Đề xuất 4 trường hợp cảnh sát cơ động được kiểm tra người và xe

Mới đây, Bộ Công an đã dự thảo Luật Cảnh sát cơ động (CSCĐ) gồm 05 chương và 30 Điều với nhiều quy định nổi bật so với Pháp lệnh Cảnh sát cơ động. Trong đó có thể kể đến trường hợp CSCĐ được kiểm tra người và phương tiện.

CSCĐ được kiểm tra người trong trường hợp nào?

Theo khoản 1 Điều 15 dự thảo, cảnh sát cơ động được kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu trong các trường hợp sau đây:

- Khi phát hiện vi phạm về an ninh, trật tự.

- Khi CSCĐ có căn cứ cho rằng trong người hoặc phương tiện (xe máy, xe đạp, xe ô tô…) có cất giấu đồ vật, tài liệu hoặc phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật. Và nếu không kiểm tra, kiểm soát ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện đó sẽ bị tẩu tán hoặc tiêu huỷ.

- Phát hiện người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã.

- Khi phát hiện người, phương tiện, tài liệu, tài sản… có thông tin truy tìm.

Có thể thấy, so với Pháp lệnh Cảnh sát cơ động hiện đang có hiệu lực, dự thảo đã bổ sung thêm quyền cho Cảnh sát cơ động trong việc kiểm tra, kiểm soát người, xe cộ…

Khi phát hiện những trường hợp này, tuỳ từng trường hợp cụ thể, CSCĐ sẽ phải ngăn chặn, đình chỉ ngay hoặc ngăn chặn, bắt giữ, vô hiệu quá ngay hành vi vi phạm đó.

Nếu có người có hành vi chống lại CSCĐ trong các trường hợp nêu trên thì có thể cưỡng chế, bắt giữ, khám người, tước bỏ hoặc vô hiệu hoá vũ khí, hung khí, vật liệu nổ… của các đối tượng vi phạm.


Khi đi tuần tra, CSCĐ được dùng vũ khí, vật liệu nổ?

Tiếp tục quy định cho phép Cảnh sát cơ động được sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ khi thực hiện nghiệp vụ. Tuy nhiên, không giống Pháp lệnh CSCĐ hiện đang có hiệu lực, dự thảo quy định cụ thể các loại phương tiện được trang bị cho CSCĐ. Cụ thể, Điều 22 dự thảo quy định như sau:

- Vũ khí, công cụ, vật liệu nổ trang bị cho CSCĐ.

- Phương tiện: Ô tô, mô tô, xe đặc chủng, tàu thuyền, tàu bay trực thăng, phương tiện khác có lắp đèn, còi tín hiệu ưu tiên…

- Thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ: Máy quay phim, chụp ảnh, ghi âm; đèn pin; máy bộ đàm…

Đặc biệt, dự thảo chỉ quy định CSCĐ được sử dụng vũ khí theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an mà không nêu cụ thể trường hợp được nổ súng như khoản 2 Điều 11 Pháp lệnh CSCĐ:

2. Việc nổ súng của Cảnh sát cơ động trong trường hợp xảy ra bạo loạn vũ trang, tụ tập đông người phá hoại an ninh được thực hiện theo quy định của luật.

Trên đây là hai trong số các nội dung đáng chú ý nhất của dự thảo Luật Cảnh sát cơ động đang được Bộ Công an lấy ý kiến đóng góp. Có thể thấy, việc quy định cụ thể trường hợp cảnh sát cơ động được kiểm tra người và xe tạo điều kiện thuận lợi cho cả CSCĐ và cả người tham gia giao thông.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục