy nhiên, vì Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng không qui định chế độ trợ cấp một lần đối với bệnh binh mặt khác người mất sức lao động cũng không thuộc đối tượng điều chỉnh của Pháp lệnh ưu đãi người có công. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hiện đang phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu tìm giải pháp phù hợp để giải quyết.

4. Một số chất vấn của các đại biểu (Đại biểu Nguyễn Hữu Đồng, Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định; Đại biểu Nguyễn Văn Nhượng, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình; Đại biểu Cụt Thị Hợi, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An; Đại biểu Huỳnh Phước Long, Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh) liên quan đến chế độ, chính sách cho các đối tượng cụ thể, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trực tiếp trả lời bằng văn bản tới từng Đại biểu.

III- LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM

1. Tình trạng chậm đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), nguyên nhân và giải pháp (Đại biểu Nguyễn Thị Sáng, Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang)

Trong Bỏo cỏo số 75/BC-CP ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về tỡnh hỡnh quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xó hội trong 2 năm 2007 và 2008 (đó gửi đến các vị Đại biểu) đó nờu đầy đủ số liệu về tỡnh trạng nợ, chậm đóng và kiến nghị các giải pháp để khắc phục tỡnh trạng này. Nguyờn nhõn của tỡnh trạng chậm đóng, nợ đóng BHXH thời gian qua như sau:

- Một là, nhận thức và ý thức chấp hành phỏp luật BHXH của một số chủ sử dụng lao động cũn hạn chế;

- Hai là, thời gian qua, một số doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên không bảo đảm đầy đủ, kịp thời quyền lợi về tiền lương, BHXH đối với người lao động;

- Ba là, hoạt động thanh tra về BHXH cũn hạn chế do lực lượng thanh tra mỏng, chất lượng thanh tra chưa đáp ứng yêu cầu, thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về BHXH mới được chú ý trong một số thành phố lớn, phần lớn hoạt động này cũn lồng ghộp với cỏc lĩnh vực khỏc như thực hiện pháp luật về lao động, việc làm, tiền lương;

- Bốn là, mức xử phạt cỏc hành vi vi phạm hành chớnh trong lĩnh vực BHXH cũn thấp, chưa đủ mạnh để buộc doanh nghiệp tuân thủ;

- Năm là, nhiều doanh nghiệp nhỏ chưa có tổ chức công đoàn hoặc có nhưng chưa đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người lao động, nhất là ở những nơi mà người sử dụng lao động đó trớch tiền đóng của người lao động nhưng không nộp cho cơ quan BHXH mà sử dụng vào mục đích khác.

Để xảy ra tình trạng chậm đóng, nợ đóng BHXH trước hết trách nhiệm thuộc về chủ sử dụng lao động, các cơ quan quản lý các doanh nghiệp và cơ quan BHXH; sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương, cơ quan BHXH và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc đôn đốc, phát hiện và xử lý các doanh nghiệp cố tình chậm đóng, nợ đóng BHXH.

2. Chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức xã (Đại biểu Nguyễn Thị Sáng, Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang; Đại biểu Cụt Thị Hợi, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An) Một số đại biểu có chất vấn về những nội dung liên quan đến chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức xã, sau khi đối chiếu với quy định của Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ thì những vấn đề chất vấn thuộc trách nhiệm trả lời của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chuyển chất vấn của các Đại biểu đến đồng chí Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Về thực hiện chế độ bảo hiểm xó hội đối với cán bộ không chuyên trách cấp xó. Theo quy định của Luật Bảo hiểm xó hội, cỏn bộ khụng chuyờn trỏch cấp xó được hưởng phụ cấp hàng tháng (không phải tiền lương, tiền công) nên không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Ngày 28/12/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 190/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xó hội về bảo hiểm xó hội tự nguyện quy định cán bộ không chuyên trách cấp xó thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

3. Về vấn đề lao động trẻ em (Đại biểu Phan Ngọc Trinh, Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang)

Cho đến nay, Việt Nam chưa có một cuộc điều tra mang tính quốc gia về lao động trẻ em. Tuy nhiên theo kết quả của các cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam do Tổng cục Thống kê thực hiện các năm 1992-1993, năm 1997-1998 và năm 2002-2003 cho thấy tỷ lệ lao động trẻ em dưới 17 tuổi đã giảm nhanh chóng trong thời gian qua, từ 41,1% trong tổng số vào năm 1993 xuống còn 29,3% năm 1998 và chỉ còn 18,0% năm 2003. Số liệu điều tra cũng cho thấy mức chi tiêu và thu nhập càng cao thì càng có ít trẻ em phải tham gia hoạt động kinh tế.

Ở Việt Nam, việc trẻ em tham gia các hoạt động tại nhà để giúp đỡ gia đình là điều thường thấy, nhất là ở khu vực nông thôn, ngoài giờ học tập, vui chơi các em có thể giúp đỡ bố mẹ một số công việc vặt trong nhà (như nấu cơm, trông em, dọn dẹp nhà cửa…). Đây là những hoạt động phù hợp với sức khoẻ, phù hợp với truyền thống đạo đức gia đình của người Việt Nam nhằm giáo dục ý thức yêu lao động, quí trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, điều đó không làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của các em.

Tuy nhiên cũng có một bộ phận trẻ em xuất thân từ gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoặc những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt (cha mẹ ly hôn, cha mẹ bệnh tật, nhiễm HIV hoặc mồ côi cha mẹ…), phải tự lao động để kiếm sống hoặc đi làm thuê cho các chủ sử dụng lao động (như bán báo, đánh giày, bán hàng rong, phục vụ trong các cửa hàng ăn uống, làm thuê giúp việc gia đình…). Đối với những trường hợp này, nếu phát hiện trẻ em bị bóc lột lao động, bị xâm hại thì phải nghiêm khắc xử lý đúng pháp luật. Các em rất cần sự quan tâm của gia đình, của nhà nước và toàn xã hội.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12/2/2004 về phê duyệt “Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm” giai đoạn 2004 – 2010. Thông qua việc thực hiện Quyết định này, nhiều đối tượng trẻ em đã nhận được những sự hỗ trợ cần thiết về học văn hoá, dạy nghề, trợ cấp khó khăn, được khám, điều trị bệnh, được hỗ trợ hồi gia… Qua đó đã góp phần giảm đáng kể đối tượng trẻ em lang thang, trẻ em phải lao động sớm.

Trong thời gian tới, để hạn chế hiện tượng các em lao động kiếm sống, nhất là hiện tượng các em bị lạm dụng sức lao động, đồng thời thực thi có hiệu quả các quy định của pháp luật về cấm sử dụng lao động trẻ em, ngoài việc thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với các cấp, các ngành triển khai thực hiện tốt các giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em:

- Hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt các quy định pháp luật liên quan đến trẻ em;

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động xã hội với nội dung và hình thức phù hợp với từng khu vực, từng vùng và từng nhóm đối tượng nhằm góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của gia đình, dòng tộc, nhà trường, cộng đồng dân cư, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân trong việc sử dụng lao động vị thành niên đúng pháp luật và ngăn ngừa sử dụng lao động trẻ em;

- Tăng cường sự phối hợp của các ngành, các tổ chức, các cơ quan có liên quan để theo dõi, ngăn ngừa và hạn chế trẻ em lao động sớm; chỉ đạo, hướng dẫn chính quyền các cấp (đặc biệt là cấp cơ sở) triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp hỗ trợ, nhân rộng những mô hình tốt, những kinh nghiệm hay; Khuyến khích các tổ chức, cá nhân hảo tâm trợ giúp các em có hoàn cảnh, giúp các em đang phải lao động sớm trở về để học văn hoá, học nghề;

- Hỗ trợ các em có hoàn cảnh đặc biệt trong việc học văn hoá (như miễn mọi khoản đóng góp xây dựng trường, mở các lớp tình thương, hỗ trợ sách giáo khoa, dụng cụ học tập), hỗ trợ tổ chức học nghề (đào tạo nghề là phương thức hữu hiệu trợ giúp trẻ em lang thang có điều kiện cải thiện cuộc sống trong tương lai, giúp các em có điều kiện phát triển như các em khác). Tổ chức thực hiện tốt các chính sách về bảo trợ xã hội theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và mở rộng thêm đối tượng trẻ em được bảo trợ xã hội cũng như tăng nguồn chi ngân sách cho hoạt động trợ giúp đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để phát hiện kịp thời các hành vi trái pháp luật và xử lý nghiêm khắc các vi phạm.

4. Về chất vấn của Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương chuyển “Đơn kiến nghị” của cử tri xung quanh chính sách lương cho quân nhân chuyển ngành, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới nhận được ngày 10 tháng 6 năm 2009, vì vậy xin phép được trả lời trực tiếp bằng văn bản tới Đại biểu.

Trên đây là báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về những vấn đề được Cử tri và các vị Đại biểu Quốc hội quan tâm.

Xin trân trọng cám ơn./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Thủ tướng Chính phủ;

- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;

- Đoàn Thư ký kỳ họp;

- Văn phòng Quốc hội;

- UB các VĐ XH của QH

- Văn phòng Chính phủ;

- Lãnh đạo Bộ;

- Lưu VT, VP.

BỘ TRƯỞNG

(đã ký)

 

 

 

 

 

Nguyễn Thị Kim Ngân

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất