Người biên soạn sách giáo khoa phải là công dân Việt Nam

Đây là nội dung mới được đề xuất tại dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa.

Tiêu chuẩn của cá nhân biên soạn sách giáo khoa

Hiện nay, theo quy định tại Điều 11 Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT, người biên soạn sách giáo khoa cần đáp ứng 02 tiêu chuẩn sau:

  • Có trình độ được đào tạo từ đại học trở lên, am hiểu về khoa học giáo dục, có chuyên môn phù hợp với sách giáo khoa được biên soạn;
  • Có đầy đủ quyền công dân, phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt.

Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 33/2017 sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn thứ 2 nêu trên, theo đó, cá nhân biên soạn sách giáo khoa phải là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt.

Như vậy, nếu dự thảo được thông qua, người biên soạn sách giáo khoa sẽ phải là công dân Việt Nam.

Người biên soạn sách giáo khoa phải là công dân Việt Nam (Ảnh minh họa)

Thẩm định sách giáo khoa tối đa 2 lần/năm

Vụ Giáo dục Tiểu học và Vụ Giáo dục Trung học là các đơn vị tổ chức thẩm định sách giáo khoa.

Theo dự thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ tổ chức thẩm định sách giáo khoa tối đa 02 lần trong một năm.

Các đơn vị tổ chức thẩm định sách giáo khoa chủ trì, phối hợi với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định sách giáo khoa, bao gồm các nhiệm vụ:

  • Đề xuất danh sách các thành viên của Hội đồng;

  • Chuẩn bị các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của Hội đồng;
  • Tiếp nhận và chuyển bản mẫu sách giáo khoa đến từng thành viên của Hội đồng; tiếp nhận hồ sơ và các văn bản báo cáo, đề xuất, kiến nghị của Hội đồng để trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định;

  • Trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét việc phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa;
  • Lưu giữ bản mẫu sách giáo khoa, biên bản các cuộc họp của Hội đồng và các tài liệu liên quan trong quá trình tổ chức thẩm định và bàn giao cho bộ phận lưu trữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

>> Hội đồng chọn sách giáo khoa phải có đại diện phụ huynh

Hậu Nguyễn

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục