Sẽ kéo dài thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ do Covid-19?

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí nhằm hỗ trợ người chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid -19.


Theo đó, thời gian các khoản nợ phát sinh từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính được tính là đủ điều kiện được cơ cấu lại thời gian trả nợ sẽ kéo dài tới trước ngày 01/8/2021 (hiện nay quy định là phát sinh trước ngày 10/6/2020 theo khoản 1 Điều khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2020, sửa đổi bởi Thông tư 03/2021/TT-NHNN).

Thời gian phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đáp ứng để được cơ cấu nợ kéo dài thêm nửa năm tính từ 23/01/2020 đến 30/6/2022, thay vì đến ngày 31/12/2021 như quy định hiện hành.

Về số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, Dự thảo sửa đổi trường hợp số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/01/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021 (theo khoản 3 Thông tư 03) thành phát sinh từ ngày 23/01/2020 đến trước ngày 10/6/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021.

Đồng thời, bổ sung thêm một trường hợp được cơ cấu lại thời hạn trả nợ là: Số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước 01/8/2021 và quá hạn từ ngày 17/7/2021 đến trước thời điểm dự thảo Thông tư mới có hiệu lực thi hành.

Sẽ kéo dài thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ do Covid-19? (Ảnh minh họa)

Về thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ, ngoài yêu cầu phải phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch Covid - 19 đối với khách hàng và không được vượt quá 12 tháng kể từ ngày thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, Dự thảo còn bổ sung thêm trường hợp tính thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ “kể từ ngày đến hạn của từng số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ”.

Việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng thực hiện đến ngày 30/6/2022, kéo dài thêm nửa năm so với trước đó là ngày 31/12/2021.

Liên quan đến việc miễn, giảm lãi, phí, Dự thảo Thông tư mới quy định: Tổ chức tín dụng quyết định việc miễn, giảm lãi, phí theo quy định nội bộ với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 01/8/2021 (thay vì trước ngày 10/6/2020 như quy định hiện hành) từ hoạt động cấp tín dụng, trừ hoạt động mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Trong đó, nghĩa vụ trả nợ gốc lãi đến hạn thanh toán trong khoảng thời gian từ ngày 23/01/2020 đến ngày 30/6/2022 (thay vì đến ngày 31/12/2021 như quy định hiện hành) và khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19

Dự thảo này quy định sẽ thực hiện miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng đến ngày 30/6/2022, tức kéo dài thêm 6 tháng cho với thời điểm 31/12/2021 theo quy định hiện hành.

Trên đây là một số thông tin về đề xuất kéo dài thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ do Covid-19 của Ngân hàng Nhà nước. Nếu còn vấn đề cần giải đáp, độc giả có thể liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026. 

Đề xuất tăng số ngày nghỉ cho lao động nam khi vợ sinh con

Đây là một trong những đề xuất đáng chú ý tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 6 được tổ chức vào đầu tháng 4/2024 vừa qua. Theo đó, các đại biểu cũng đề xuất tăng số ngày nghỉ cho lao động nam khi vợ sinh con, đặc biệt là khi sinh đôi hoặc sinh mổ. 

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?