Sắp siết chặt hơn việc sử dụng Facebook của cán bộ công an

Khi nhu cầu sử dụng mạng xã hội trong đó có Facebook tăng cao, Bộ Công an đã ban hành dự thảo về quy tắc ứng xử của công an nhân dân “siết chặt” nhiều quy định so với trước đây.

Hiện nay, Quy tắc ứng xử của công an nhân dân đang thực hiện theo Thông tư số 27/2017/TT-BCA. Tuy nhiên, Thông tư chỉ quy định khá “lỏng” về việc ứng xử, giao tiếp qua điện thoại cũng như các phương tiện điện tử khác. Theo đó, Điều 13 Thông tư 27/2017/TT-BCA nêu rõ:

1. Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải xưng tên, chức danh, đơn vị công tác, nội dung trao đổi đầy đủ, rõ ràng; ngôn ngữ giao tiếp văn minh, lịch sự, ngắn gọn, dễ hiểu; không trao đổi nội dung bí mật qua điện thoại.

2. Khi sử dụng các phương tiện điện tử khác, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân không được truy cập, lưu trữ, phát tán, bình luận, chia sẻ các thông tin, tài liệu, bài viết, hình ảnh có nội dung trái với thuần phong, mỹ tục; trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành Công an; không giới thiệu, sử dụng tên, hình ảnh, phiên hiệu đơn vị công an lên các trang mạng xã hội.

Theo quy định này, Bộ Công an chỉ yêu cầu cán bộ, chiến sĩ không được thực hiện:

- Truy cập, lưu trữ, phát tán, bình luận, chia sẻ thông tin, tài liệu, bài viết, hình ảnh trái thuần phong, mỹ tục, trái đường lối, chủ trương Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, ngành công an.

- Không giới thiệu, dùng tên, hình ảnh… của đơn vị đăng lên các trang mạng xã hội.

quy tac ung xu can bo cong an phai nho khi dung facebook

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhu cầu sử dụng mạng xã hội nói chung, Facebook nói riêng tăng cao, Bộ Công an dành hẳn một Mục tại dự thảo để đề xuất những quy tắc ứng xử sau đây nhằm “siết chặt” hơn việc sử dụng Facebook của cán bộ, chiến sĩ cơ quan mình. Cụ thể:

STT

Yêu cầu

Chi tiết

1

Đăng ký, quản lý tài khoản

- Không mạo danh người khác.

- Không dùng tên, hình ảnh, phiên hiệu đơn vị công an làm tài khoản cá nhân, tên đăng nhập, mật khẩu.

- Không công khai thông tin về đơn vị, lực lượng của cá nhân khi đăng ký Facebook

- Mật khẩu Facebook phải bảo mật, không chia sẻ cho người khác, không dùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản Facebook.

- không dùng từ ngữ, hình ảnh phản cảm, thiếu văn hoá làm tên, ảnh đại diện Facebook.

2

Kết bạn, tham gia hội, nhóm

- Tìm hiểu kỹ hội, nhóm, người định kết bạn Facebook.

- Kiểm soát danh sách bạn bè, không kết bạn/huỷ kết bạn với người thường xuyên đăng tải, chia sẻ quan điểm sai trái, thù địch.

- Khuyến khích kết bạn với người thường đăng tải thông tin tích cực, lập nhóm để lan toả thông tin tích cực…

3

Tiếp cận thông tin trên Facebook

- Không truy cập vào đường dẫn lạ, mở hoặc trả lời tin nhắn, thư điện tử rác.

- Không chia sẻ địa điểm cấm, khu vực cấm…

- Báo cáo khi phát hiện thông tin trái pháp luật

4

Tương tác, đăng bài trên Facebook

- Không đăng tải, truy cập, phát tán, bình luận thông tin độc, xấu, chưa được kiểm chứng.

- Dùng ngôn ngữ đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt.

- Không dùng ngôn ngữ phản cảm, gây thù hận, kích động, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo…

- Không cổ xuý, tiếp tay cho trào lưu lệch lạc, thiếu văn hoá.

5

Phản bác thông tin xấu

- Không truy cập các trang của tổ chức thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước.

- Báo cáo cơ quan, đơn vị xử lý trường hợp vi phạm pháp luật.

- Khuyết khích đề xuất sáng kiến, giải pháp ngăn chặn việc phát tán thông tin xấu độc trên Facebook nói riêng, không gian mạng nói chung.

- Không đưa đường link, toàn bộ nội dung có thông tin xấu độc; gạch chéo hình ảnh, bài viết có thông tin xấu độc…

Ngoài ra, hiện nay, khi ứng xử trứo nhân dân, cán bộ, chiến sĩ công an không được hẹn gặp người dân bên ngoài cơ quan, ngoài giờ làm việc để giải quyết công việc. Tuy nhiên, tại dự thảo, Bộ Công an đã đề xuất tại khoản 3 Điều 5 dự thảo như sau:

[…] không hẹn gặp người dân giải quyết công việc bên ngoài cơ quan và ngoài giờ làm việc trừ trường hợp phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ công tác.

Như vậy, sắp tới, công an vẫn được hẹn người dân ngoài giờ làm việc và bên ngoài cơ quan với mục đích phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ công tác.

Trên đây là đề xuất 5 quy tắc ứng xử cán bộ công an phải nhớ khi dùng Facebook. Hiện dự thảo vẫn đang tiếp tục được lấy ý kiến đóng góp. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.

Từ 2024, tất cả công chức phải kiểm định chất lượng đầu vào?

Từ 2024, tất cả công chức phải kiểm định chất lượng đầu vào?

Từ 2024, tất cả công chức phải kiểm định chất lượng đầu vào?

Từ 01/7/2020 khi Luật Cán bộ, công chức sửa đổi có hiệu lực đã quy định công chức phải kiểm định chất lượng đầu vào nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể. Mới đây, Bộ Nội vụ đã ban hành dự thảo Nghị định hướng dẫn kiểm định chất lượng đầu vào công chức.