4 trường hợp tham nhũng được xem xét miễn hình phạt (dự kiến)

Tham nhũng là hành vi phạm tội có khung hình phạt cao nhất là tử hình (theo Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017). Tuy nhiên, liệu có trường hợp nào tham nhũng nhưng người phạm tội vẫn được xem xét miễn hình phạt không?


Các trường hợp tham nhũng được xem xét miễn hình phạt

Theo quy định tại Điều 59 Bộ luật Hình sự năm 2015, người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc các trường hợp sau mà đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự:

- Người phạm tội có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ;

- Người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể;

- Pháp nhân thương mại phạm tội khi đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

Riêng các tội phạm tham nhũng, chức vụ tại Điều 6 dự thảo Nghị quyết hướng dẫn về tội phạm tham nhũng, chức vụ và việc xét xử vụ án tham nhũng, chức vụ nêu rõ các trường hợp được xem xét miễn hình phạt gồm:

- Người phạm tội tự nguyện giao nộp lại toàn bộ tài sản chiếm đoạt, tích cực khắc phục hoàn toàn hậu quả thiệt hại do mình gây ra trừ trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;

- Người phạm tội là người phụ thuộc, cấp dưới, làm công hưởng lương… không hưởng lợi và sau khi phạm tội đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, góp phần có hiệu quả vào việc điều tra, xử lý tội phạm nhưng không được miễn trách nhiệm hình sự;

- Người đưa hối lộ, môi giới hối lộ, chủ động khai báo sau khi bị phát giác, góp phần có hiệu quả vào việc pháp hiện và xử lý tội phạm;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Điều 7 dự thảo cũng quy định về việc áp dụng hình phạt với người phạm tội tham nhũng, chức vụ. Trong đó, với người chủ mưu, ngoan cố chống đối, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị áp dụng hình phạt nghiêm khắc.

Đặc biệt, sẽ không áp dụng hình phạt tử hình với người tham ô tài sản, nhận hối lộ mà sau khi bị phát hiện đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

Đồng thời, không áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt với người phạm tội tham nhũng sau khi bị phát hiện đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản chiếm đoạt, của hối lộ hoặc bồi thường ít nhất ¾ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

Đặc biệt, nếu người này có thêm tình tiết giảm nhẹ thì có thể được áp dụng mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung liền kề nhẹ hơn của điều luật.

Không chỉ vậy, dự thảo còn quy định 02 trường hợp được áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà không bắt buộc phải trong khung liền kề nhẹ hơn:

- Tự nguyện giao nộp lại toàn bộ tài sản chiếm đoạt, tích cực khắc phục hoàn toàn hậu quả thiệt hại do mình gây ra nhưng không được miễn hình phạt;

- Người phạm tội là người phụ thuộc, cấp dưới, làm công hưởng lương, chấp hành nhiệm vụ theo chỉ đạo của cấp trên và không hưởng lợi nhưng không được miễn hình phạt.

​4 trường hợp tham nhũng được xem xét miễn hình phạt
4 trường hợp tham nhũng được xem xét miễn hình phạt (Ảnh minh họa)

Khi nào tham nhũng được xem xét miễn trách nhiệm hình sự?

Không chỉ quy định về các trường hợp được xem xét miễn hình phạt, dự thảo còn nêu 05 trường hợp được xem xét miễn trách nhiệm hình sự. Cụ thể, Điều 5 dự thảo nêu rõ, các trường hợp đó gồm:

- Người có hành vi vi phạm nhưng động cơ trong sáng, không vụ lợi cá nhân, muốn đổi mới, dám đột phá vì sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ tổ chức, kết quả mang lại lớn hơn thiệt hại xảy ra;

- Là cấp dưới, chấp hành nhiệm vụ theo chỉ đạo của cấp trên… mà không ý thức đầy đủ hành vi phạm tội, không được hưởng lợi và sau khi phạm tội đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, góp phần hiệu quả vào điều tra, xử lý tội phạm trừ trường hợp phạm tội rất hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

- Tuy không bị ép buộc nhưng người đưa hối lộ đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, góp phần hiệu quả vào việc phát hiện, xử lý tội phạm. Những người này còn có thể được trả lại một phần hoặc toàn bộ tài sản đã dùng để đưa hối lộ;

- Người môi giới hối lộ đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, góp phần hiệu quả vào việc phát hiện và xử lý tội phạm;

- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là chi tiết các trường hợp xem xét miễn hình phạt cho người tham nhũng, miễn trách nhiệm hình sự hiện đang được lấy ý kiến góp ý.

>> Có thể xem xét miễn kỷ luật lãnh đạo khi đơn vị có tham nhũng

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Tăng tiền trực cho cán bộ y tế, bác sĩ phẫu thuật gấp 3 lần

Đề xuất: Tăng tiền trực cho cán bộ y tế, bác sĩ phẫu thuật gấp 3 lần

Đề xuất: Tăng tiền trực cho cán bộ y tế, bác sĩ phẫu thuật gấp 3 lần

Tại dự thảo mới đây, Bộ Y tế đã đề xuất tăng tiền phụ cấp mổ, trực và phụ cấp tiền ăn cho nhân viên y tế gấp 02 - 03 lần so với hiện hành, nhằm đảm bảo thu nhập. Nội dung bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể về điều này.