Sổ đỏ hộ gia đình sẽ ghi đủ tên thành viên theo nhu cầu (dự thảo)

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi gồm 237 điều, trong đó có những điều được giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung, bổ sung mới và bãi bỏ. Dự thảo có nhiều điểm mới, nổi bật và một trong số đó là quy định “Sổ đỏ hộ gia đình sẽ ghi đủ tên thành viên theo nhu cầu”.

Việc thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) hiện nay được quy định rõ tại Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT. Theo đó, không có quy ghi đầy đủ thông tin các thành viên của hộ gia đình sử dụng đất.

Tuy nhiên, tại dự thảo Luật Đất đai sửa đổi có quy định “Sổ đỏ hộ gia đình sẽ ghi đủ tên thành viên theo nhu cầu”.

Nội dung này được nêu rõ tại Điều 120 dự thảo Luật Đất đai sửa đổi quy định về nguyên tắc, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, cụ thể:

“5. Trường hợp thửa đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình thì cấp một Giấy chứng nhận ghi tên đại diện hộ gia đình trên Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện hộ gia đình. Trường hợp các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình có nhu cầu thì cấp một Giấy chứng nhận ghi đầy đủ tên thành viên trên Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. Việc xác định các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình để ghi tên trên Giấy chứng nhận do các thành viên này tự thỏa thuận bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.”.

Như vậy, nếu quy định này được thông qua thì Giấy chứng nhận cấp cho thửa đất thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình sẽ có thay đổi lớn về thông tin được ghi tại trang 1 của Giấy chứng nhận, đó là:

(1) Nếu các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình không có nhu cầu thì Giấy chứng nhận vẫn được giữ nguyên như mẫu giấy của Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện nay.

Cụ thể tại điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT nêu rõ cách ghi thông tin tại trang 1 Giấy chứng nhận như sau:

“c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi "Hộ ông" (hoặc "Hộ bà"), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số của giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.”.

so do ho gia dinh se ghi du ten thanh vien theo nhu cau

(2) Nếu các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình có nhu cầu thì cấp 01 Giấy chứng nhận ghi đầy đủ tên thành viên trên Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Trường hợp quy định này được thông qua thì Thông tư quy định về mẫu Giấy chứng nhận sẽ có điều khoản bổ sung quy định về cách ghi thông tin vì hiện nay chưa có quy định này.

Đồng thời nếu quy định này được thông qua có thể giúp người dân xác định rõ hơn ai là người có chung quyền sử dụng đất, hạn chế được những tranh chấp hoặc những khó khăn khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp “đất hộ gia đình”. Ngoài ra, giúp cơ quan đăng ký đất đai dễ dàng hơn khi thực hiện đăng ký biến động đất đai.

Bên cạnh đó, quy định tại khoản này còn nêu rõ “việc xác định các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình để ghi tên trên Giấy chứng nhận do các thành viên này tự thỏa thuận bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.”.

Có thể thấy nếu chỉ đọc quy định này nhiều người sẽ nhầm tưởng rằng các thành viên có thể tự thỏa thuận để quyết định xem ai là “người có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình để ghi tên trên Giấy chứng nhận”. Tuy nhiên, cần hiểu đúng thỏa thuận ở đây là thỏa thuận ghi hoặc không ghi tên, còn việc xác định ai là người có chung quyền sử dụng đất hộ gia đình vẫn cần theo khoản 29 Luật Đất đai 2013.

Quy định “Sổ đỏ đất hộ gia đình ghi đầy đủ tên thành viên có chung quyền sử dụng đất” không hẳn là ý tưởng mới. Bởi lẽ, trước đây khoản 5 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT đã quy định nội dung này như sau:

“c) Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình như quy định tại Điểm a Khoản này;… Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc Cùng sử dụng đất hoặc Cùng sở hữu tài sản) với … (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).”.

Tuy nhiên, quy định này bị ngưng hiệu lực thi hành bởi Điều 1 Thông tư 53/2017/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 05/12/2017. Việc bị ngưng hiệu lực do nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong số đó là bắt buộc ghi đầy đủ thông tin của các thành viên còn lại. Riêng quy định được nêu tại dự thảo Luật Đất đai sửa đổi là theo nhu cầu của các thành viên.

Cùng cần nhấn mạnh rằng đây là quy định của dự thảo, đồng thời việc ghi tên chỉ được thực hiện theo nhu cầu. Nếu quý bạn đọc có góp ý vui lòng thể hiện ý kiến của mình tại trang https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/ của Chính phủ.

Trên đây là quy định Sổ đỏ hộ gia đình sẽ ghi đủ tên thành viên theo nhu cầu được nêu tại dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Nếu có vướng mắc về đất đai - nhà ở hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất mới sẽ siết điều kiện được mua nhà ở xã hội từ 01/7/2024?

Đề xuất mới sẽ siết điều kiện được mua nhà ở xã hội từ 01/7/2024?

Đề xuất mới sẽ siết điều kiện được mua nhà ở xã hội từ 01/7/2024?

Bộ Xây dựng đang đề xuất nhiều quy định liên quan đến nhà ở xã hội tại dự thảo Nghị định phát triển và quản lý nhà ở xã hội trong đó có nhiều quy định sẽ đề xuất siết điều kiện được mua nhà ở xã hội từ 01/7/2024. Vậy cụ thể là gì?

Từ 2024, tất cả công chức phải kiểm định chất lượng đầu vào?

Từ 2024, tất cả công chức phải kiểm định chất lượng đầu vào?

Từ 2024, tất cả công chức phải kiểm định chất lượng đầu vào?

Từ 01/7/2020 khi Luật Cán bộ, công chức sửa đổi có hiệu lực đã quy định công chức phải kiểm định chất lượng đầu vào nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể. Mới đây, Bộ Nội vụ đã ban hành dự thảo Nghị định hướng dẫn kiểm định chất lượng đầu vào công chức.