Dự thảo Quy tắc ứng xử của nghệ sĩ: Nghệ sĩ phải minh bạch từ thiện

Hiện nay, dự thảo Quyết định về việc ban hành Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật đang được lấy ý kiến. Theo đó, quy tắc ứng xử của nghệ sĩ đặt ra vấn đề minh bạch trong từ thiện?

Nghệ sĩ cũng như các hành vi, ứng xử của nghệ sĩ sẽ có sức ảnh hưởng khá lớn trong người hâm mộ, đặc biệt là ảnh hưởng với giới trẻ hiện nay.

Tuy nhiên, thời gian qua, xuất hiện nhiều lùm xùm xung quanh việc không minh bạch khi nghệ sĩ làm từ thiện; nghệ sĩ phát ngôn không “chuẩn mực” trên facebook, zalo… hay nghệ sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng “sai sự thật” ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.


Quy tắc ứng xử của nghệ sĩ: Nghệ sĩ phải minh bạch từ thiện?​ (Ảnh minh họa)

Trước những “vấn nạn” đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra nhiều tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử của nghệ sĩ như sau:

- Khi tham gia hoạt động từ thiện, nhân đạo, chăm lo người nghèo, người dễ bị tổn thương trong xã hội: Công khai, minh bạch, kịp thời, không lạm dụng danh hiệu, danh xưng, hình ảnh để tư lợi cá nhân.

- Khi tham gia các hoạt động quảng cáo: Trung thực, chính xác, rõ ràng về công dụng, tính năng của sản phẩm, hàng hóa đúng quy định, đặc biệt là sản phẩm trong lĩnh vực y tế, giáo dục và môi trường.

- Khi sử dụng mạng xã hội:

+ Khuyến khích sử dụng facebook, zalo… cá nhân để tương tác, chia sẻ, đăng tải, cung cấp thông tin chính thống;

+ Trung thực khi phát ngôn, bày tỏ và chia sẻ quan điểm đúng đắn, khách quan; không chia sẻ thông tin chưa kiểm chứng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác…

+ Không dùng từ gây thù hận, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo; không dùng ngôn ngữ, hình ảnh phản cảm, trái thuần phong mỹ tục.

- Quy tắc ứng xử với công chúng: Không lợi dụng niềm tin, tình cảm của công chúng, khán giả để trục lợi; ứng xử chân thành, đúng mực, thân thiện, xây dựng hình ảnh đẹp của nghệ sĩ trong lòng công chúng, khán giả…

- Quy tắc ứng xử trong hoạt động nghề nghiệp: Không sáng tác, phổ biến, lưu hành, biểu diễn tác phẩm gây tác động tiêu cực đến tư tưởng, thẩm mỹ của công chúng; vi phạm pháp luật…

Đặc biệt, nghệ sĩ cần đặt lợi ích dân tộc, quốc gia lên trên hết, trước hết; không tổn hại uy tín tập thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác…

Trên đây là một số đề xuất về quy tắc ứng xử của nghệ sĩ trong đó có việc yêu cầu nghệ sĩ phải minh bạch từ thiện và không được phép quảng cáo sai sự thật. Có thể thấy, nếu bộ quy tắc này được thông qua thì góp phần không nhỏ trong việc hạn chế những tiêu cực, lùm xùm thời gian gần đây của giới nghệ sĩ.

>> Lợi dụng hình ảnh “sao" Việt để quảng cáo, có thể bị phạt tù

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026. 

Đề xuất tăng số ngày nghỉ cho lao động nam khi vợ sinh con

Đây là một trong những đề xuất đáng chú ý tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 6 được tổ chức vào đầu tháng 4/2024 vừa qua. Theo đó, các đại biểu cũng đề xuất tăng số ngày nghỉ cho lao động nam khi vợ sinh con, đặc biệt là khi sinh đôi hoặc sinh mổ. 

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?