Dự thảo Luật Nhà ở: Bổ sung thời hạn sở hữu nhà chung cư

Dự thảo Luật Nhà ở đang được Bộ Xây dựng lấy ý kiến gồm 13 chương và 234 Điều. Trong đó, đáng chú ý là dự thảo có bổ sung thời hạn sở hữu nhà chung cư.

Đề xuất 2 phương án về sở hữu nhà chung cư

Cụ thể, dự thảo bổ sung mới thời hạn sở hữu nhà chung cư, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu với nhà chung cư; xử lý trong trường hợp nhà chung cư còn hạn sở hữu và khi hết hạn sở hữu.

Trong đó, quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư, dự thảo đề xuất 02 phương án như sau:

Phương án 1: Quy định nhà chung cư có thời hạn căn cứ vào thời hạn sử dụng công trình theo quy định của pháp luật xây dựng.

- Đối tượng áp dụng: Nhà chung cư thương mại, xã hội, tái định cư, công vụ.

- Thời hạn sở hữu: Xác định theo thời hạn xác định theo thời hạn sử dụng của công trình trong hồ sơ thiết kế công trình nhà chung cư, tính từ khi nghiệm thu toàn bộ công trình đưa vào sử dụng.

Đặc biệt, khi thẩm định hồ sơ thiết kế, phải ghi rõ thời hạn sử dụng nhà chung cư trong hồ sơ thiết kế; hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ chung cư; giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu căn hộ trừ chủ sở hữu là Nhà nước.

- Điều kiện áp dụng thời hạn sở hữu nhà chung cư: Nhà chung cư được cấp giấy phép xây dựng/có văn bản thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở nếu được miễn giấy phép xây dựng.

- Chung cư không có thời hạn nếu được cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản thẩm định triển khai sau thiết kế cơ sở trước này Luật Đất đai có hiệu lực.

- Chung cư còn hạn nhưng bị hư hỏng do sự cố, thiên tai, địch hoạ, cháy nổ không đủ điều kiện để tiếp tục sử dụng: Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thông báo, di dời chủ sở hữu để phá dỡ, xây dựng lại, bố trí tái định cư. Kinh phí phá dỡ được lấy từ ngân sách Trung ương.

- Chung cư còn hạn sở hữu, thuộc diện phá dỡ để cải tạo, chỉnh trang đô thị mà không phải bị hư hỏng do sự cố, thiên tai, địch hoạ, cháy nổ không tiếp tục ở được: Chủ sở hữu nhà chung cư di dời theo dự án, được bồi thường, bố trí tái định cư.

- Chung cư hết hạn sở hữu:

  • Vẫn tiếp tục sử dụng được: Đề nghị cấp giấy chứng nhận gia hạn thời hạn sở hữu trong giấy chứng nhận theo thời hạn trong kết luận kiểm định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
  • Phải phá dỡ: Chấm dứt quyền sở hữu và phá dỡ để xây dựng lại nếu quy hoạch phê duyệt.
  • Không xây dựng lại do quy hoạch không phê duyệt: Chủ sở hữu được bồi thường và bố trí tái định cư.

Phương án 2: Giữ nguyên như quy định hiện hành. Nghĩa là, sẽ không quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư, người mua nhà sẽ được sở hữu căn hộ ổn định, trong thời gian lâu dài.

Trường hợp nào phải phá dỡ chung cư?

Kéo theo việc đề xuất hai phương án về thời hạn sở hữu nhà chung cư, dự thảo Luật Nhà ở cũng đưa ra từng quy định cụ thể liên quan đến thời hạn sở hữu nhà chung cư với việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

Cụ thể, các trường hợp phá dỡ để xây dựng, cải tạo gồm:

Chung cư có thời hạn sở hữu

Không quy định thời hạn sở hữu

Còn hạn sở hữu:

- Bị hư hỏng do sự cố, thiên tai, địch hoạ, cháy nổ không an toàn để sử dụng tiếp.

- Không thuộc diện trên nhưng phải phá dỡ để cải tạo, chỉnh trang đô thị theo dự án

Hết hạn sở hữu:

- Chung cư có kết cấu chịu lực chính có nguy hiểm tổng thể, nguy cơ sập đổ, không thể tiếp tục dùng, cần phải di dời khẩn cấp

- Bị hư hỏng nặng, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ, có một trong các yếu tố hệ thống hạ tầng phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước, cấp điện, xử lý nước thải…

- Chưa thuộc diện phá dỡ, nằm trong khu vực phải cải tạo, xây dựng đồng bộ thuộc diện phải phá dỡ

- Phải phá dỡ khẩn cấp không đủ an toàn để sử dụng tiếp.

- Có tình trạng nguy hiểm, nguy cơ sập đổ, không dùng tiếp được, cần di dời khẩn cấp.

- Bị hư hỏng nặng, nguy hiểm cục bộ, có một trong các yếu tố hệ thống hạ tầng kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước, xử lý nước thải, cấp điện… không đáp ứng yêu cầu quy chuẩn, có nguy cơ mất an toàn.

- Chưa thuộc diện phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải cải tạo, xây dựng đồng bộ với nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ.

Tuy nhiên, đây mới là đề xuất đang được lấy ý kiến tại dự thảo Luật Nhà ở. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục