Sắp tới, sẽ nâng tuổi cán bộ, công chức đi đào tạo sau đại học?

Để thống nhất các quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nêu tại Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019, mới đây Chính phủ đã ban hành dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 101/2017/NĐ-CP.


Thêm đối tượng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng

Để thống nhất, đồng bộ với các quy định về đối tượng công chức nêu tại Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019, dự thảo này cũng điều chỉnh đối tượng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng như sau:

- Cán bộ trong các cơ quan Nhà nước (giữ nguyên như hiện nay);

- Công chức trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, công chức cấp xã (Bỏ các đối tượng là công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập);

- Viên chức (giữ nguyên như hiện nay);

- Một số đối tượng khác được áp dụng khi có sự thống nhất giữa các cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức (quy định mới được bổ sung tại dự thảo).

Theo quy định tại Điều 1 Luật sửa đổi 2019 này, người được bổ nhiệm, tuyển dụng vào làm lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập không còn là công chức nữa. Do đó, dự thảo sửa đổi quy định về đào tạo, bồi dưỡng tại Nghị định 101 cũng loại bỏ đối tượng này ra khỏi danh sách những người được cử đi đào tạo sau đại học nhằm thống nhất với quy định nêu trên.

Đồng thời, dự thảo bổ sung thêm “đối tượng khác” nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sau khi có sự thống nhất giữa các cơ quan có thẩm quyền.

Sắp tới, nâng tuổi cán bộ, công chức đi đào tạo sau đại học? (Ảnh minh họa)

Sẽ nâng tuổi đi học đào tạo sau đại học của cán bộ, công chức?

Không chỉ thay đổi về đối tượng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, dự thảo còn tăng độ tuổi cán bộ, công chức đáp ứng điều kiện để được cử đi đào tạo sau đại học.

Cụ thể, theo quy định hiện nay tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 101, để cán bộ, công chức được đi đào tạo sau đại học thì phải không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu. Tuy nhiên, tại dự thảo, Chính phủ sửa đổi quy định này:

Không quá 45 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu

Như vậy, độ tuổi được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu được nâng thêm 05 tuổi, từ 40 tuổi lên 45 tuổi. Quy định này nhằm đảm bảo sự tương thích với các quy định mới về tuổi nghỉ hưu được nêu tại Bộ luật Lao động năm 2019.

Ngoài ra, những quy định khác về điều kiện cử cán bộ, công chức đi đào tạo sau đại học vẫn được giữ nguyên như quy định tại Nghị định 101 gồm:

- Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;

- Có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.

Không chỉ dừng ở đó, dự thảo cũng bổ sung thêm chương trình, tài liệu bồi dưỡng ngạch công chức chuyên ngành; sửa đổi bổ sung quy định về quản lý chương trình bồi dưỡng cũng như các quy định về sử dụng chứng chỉ…

Hiện nay, chính sách về đào tạo ở nước ngoài của công chức được quy định cụ thể tại bài viết dưới đây:

>> Công chức được cử đi học ở nước ngoài có phải đóng BHXH?

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục