Phải cho người giúp việc nghỉ ít nhất 4 ngày/tháng?

Với những thay đổi liên quan về người giúp việc tại Bộ luật Lao động 2019, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã dự thảo Nghị định hướng dẫn về lao động là người giúp việc gia đình theo khoản 2 Điều 161 Bộ luật Lao động mới.

Có riêng mẫu hợp đồng lao động dành cho người giúp việc

Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.

Các công việc trong gia đình gồm: Công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại (theo khoản 1 Điều 161 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14).

Theo dự thảo Nghị định, người lao động và người sử dụng lao động giao kết và thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Chương III Bộ luật Lao động 2019.

Trong đó, hợp đồng phải được lập thành văn bản, nội dung cụ thể của hợp đồng lao động do 02 bên thỏa thuận căn cứ theo mẫu:

Đây là nội dung hoàn toàn mới so với quy định hiện hành tại Nghị định số 27/2014/NĐ-CP.

phải cho người giúp việc nghỉ ít nhất 4 ngày/tháng

Phải cho người giúp việc nghỉ ít nhất 4 ngày/tháng? (Ảnh minh họa)

Người giúp việc được nghỉ ít nhất 4 ngày/tháng

Bên cạnh việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cho người lao động một khoản tiền bằng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đảm bảo cho người lao động được nghỉ hằng tuần.

Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24h liên tục, trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày; nghỉ ít nhất 06h liên tục trong 24h.

Dự thảo Nghị định này tiếp tục kế thừa quy định hiện nay tại Nghị định 27/2014. Dù đây không phải là quy định mới nhưng đa phần mọi người đều không nắm được thậm chí biết nhưng bỏ qua.

Lưu ý, theo quy định mới nhất tại Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/4/2020), người sử dụng lao động:

  • Không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc: Phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng;

  • Vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hàng tuần: Phạt tiền từ 20 - 25 triệu đồng.

Nếu dự thảo Nghị định về lao động là người giúp việc gia đình được thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, cùng thời điểm có hiệu lực của Bộ luật Lao động 2019.

>> Thuê 1 người giúp việc, 10 điều cần phải biết

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?