Sẽ cắt điện, nước nếu không nộp phạt vi phạm hành chính?

Cắt điện, nước là biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới được Bộ Tư pháp đề xuất trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2 trường hợp áp dụng biện pháp cưỡng chế

Dự kiến cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt;

- Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp khẩn cấp, cần khắc phục ngay hậu quả để kịp thời bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông.

Đối chiếu với quy định tại Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt trong vòng 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định.

Trường hợp quyết định có ghi thời hạn thi hành nhiêu hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Trưởng hợp khiếu nại, khởi kiện quyết định xử phạt thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính bị khiếu nại, khởi kiện sẽ gây hậu quả khó khắc phục.

Theo đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính đã thêm 01 trường hợp áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính, thay vì chỉ áp dụng khi cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt như hiện nay.

cắt điện nước nếu không nộp phạt hành chính

Sẽ cắt điện, nước nếu không nộp phạt vi phạm hành chính? (Ảnh minh họa)

Các biện pháp cưỡng chế xử phạt hành chính

Hiện nay, Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 quy định 04 biện pháp cưỡng chế sau:

- Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;

- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.

- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

Trong khi đó, dự thảo Luật sửa đổi đề xuất bổ sung thêm 02 biện pháp cưỡng chế nữa:

  • Ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm;

  • Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Trường hợp dự thảo này được thông qua, từ ngày 01/7/2021, các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sẽ bị cắt điện, nước trong trường hợp không thực hiện quyết định xử phạt hành chính hoặc hoàn trả kinh phí cho cơ quan thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

>> Tăng gấp đôi thời hiệu xử phạt hành chính về bảo hiểm (dự kiến)

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục