Cha mẹ phân biệt đối xử con trai, con gái sẽ bị phạt đến 3 triệu?

Một trong những nội dung đáng chú ý được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất tại dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới.

Theo đó, Điều 13 dự thảo quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến gia đình có nêu rõ, người nào đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng.

Hành vi vi phạm này trước đây tại Nghị định số 55/2009/NĐ-CP chưa đề cập đến.

​Phân biệt đối xử con trai và con gái sẽ bị phạt đến 3 triệu đồng?
Phân biệt đối xử con trai và con gái sẽ bị phạt đến 3 triệu đồng? (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, dự thảo cũng quy định một số mức phạt khác với việc vi phạm lĩnh vực bình đẳng giới trong gia đình như sau:

STT

Hành vi

Mức phạt

1

Cản trở, không cho thành viên gia đình dùng tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình

Cảnh cáo hoặc 01-02 triệu đồng

2

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhằm cản trở thành viên gia đình định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính;

- Cản trở, không cho thành viên trong gia đình thực hiện tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới;

- Đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.

Cảnh cáo hoặc 02-03 triệu đồng

3

- Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.

- Không cho hành viên trong gia đình tham gia công tác xã hội vì định kiến giới;

- Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định.

03-05 triệu đồng

4

Dùng vũ lực nhằm cản trở thành viên trong gia đình định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính

05-07 triệu đồng

5

Hành hạ, ngược đãi phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ là thành viên trong gia đình

10-20 triệu đồng

Có thể thấy, so với mức phạt hiện đang quy định tại Điều 13 Nghị định 55/2009/NĐ-CP về vi phạm bình đẳng giới trong gia đình (mức phạt từ cảnh cáo đến 03 triệu đồng), dự thảo đã nâng mức phạt cao nhất lên 20 triệu đồng.

Đồng thời, dự thảo cũng bổ sung mức phạt với một số hành vi như đối xử bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính; hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình là phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ…

Như vậy, nếu dự thảo này được thông qua thì sẽ góp một phần không nhỏ trong việc thực hiện bình đẳng giới một cách hiệu quả, tạo sự thay đổi lớn cho xã hội.

Dự kiến dự thảo này có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Ép vợ phá thai vì lựa chọn giới tính, bị phạt đến 12 triệu đồng

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?