Báo cáo 486/BC-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả Hội nghị Tổng kết năm học 2009 - 2011

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Báo cáo 486/BC-BGDĐT

Báo cáo 486/BC-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả Hội nghị Tổng kết năm học 2009 - 2011
Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạoSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:486/BC-BGDĐTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Báo cáoNgười ký:Phạm Mạnh Hùng
Ngày ban hành:16/08/2010Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

tải Báo cáo 486/BC-BGDĐT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Báo cáo 486/BC-BGDĐT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Báo cáo 486/BC-BGDĐT ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------------------------
Số: 486/BC-BGDĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------
Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2010
 
 
BÁO CÁO
KẾT QUẢ HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2009-2010
VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010-2011
 
Ngày 29 và 30/7/2010, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2009-2010 và triển khai nhiệm vụ năm học 2010-2011. Văn phòng Bộ đã phối hợp với các đơn vị tổ chức tốt các hội nghị, cụ thể như sau:
I. HỘI NGHỊ TỔNG KẾT NĂM HỌC 2009-2010:
1. Tại Trung tâm hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội, ngày 29/7/2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2009-2010 và triển khai nhiệm vụ năm học 2010-2011. Tham dự Hội nghị có 492 đại biểu. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã dự và chỉ đạo hội nghị. Tham dự còn có đ/c Nguyễn Thị Bình, nguyên là Phó chủ tịch nước CHXHCNVN, đ/c Trần Thị Tâm Đan nguyên Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTTNNĐ của Quốc hội, có các đ/c đại diện các Bộ, ban ngành các cơ quan Trung ương, có 22 đ/c là Phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tham gia Hội nghị có đầy đủ đại điện Ban giám đốc Sở GDĐT, Chủ tịch Công đoàn và Chánh Văn phòng của 63 sở.  
 2. Hội nghị đã nghe Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 và trình bày phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2010-2011 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp.
3. Hội nghị đã được nghe 6 ý kiến phát biểu của các đ/c lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố Hà Nội, Lào Cai, Kon Tum, Nam Định, Bắc Giang; các ý kiến đóng góp tỏ sự nhất trí, đồng thuận trong việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học qua; đồng thời đề xuất một số kiến nghị với Bộ khi triển khai nhiệm vụ năm học mới.  
Tại hội nghị, các đại biểu được nghe phát biểu chỉ đạo của đ/c Nguyễn Thị Bình, nguyên phó Chủ tịch nước CHXHCNVN, đồng chí ghi nhận những kết quả nỗ lực của ngành trong năm học qua có nhiều tiến bộ. Đồng chí lưu ý, trong công tác chỉ đạo của Bộ cần quan tâm nhiều hơn nữa đến giáo dục phổ thông, trọng tâm là đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục. Chú trọng đến công tác quản lý nhà trường, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng; ngoài ra cần chú trọng bồi dưỡng đội ngũ quản lý khác như cán bộ quản lý giáo dục tại phòng, Sở. Cần triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chú trọng giáo dục mầm non, giáo dục kỹ năng sống của học sinh phổ thông, đây là vấn đề trong nhiều năm còn xem nhẹ, thiên về hình thức; chú ý hiện tượng học sinh đánh nhau trong nhà trường cấn có biện pháp cụ thể; công trình vệ sinh trường học còn thiếu, thiếu nước sạch, chưa chú trọng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh. Vấn đề giáo dục phổ thông cũng phải được Sở và UBND cấp tỉnh, thành phố quan tâm hơn nữa.
Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã phát biểu chỉ đạo như sau: Trong năm qua, chủ đề của năm học là phù hợp quy luật, tạo sự chuyển biến về nền tảng của giáo dục. Cuộc vận động hai không sau 4 năm thực hiện, thể hiện sự nỗ lực quyết liệt của các cấp. Kết quả học tập của học sinh đã thực chất hơn, kết quả đại trà đã được nâng lên, từ năm nay trở đi tập trung nâng cao tỷ lệ học sinh khá giỏi. Phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đã tạo được môi trường sư phạm tốt; học sinh bỏ học giảm; vi phạm đạo đức nàh giáo giảm. Khắc phục tình trạng dạy học chủ yếu qua đọc - chép mới làm được một năm, cần làm tốt hơn và sâu hơn, CNTT đã tạo được nền tảng tốt, phổ cập THCS đã hoàn thành, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi đạt được 82%. Bồi dưỡng giáo viên và hiệu trưởng đã làm tốt, năm tới mở rộng đối tượng hiệu phó, triển khai thực hiện các mức chuẩn nghề nghiệp, chuẩn công tác quản lý.
Trong năm tới, Phó thủ tướng nhấn mạnh, cần phấn đấu đến tuổi 18 có trên 90% học sinh được học phổ thông và học nghề. Trên nền tảng các cuộc vận động và phong trào, triển khai mạnh mẽ phong trào thi đua Xây dựng THTT-HSTC, gắn với giáo dục đạo đức, nền tảng giáo dục đạo đức về gia đình phải được dạy từ phổ thông. Giáo dục kỹ năng sống phải xây dựng kế hoạch để chuẩn bị cho học sinh ý chí và quyết tâm chuẩn bị hội nhập quốc tế. Phải nói không với xu hướng bạo lực trong trò chơi điện tử. Cần đẩy mạnh giáo dục toàn diện, chú ý phát triển hệ thống trường chuyên, đảm bảo tỷ lệ 2% học sinh phổ thông được học tập trong trường Chuyên, Thí điểm dạy học chương trình ngoại ngữ từ tiểu học; Tiếp tục xây dựng dữ liệu điện tử, ứng dụng CNTT đẩy mạnh quản lý giáo dục; Chuẩn bị xây dựng chương trình cho phổ thông sau 2015. Tiếp tục tạo động lực và điều kiện cho phát triển giáo dục.
Những việc trọng tâm cần triển khai: Bồi dưỡng hiệu trưởng, hiệu phó, đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn; giáo viên hoàn thành chuẩn hóa bằng cấp, kỹ năng nghề nghiệp, bồi dưỡng hàng năm một cách thực chất, thiết thực. Trình phụ cấp tham niên nhà giáo; Tổ chức tôn vinh nhà giáo; có cơ chế xã hội cho giáo viên dạy giỏi ; đẩy mạnh 3 công khai; việc dạy thêm, học thêm có thảo luận sâu và tìm biện pháp, cơ chế thực hiện, cuối năm báo cáo Chính phủ; Phụ huynh và gia đình tham gia việc dạy con, đóng góp có hiệu quả cho công tác giáo dục; đổi mới quản lý tài chính cần đẩy mạnh, các sở hoàn thành việc tham mưu với HĐND tỉnh về học phí mới. Đảm bảo Sở đánh giá chính xác trường và Bộ đánh giá chính xác các Sở và khen thưởng xứng đáng. Sau 3 năm hoàn thành công tác đánh giá.
Chiều 29/7/2010, Hội nghị đã được nghe báo cáo tham luận của đại diện 5 sở Hà Nội, Đà Nẵng, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc và UBND tỉnh Quảng Nam, Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
4. Bộ đã tổng kết công tác thi đua năm học và tổ chức khen thưởng:
- Tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 10 Sở.
- Tặng cờ Thi đua của Bộ cho 28 Sở (10 đơn vị xếp thứ nhất Vùng và 18 đơn vị xếp thứ nhì Vùng).
- Tặng bằng khen của Bộ trưởng cho 26 đơn vị hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác năm học 2009-2010 và 368 tập thể đã hoàn thành xuất sắc các lĩnh vực công tác
- Tặng bằng khen của Bộ trưởng ghi nhận 59 đ/c là lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về những thành tích đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục ở địa phương trong năm học 2009-2010.
Tổ chức ký cam kết thi đua giữa lãnh đạo Bộ và giám độc các Sở trong toàn quốc.
5. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã phát biểu chỉ đạo và kết luận hội nghị:
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp thu các ý kiến đề xuất, kiến nghị tại Hội nghị và xử lí các thông tin, hệ thống các vấn đề và cụ thể hóa trong Chỉ thị năm học 2010-2011. Những nhiệm vụ nào cần tiếp tục triển khai, lãnh đạo Bộ sẽ nghiên cứu và cùng với các địa phương trao đổi, bàn bạc.
5.1. Tại Hội nghị, các đại biểu đều nhất trí với nội dung báo cáo của Bộ, những thành tích và kết quả đã đạt được; đồng thời Bộ trưởng nhấn mạnh thêm những thành tích đáng chú ý mà ngành Giáo dục đạt được trong năm học vừa qua.
- Công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật được “bội thu”, chưa bao giờ chúng ta có được những kết quả, những thành tích như vậy. Bằng những cố gắng chung của toàn ngành và các cơ quan của Chính phủ, của nhân dân góp ý, trong năm vừa rồi, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, thông qua 2 Nghị quyết: 1) về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015; 2) giám sát trong việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học. Nghị quyết về cơ chế tài chính có tác động trực tiếp đến khối phổ thông, còn Nghị quyết về giám sát giáo dục đại học dù không tác động trực tiếp nhưng ảnh hưởng rất quan trọng đến những định hướng, những chủ trương, giải pháp chúng ta triển khai trong toàn ngành, trong đó có khối mầm non và phổ thông. Chính những quyết định lịch sử của Quốc hội có ý nghĩa trực tiếp tới ngành Giáo dục trong việc triển khai năm học tới này và còn có tác động sâu sắc nhiều năm tới nữa theo hướng rất thuận lợi.
- Về chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên: chưa bao giờ chúng ta làm tốt, làm nhanh như năm học này. Đó là cố gắng chung của toàn ngành, đặc biệt là các địa phương.
- Về tổ chức quản lý: thực hiện chủ đề năm học là đổi mới quản lý đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong nhận thức cũng như thay đổi trong tổ chức, chỉ đạo. Một số văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề này cũng đã được hoàn thành và sẽ được ban hành trong thời gian tới. Những thành công này tạo tiền đề cho chúng ta có điều kiện rất quan trọng để triển khai hoạt động đổi mới cũng như triển khai nhiệm vụ năm học tới.
- Giáo dục vùng khó, giáo dục vùng dân tộc đã có những chuyển biến rất rõ rệt cả về quy mô số lượng, chất lượng, đội ngũ học sinh, thầy cô giáo, đặc biệt là về cơ sở vật chất.
- Kết quả thi tốt nghiệp THPT cũng có băn khoăn của công luận, nhưng qua báo cáo, phát biểu của các đại biểu và cả từ góc độ chủ quan của chúng ta trong ngành, từ đánh giá của các đồng chí lãnh đạo thay mặt cho tỉnh ủy, UBND các tỉnh, với tất cả tinh thần cảnh giác cao độ với sự quay lại của bệnh thành tích mà ngành phải chống trong mấy năm vừa rồi, chúng ta có thể tự tin nói rằng, chất lượng của giáo dục phổ thông đã có sự chuyển biến. Chúng ta cũng sẽ tiếp tục lưu ý những vấn đề dư luận nhắc nhở để tiếp tục đề phòng, tiếp tục cảnh giác với "căn bệnh" cũ có thể tái phát nhưng cũng phải rất tự tin khẳng định đã có chuyển biến chất lượng thực sự, nhất là ở những vùng trũng và đối tượng là các học sinh yếu, kém.
Những kết quả, thành tích của năm học vừa rồi là rất to lớn. Có được những thành công đó, trước hết là do có sự quan tâm đặc biệt trong chỉ đạo và sự đầu tư lớn của Đảng, nhà nước và của nhân dân cho ngành. Chúng ta có thể báo cáo với Đảng, với nhân dân là đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu năm học, hoàn thành về cơ bản những chỉ tiêu mà các Giám đốc Sở, lãnh đạo Bộ đã ký vào dịp này năm trước và hoàn thành cơ bản nhiệm vụ mà Chính phủ giao. Thành công này cũng gắn với sự cố gắng không mệt mỏi của cả hệ thống các thầy cô giáo, các cán bộ quản lý ở cơ sở cũng như ở cấp Trung ương, là nguồn lực rất lớn để ngành hoàn thành nhiệm vụ năm học.
5.2. Bên cạnh những thành tích, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng nhấn mạnh thêm một số hạn chế:
- Về tổng thể chất lượng giáo dục của chúng ta chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Một số hạn chế, khuyết điểm, cũng như nguyên nhân chúng ta cũng chỉ ra nhưng việc khắc phục và sự tiến bộ trong quá trình khắc phục những hạn chế, nhược điểm đó còn chậm.
- Một số hiện tượng tiêu cực vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh tuy là cá biệt nhưng nghiêm trọng và đặc biệt, không cho phép tồn tại trong môi trường sư phạm.
Trong những tồn tại hạn chế đó, có nguyên nhân khách quan nhưng phần nhiều là chủ quan, chúng ta nên nhìn nhận phần chủ quan để có biện pháp khắc phục.
5.3. Phương hướng, nhiệm vụ trong năm học tới, Bộ trưởng lưu ý: Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm đã được trình bày rõ trong Báo cáo của Hội nghị và đã được Hội nghị nhất trí, tại Hội nghị này Bộ trưởng đề nghị các cơ quan thuộc Bộ, các địa phương tập trung thực hiện tốt những vấn đề quan trọng cần được tiến hành trong thời gian tới.
- Vấn đề chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và bảo lưu phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được điều động làm công tác quản lý giáo dục đã được sự đồng thuận, hiện nay đang làm thủ tục gửi xin ý kiến góp ý.
- Thực hiện chủ trương chung của lãnh đạo Bộ, các Sở, các tỉnh làm nhiệm vụ tham gia quản lý nhà nước đối với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn trong một số lĩnh vực.
- Công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo và quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục - đào tạo trên địa bàn; vấn đề hoàn thiện chiến lược giáo dục; Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi kèm theo đó là chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án lớn của các bậc học trong 5 năm tới cần được triển khai và nâng cao chất lượng.
- Về vấn đề “nói không”, “chống” học sinh đánh nhau, ma túy, văn hóa phẩm độc hại, chống trò chơi điện tử bạo lực, chúng ta đã bàn và sẽ cần phải bàn tiếp. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam sẽ có đề tài về vấn đề này, các địa phương cùng phối hợp.
Việc “chống” phải kết hợp với việc “xây” thể hiện trong việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Về giáo dục dân tộc, trường dân tộc nội trú, trường dân tộc bán trú đặc biệt chú ý ở tất cả các mặt như vấn đề chống bỏ học, phấn đấu giữ quy mô, tăng quy mô học sinh dân tộc, vấn đề nâng cao chất lượng, nâng cao hiệu quả, thầy - trò, vấn đề cho học sinh hòa nhập với các học sinh dân tộc khác, với học sinh dân tộc Kinh, đồng thời chú ý đến việc giữ bản sắc.
- Về tiếp tục đổi mới quản lý: phải làm trên cả hệ thống các cấp quản lý, cả hệ thống phải chuyển động, nhưng phải chuyển động từ bên trên. Các cơ quan của Bộ đã bắt đầu triển khai. Công tác đổi mới quản lý phải chủ động, sáng tạo, tất cả các đổi mới phải hướng về cơ sở giúp cơ sở có điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện các nhiệm vụ, đồng thời chú ý lắng nghe ý kiến từ cơ sở để nhân điển hình cơ sở thành kinh nghiệm chung. Trong đổi mới quản lý cũng đồng thời phải tăng cường tự kiểm tra, thanh tra, kết hợp với việc tăng cường mạnh thanh tra, kiểm tra giám sát các hoạt động của các cơ quan bên trên và các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.
II. CÁC HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010-2011 THEO CÁC CẤP HỌC :
Ngày 30/7/2010, Văn phòng Bộ phối hợp với các đơn vị Vụ, Cục tổ chức 4 hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2010-2011:
1. Tại hội trường A cơ quan Bộ GD ĐT, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chủ trì tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2009-2010 và triển khai nhiệm vụ năm học 2010-2011 khối GD chuyên nghiệp.
2. Tại Hội trường trường PTTH Chu Văn An, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển chủ trì tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2009-2010 và triển khai nhiệm vụ năm học 2010-2011 khối GD trung học và GDTX
3. Tại Hội trường nhà khách Bộ Quốc phòng, 33 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội Thứ trưởng Trần Quang Quý chủ trì tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2009-2010 và triển khai nhiệm vụ năm học 2010-2011 GD tiểu học
4. Tại Khách sạn Khăn Quàng Đỏ, số 189 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội, Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa chủ trì tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2009-2010 và triển khai nhiệm vụ năm học 2010-2011 GD mầm non.
Tại các Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2010-2011 của các cấp học, các Vụ cấp học đã hướng dẫn các nhiệm vụ trọng tâm; bàn bạc, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, các giải pháp lớn để thực hiện thống nhất trong toàn bộ hệ thống cấp học.
Trên đây là kết quả Hội nghị Tổng kết năm học 2009-2010 và hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2010-2011 của Bộ giáo dục và Đào tạo, Văn phòng gửi tới các đồng chí Thứ trưởng, thủ trưởng các đơn vị và các sở Giáo dục và Đào tạo để biết và triển khai thực hiện./.
 

Nơi nhận:
- Như trên,
- Bộ trưởng (để b/c)
- Các Thứ trưởng (để b/c)
- Lưu VT;TH.
TL. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG
Đã ký
 
 
 
 
Phạm Mạnh Hùng
 
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi