Đề xuất thông báo vi phạm giao thông trên App VneTraffic
Cụ thể, điểm c khoản 1 Điều 23 dự thảo Thông tư quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT) nêu rõ:
Khi phát hiện hành vi vi phạm giao thông, trong 10 ngày kể từ ngày phát hiện với các vi phạm bị quay được nhưng không dừng được phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý, cảnh sát giao thông (csgt) sẽ thực hiện thông báo cho chủ phương tiện có liên quan thông qua các hình thức:
- Bằng văn bản giấy
- Phương thức điện tử
- ứng dụng giao thông trên di động (phân hệ dành cho công dân) hay còn có tên gọi là App VneTraffic khi đáp ứng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.
Sau khi được thông báo, người vi phạm phải đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hoặc đến trụ sở Công an cấp xã, Công an cấp huyện nơi cư trú, đóng tụ sở để giải quyết nếu việc đi lại có khó khăn và không thể trực tiếp đến trụ sở nơi phát hiện vi phạm.
Đồng thời, người dân cũng có thể cung cấp hình ảnh, thông tin về các vi phạm giao thông qua ứng dụng VneTraffic. Việc cài đặt, sử dụng App VneTraffic sẽ được các đơn bị CSGT cung cấp hướng dẫn chi tiết.
Ngoài ra, CSGT cũng sẽ có ứng dụng riêng để thực hiện triển khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát, các đơn vị, địa phương đã được trang bị App giao thông trên điện thoại dành cho csgt phải thực hiện kiểm soát, tuần tra trên App VNeCSGT.
Đồng thời, sau khi giải quyết xong từng vụ việc, CSGT cũng phải ghi nhật ký trên App VNeCSGT (nếu đã được trang bị)…
Đề xuất về tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy tờ trong VneID
Do việc kiểm tra, kiểm soát giấy tờ trên VNeID cs giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ đó (theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 28/2024/TT-BCA) nên tại dự thảo này, Bộ Công an cũng đề xuất quy định chi tiết về vấn đề này như sau:
- Khi thông tin về giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông đã được tích hợp, cập nhật trong tài khoản định danh điện tử trên VNeID, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý thì thực hiện kiểm tra, kiểm soát thông qua thông tin trong đó.
Các loại giấy tờ sẽ bị kiểm tra gồm:
- Giấy phép lái xe
- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
- Bằng, chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
- Giấy đăng ký xe/bản sao chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của ngân hàng còn hiệu lực (nếu thế chấp xe tại ngân hàng)
- Giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và giấy xác nhận thời hạn hiệu lực của giấy/tem này (nếu phương tiện giao thông phải kiểm định)
- Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự
- Giấy tờ cần thiết khác
(Căn cứ Điều 8 dự thảo)
- Yêu cầu xuất trình giấy tờ ở trên để kiểm soát như sau:
- Nếu thông tin đã tích hợp thì xuất trình giấy tờ trên VneID và CSGT sẽ kiểm tra, kiểm soát thông qua thông tin trong tài khoản định danh điện tử trên VNeID.
- Chủ xe xuất trình bản giấy: CSGT kiểm tra, đối chiếu trực tiếp giấy tờ đó, tra cứu thông tin trong hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính, cơ sở dữ liệu khác.
(căn cứ Điều 14 dự thảo)
- Căn cứ Điều 16 dự thảo, việc tạm giữ giấy tờ đã tích hợp trong tài khoản định danh điện tử trên VNeID với trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản: Tạm giữ trên môi trường điện tử, cập nhật việc tạm giữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính, đồng bộ với VNeID để người vi phạm, chủ phương tiện biết, chấp hành quy định…
- Việc trả lại phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ, tước quyền sử dụng theo điểm đ khoản 1 Điều 23 dự thảo:
- Khi giấy tờ bị tạm giữ/tước trên VNeID thì người có thẩm quyền ra quyết định, lập biên bản trả lại giấy tờ cho người bị xử phạt.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính đồng bộ thông tin với VNeID để.
- Việc trả lại giấy tờ đã hết thời gian bị tước quyền sử dụng được thực hiện thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
- Nếu bị tước quyền sử dụng trên VNeID thì sẽ thực hiện việc gỡ bỏ thông tin về việc bị tước quyền sử dụng giấy tờ đó.
Trên đây là đề xuất thông báo vi phạm giao thông trên App VneTraffic.