20 tỉnh, thành dự kiến được sáp nhập trong giai đoạn 2022-2026

Hiện nay, dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 1211/2016 ngày 25/5/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đang được lấy ý kiến.

Theo đó, khoản 10 Điều 1 dự thảo nêu rõ, các đơn vị hành chính không đạt chuẩn về quy mô dân số và diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính thì tiến hành nhập, sắp xếp trừ trường hợp:

- Đơn vị hành chính cấp huyện, xã đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2019-2021 (trừ trường hợp cần thiết phải tiếp tục sắp xếp).

- Có điều kiện vị trí địa lý, địa hình biệt lập với các đơn vị hành chính khác ở hải đảo, cù lao.

- Có tiêu chuẩn quy mô dân số hoặc diện tích tự nhiên từ 200% trở lên so với mức tiêu chuẩn tại Nghị quyết này.

- Trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu về bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, bảo tồn, phát triển di sản văn hóa, lịch sử và du lịch quốc gia.

20 tỉnh thành dự kiến được sáp nhập trong giai đoạn 2022-2026
20 tỉnh thành dự kiến được sáp nhập trong giai đoạn 2022-2026 (Ảnh minh họa)

Cụ thể, tiêu chuẩn về dân số và diện tích được đề xuất tại dự thảo này và nêu tại Nghị quyết 1211/2016 ngày 25/5/2016 như sau:

Tiêu chí

Dân số

Diện tích

Nông thôn

Cấp tỉnh

- Tỉnh miền núi, vùng cao: Từ 900.000 người trở lên (1)

- Tỉnh không thuộc (1): Từ 1,4 triệu người trở lên

- Tỉnh có diện tích tự nhiên từ 12.000 km2 trở lên: Từ 700.000 người trở lên (đề xuất)

- Tỉnh miền núi, vùng cao: Từ 8.000 km2 trở lên;

- Tỉnh còn lại: Từ 5.000 km2 trở lên.

Cấp huyện

- Huyện miền núi, vùng cao: Từ 80.000 người trở lên (2)

- Huyện không thuộc (2): Từ 120.000 người trở lên.

- Huyện có diện tích tự nhiên từ 1.275 km2 trở lên: Từ 60.000 người trở lên (đề xuất).

- Huyện miền núi, vùng cao: Từ 850 km2  trở lên;

- Huyện còn lại: Từ 450 km2 trở lên.

Cấp xã

- Xã miền núi, vùng cao: Từ 5.000 người trở lên (3);

- Xã không thuộc (3): Từ 8.000 người trở lên;

- Xã có diện tích tự nhiên từ 75 km2 trở lên: Từ 4.000 người trở lên (đề xuất).

- Xã miền núi, vùng cao: Từ 50 km2 trở lên;

- Xã còn lại: Từ 30 km2 trở lên.

Đô thị

Thành phố trực thuộc Trung ương

Từ 1,5 triệu người trở lên

Từ 1.500 km2 trở lên.

Thành phố thuộc tỉnh

Từ 150.000 người trở lên (dự thảo đề xuất từ 180.000 người trở lên).

Từ 150 km2 trở lên.

Thị xã

Từ 100.000 người trở lên (đề xuất 120.000 người trở lên)

Từ 200 km2 trở lên (đề xuất 100 km2 trở lên)

Quận

Từ 150.000 người trở lên (đề xuất từ 200.000 người trở lên)

Từ 35 km2 trở lên.

Phường

- Phường thuộc quận: Từ 15.000 người trở lên;

- Phường thuộc thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 7.000 người trở lên;

- Phường thuộc thị xã: Từ 5.000 người trở lên.

Từ 5,5 km2 trở lên.

Thị trấn

Từ 8.000 người trở lên

Từ 14 km2 trở lên.

Ngoài ra, dự thảo cũng tách hẳn tiêu chuẩn của tỉnh và tiêu chuẩn của thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và bổ sung cụ thể tiêu chuẩn của thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương gồm:

- Quy mô dân số: Từ 250.000 người trở lên.

- Diện tích tự nhiên: Từ 150 km2 trở lên.

- Đơn vị hành chính trực thuộc: Cấp xã có từ 10 đơn vị trở lên, tỉ lệ phường trên tổng số đơn vị cấp xã từ 70% trở lên.

- Đã được công nhận là đô thị loại I hoặc loại II hoặc dự kiến thành lập thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí loại I hoặc loại II.

Căn cứ tiêu chuẩn này, theo Báo Vĩnh Long, dự kiến có 10 tỉnh, thành phố có diện tích tự nhiên nhỏ, không đạt chuẩn diện tích tự nhiên, có thể bị sáp nhập gồm tỉnh Bắc Ninh; Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, TP. Đà Nẵng, Ninh Bình, TP. Cần Thơ, Vĩnh Long, Thái Bình, Nam Định.

Tương tự, 10 tỉnh, thành phố có dân số thấp nhất cả nước (số liệu 2019), không đạt tiêu chuẩn có thể thuộc diện sáp nhập gồm: Bắc Kạn, Lai Châu, Cao Bằng, Kon Tum, Ninh Thuận, Điện Biên, Đắk Nông, Quảng Trị, Lào Cai, Hậu Giang, Lạng Sơn.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp. 

>> Chính thức chốt không sáp nhập, hợp nhất sở, ngành

Đánh giá bài viết:
(20 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?