Không bắt buộc trẻ dưới 12 tuổi phải ngồi ghế chuyên dụng?

Một trong những yếu tố gây tranh cãi lớn nhất tại dự thảo Luật Giao thông đường bộ mới nhất được đăng tải ngày 31/5/2020 là quy định về dùng ghế chuyên dụng với trẻ em dưới 12 tuổi khi đi ô tô.

Ngay tại khoản 2 Điều 10 dự thảo Luật Giao thông đường bộ lần 3 quy định về quy tắc chung khi tham gia giao thông có nêu, người điều khiển và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Đồng thời đưa ra 02 phương án:

- Phương án 1: Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc dưới 1,3m hoặc dưới 30kg được chở trên xe ô tô bằng ghế chuyên dụng.

- Phương án 2: Không quy định bắt buộc phải có ghế chuyên dụng.

mọi trẻ dưới 12 tuổi đều phải ngồi ghế chuyên dùng

Không bắt buộc mọi trẻ dưới 12 tuổi phải ngồi ghế chuyên dụng (Ảnh minh họa)


Theo đó, ghế chuyên dụng hay ghế an toàn cho trẻ em là một tổ hợp các bộ phận bao gồm dây đai hoặc các bộ phận linh hoạt với khóa an toàn, thiết bị điều chỉnh, phụ kiện và trong một số trường hợp, có thêm thiết bị bổ sung như cũi, chỗ cho trẻ sơ sinh, ghế phụ hoặc tấm chắn va chạm, có thể gắn được vào một chiếc xe chạy bằng điện.

Ghế được thiết kế để giảm nguy cơ gây thương tích cho trẻ nếu xảy ra va chạm hoặc xe giảm tốc đột ngột, bằng cách hạn chế sự di chuyển cơ thể của trẻ trong ghế.

Ghế có thể được tích hợp trực tiếp theo thiết kế của xe, tuy nhiên, thông thường sẽ được mua và lắp đặt rời theo nhu cầu của người sử dụng.

Hiện nay, theo Tiêu chuẩn Châu Âu về Thử nghiệm ghế ngồi ô tô cho trẻ em (UN/ECE R44/04) phân loại ghế an toàn thành 05 nhóm theo cân nặng như sau:

- Nhóm 0: Dành cho trẻ dưới 10kg;

- Nhóm 0+: Dành cho trẻ dưới 13kg;

- Nhóm 1: Dành cho trẻ từ 09 -18kg;

- Nhóm 2: Dành cho trẻ từ 15 - 25kg;

- Nhóm 3: Dành cho trẻ từ 22 - 36kg.

Đối chiếu với phương án 1 được Bộ Giao thông Vận tải đề xuất, có thể thấy, không bắt buộc tất cả trẻ em dưới 12 tuổi đều phải ngồi ghế chuyên dụng. Mà quy định này được xây dựng theo hướng linh hoạt, áp dụng theo độ tuổi, chiều cao, cân nặng của trẻ để phù hợp với thực tế khi ở cùng một độ tuổi nhưng các bé có mức phát triển khác nhau.

Đồng thời, dự Luật cũng đưa ra phương án không quy định bắt buộc phải sử dụng ghế trẻ em. Bạn đọc hoàn toàn có thể đóng góp ý kiến để dự thảo Luật này được điều chỉnh theo hướng hoàn thiện và phù hợp hơn.

Dự thảo này dự kiến được thông qua tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV. Bên cạnh đó, dự thảo Luật này cũng đề xuất thêm Giấy phép lái xe A0: Hàng triệu người sẽ phải thi lấy Giấy phép lái xe A0?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?

Từ 01/7/2020, thêm trường hợp công chức chưa bị xem xét kỷ luật

Từ 01/7/2020, thêm trường hợp công chức chưa bị xem xét kỷ luật

Từ 01/7/2020, thêm trường hợp công chức chưa bị xem xét kỷ luật

Kỷ luật là một trong những vấn đề được rất nhiều công chức quan tâm, đặc biệt là sắp tới đây, Luật Cán bộ, công chức sửa đổi chính thức có hiệu lực từ 01/7/2020. Trong đó, nổi bật là bổ sung thêm trường hợp công chức chưa bị xem xét kỷ luật.