177 phường của Hà Nội sẽ không còn Hội đồng nhân dân

Trên đây là nội dung trong dự thảo Nghị quyết thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tại các phường thuộc các quận, thị xã của Hà Nội.

177 phường nằm trong danh sách thí điểm

Bắt đầu từ ngày 01/6/2021 cho đến khi Quốc hội chấm dứt thực hiện thí điểm, sẽ thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tại 177 phường của Thành phố Hà Nội.

Trong đó:

- Quận Ba Đình có 14 phường: Đội Cấn, Ngọc Khánh, Kim Mã, Giảng Võ, Thành Công, Liễu Giai…

- Quận Hoàn Kiếm có 18 phường: Đồng Xuân, Cửa Nam, Chương Dương, Phúc Tân, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền, Hàng Mã, Hàng Bông, Hàng Bài…

- Quận Long Biên có 14 phường: Ngọc Thụy, Bồ Đề, Đức Giang, Ngọc Lâm…

- Quận Cầu Giấy có 08 phường: Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Quan Hoa…

(Xem toàn bộ Danh sách tại đây).

Trong khi Hội đồng nhân dân của 177 phường trên kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 01/6/2021 thì Ủy ban nhân dân phường nhiệm kỳ 2016 - 2021 vẫn được tiếp tục hoạt động cho đến khi thành Ủy ban nhân dân phường mới.

177 phường của Hà Nội sẽ không còn Hội đồng nhân dân

Thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tại 177 phường của Hà Nội (Ảnh minh họa)


Ủy ban nhân dân phường có từ 3 - 5 thành viên

Tại nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân, Nghị quyết nêu rõ, Ủy ban nhân dân phường sẽ có từ 03 - 05 thành viên, gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.

Ủy ban nhân dân phường loại I, loại II có không quá hai Phó Chủ tịch; Ủy ban nhân dân phường loại III chỉ có một Phó Chủ tịch.

Ủy ban nhân dân phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, thị xã; quyết định các chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn; bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở…

Dự thảo Nghị quyết thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tại các phường thuộc các quận, thị xã của Hà Nội đang được lấy ý kiến; có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 nếu được thông qua.

>> Tra cứu toàn bộ Dự thảo mới nhất tại đây 

>> Đọc toàn bộ bài viết về các Dự thảo mới tại đây  

Lan Vũ

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?