Sẽ quản lý Zalo, Telegram như một dịch vụ viễn thông?

Đề xuất quản lý Zalo như một dịch vụ viễn thông là nội dung đáng chú ý của Bộ Thông tin và Truyền thông trong tờ trình Chính phủ về dự thảo Luật Viễn thông sửa đổi.

Đề xuất đưa Zalo, Telegram vào diện quản lý

Zalo, Telegram là ứng dụng OTT. Trong đó, OTT là từ viết tắt của từ tiếng Anh Over The Top, được hiểu là những dịch vụ gia tăng trên nền tảng internet gồm phát thanh, truyền hình, nhắn tin, gọi điện… của các nhà cung cấp dịch vụ nội dung mà không phải nhà cung cấp dịch vụ internet trực tiếp quản lý.

Hiểu một cách đơn giản, đây là tên gọi để chỉ những ứng dụng, kênh mà thông qua đó, người dùng chỉ cần có kết nối internet là hoàn toàn có thể dễ dàng sử dụng việc giải trí, trò chuyện… với người khác miễn phí.

Ngày này, Zalo, Telegram… là những ứng dụng hoàn toàn miễn phí và khá phổ biến ở thị trường Việt Nam. Trong khi đó, những ứng dụng này hoàn toàn có các tính năng tương tự như dịch vụ viễn thông cơ bản có tính phí hiện nay của các nhà mạng như gọi điện, nhắn tin…

Tuy nhiên, Luật Viễn thông hiện hành lại không có bất cứ một quy định nào để quản lý các dịch vụ này nên trong tờ trình Chính phủ về dự thảo Luật Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đang đề xuất phải có một khung pháp lý cho những dịch vụ OTT này để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng và an toàn thông tin.

Theo đó, khi dịch vụ OTT không thu cước thì nhà cung cấp phải thông báo, đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông để được cấp giấy phép hoạt động.

Nếu các nhà cung cấp xuyên biên giới có quy mô lớn thì phải có thoả thuận thương mại hoặc đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam để giải quyết và đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng tại Việt Nam.

Đề xuất quản lý Zalo như một dịch vụ viễn thông
Đề xuất quản lý Zalo như một dịch vụ viễn thông (Ảnh minh hoạ)

Google Drive, Dropbox, iCloud… cũng sẽ được quản lý?

Tương tự như Zalo, Telegram, Viber… các ứng dụng điện toán đám mây (ví dụ như Google Drive, Dropbox, OneDrive, iCloud…) cũng là nội dung mới được bổ sung quy định cụ thể tại dự thảo Luật Viễn thông.

Theo đó, những dịch vụ này gồm: Cung cấp tài nguyên máy chủ, dung lượng lưu trữ hoặc mạng… cho người dùng.

Trước khi kinh doanh các dịch vụ này, doanh nghiệp cũng phải thực hiện thủ tục cấp phép online bằng cách đăng ký trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (theo Điều 73 dự thảo Luật) và phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu tại Điều 74 dự thảo Luật Viễn thông gồm:

- Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khi thiết kế, xây dựng, vận hành, khai thác cũng như bảo đảm an toàn cho dữ liệu của người dùng.

- Công khai, minh bạch thông tin về doanh nghiệp cũng như mức độ tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trên.

- Ký thoả thuận cung cấp dịch vụ với người sử dụng và không thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép, ngăn chặn doanh nghiệp khác cũng như hạn chế hoặc không cung cấp dịch vụ cho người dùng vì lý do không chính đáng.

Đặc biệt, những doanh nghiệp kinh doanh cách ứng dụng điện thoại đám mây phải gỡ bỏ các nội dung vi phạm về quyền riêng tư, vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ… khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.

Trên đây là đề xuất quản lý Zalo như một dịch vụ viễn thông cùng với các ứng dụng lưu trữ đám mây như Google Drive, Dropbox, OneDrive, iCloud…

Tuy nhiên, dự thảo này chưa được thông qua nên chưa có hướng dẫn cụ thể về việc quản lý sẽ như thế nào cũng như các chính sách với người dùng sẽ thay đổi ra sao sau khi được áp dụng.

LuatVietnam sẽ liên tục cung cấp thông tin mới nhất về vấn đề này. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?