Sẽ có nhiều thay đổi trong kỳ thi THPT quốc gia 2020

Mới đây, dự thảo sửa đổi Quy chế thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra lấy ý kiến lần 2 với nhiều thay đổi đáng chú ý.

Thêm trường hợp hủy kết quả thi

Hiện nay, khoản 5 Điều 49 Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp được ban hành kèm theo Thông tư 04/2017/TT-BGDĐT, có 03 trường hợp thí sinh bị hủy bỏ kết quả thi:

- Có 02 bài thi trở lên bị điểm 0 (không) do phạm một trong các lỗi:

+ Bài thi được chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng thi;

+ Có 02 bài làm trở lên đối với một bài thi hoặc một môn thi thành phần;

+ Bài thi có chữ viết của 02 người trở lên;

+ Những phần của bài thi viết trên giấy nháp, giấy không đúng quy định.

- Viết, vẽ vào tờ giấy thi những nội dung không liên quan đến bài thi;

- Để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác dưới mọi hình thức; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài; dùng bài của người khác để nộp.

Theo dự thảo sửa đổi Quy chế, ngoài các trường hợp trên, thí sinh bị đình chỉ thi cũng sẽ bị hủy kết quả thi và sẽ không đủ điều kiện xét tốt nghiệp THPT.

Căn cứ báo cáo bằng văn bản của Chủ tịch Hội đồng thi, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định hủy bỏ kết quả thi.

thay đổi trong kỳ thi THPT quốc gia 2020

Sẽ có nhiều thay đổi trong kỳ thi THPT quốc gia 2020 (Ảnh minh họa)

Cán bộ tại Điểm thi phải bảo vệ đề và bài thi 24/24h

Khu vực bảo quản đề thi, bài thi của thí sinh có lực lượng công an trực và bảo vệ 24h/ngày; đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ.

Phòng bảo quản đề thi, bài thi phải đảm bảo an toàn, chắc chắn; có camera an ninh giám sát ghi hình các hoạt động tại phòng 24h/ngày; có công an trực, bảo vệ 24h/ngày.

Đặc biệt, theo dự thảo Quy chế mới, phòng bảo quản đề thi, bài thi có 01 cán bộ của trường đại học, cao đẳng làm nhiệm vụ tại Điểm thi (Phó Trưởng Điểm thi hoặc thư ký) trực tại phòng trong suốt thời gian đề thi, bài thi được lưu tại Điểm thi (thay vì chỉ phải trực đêm như hiện nay).

Riêng trong các ngày thi, thời gian trực tại phòng của cán bộ Điểm thi được tính kể từ thời điểm kết thúc công việc buổi thi cuối ngày thi trước đến thời điểm bắt đầu công việc buổi thi thứ nhất của ngày thi sau.

Tăng người giám sát Ban Chấm thi trắc nghiệm

Hiện nay, Tổ Giám sát Ban Chấm thi trắc nghiệm gồm ít nhất 03 người (01 Tổ trưởng và ít nhất 02 thành viên). Trong đó, Tổ trưởng Tổ Giám sát là lãnh đạo phòng/ban hoặc cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra nội bộ của trường đại học, cao đẳng; các thành viên Tổ Giám sát là viên chức của trường.

Nếu dự thảo sửa đổi Quy chế lần 2 được thông qua, số lượng thành viên Tổ Giám sát Ban Chấm thi trắc nghiệm của kỳ thi THPT quốc gia 2020 sẽ tăng lên 05 người gồm 01 Tổ trưởng và ít nhất 04 thành viên.

Theo đó, Tổ trưởng Tổ Giám sát là lãnh đạo phòng/ban của trường đại học, cao đẳng còn các thành viên bao gồm viên chức của trường và công chức Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh có bài thi được chấm.

Lưu ý, Tổ Giám sát làm việc độc lập với các tổ chuyên môn khác (Tổ Thư ký và Tổ Chấm bài thi trắc nghiệm).

>> Tra cứu toàn bộ Dự thảo mới nhất tại đây

>> Đọc toàn bộ bài viết về các Dự thảo mới tại đây

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Tăng tiền trực cho cán bộ y tế, bác sĩ phẫu thuật gấp 3 lần

Đề xuất: Tăng tiền trực cho cán bộ y tế, bác sĩ phẫu thuật gấp 3 lần

Đề xuất: Tăng tiền trực cho cán bộ y tế, bác sĩ phẫu thuật gấp 3 lần

Tại dự thảo mới đây, Bộ Y tế đã đề xuất tăng tiền phụ cấp mổ, trực và phụ cấp tiền ăn cho nhân viên y tế gấp 02 - 03 lần so với hiện hành, nhằm đảm bảo thu nhập. Nội dung bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể về điều này.

Cấm cung cấp thông tin giả khi dùng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS

Cấm cung cấp thông tin giả khi dùng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS

Cấm cung cấp thông tin giả khi dùng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS

Hơn 10 năm thực hiện, Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (gọi tắt là Luật Phòng chống HIV/AIDS) đã bộc lộ nhiều bất cập. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung đang được xây dựng nhằm khắc phục tình trạng này.