Tăng mạnh mức phạt với người không đăng ký tạm trú

Tại dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, Bộ Công an đã có nhiều đề xuất mới. Một trong số đó là tăng mức phạt với người không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú, thường trú.

Không đăng ký tạm trú bị phạt đến 500.000 đồng

Điểm a khoản 3 Điều 5 của dự thảo này chỉ rõ:

Phạt từ 300.000 đồng - 500.000 đồng đối với cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú

Hiện nay, tại Nghị định 167, hành vi nêu trên chỉ bị phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt. Tức nếu như trước đây, người dân không đăng ký tạm trú sẽ bị phạt 200.000 đồng, thì theo đề xuất mới của Bộ Công an, mức phạt này sẽ là 400.000 đồng (tăng gấp đôi).

Tăng mạnh mức phạt với người không đăng ký tạm trú'

Bộ Công an đề xuất tăng mức phạt với người không đăng ký tạm trú (Ảnh minh họa)


Hối lộ cho cảnh sát giao thông, phạt đến 8 triệu đồng

Đáng chú ý, dự thảo cũng nâng mức phạt đối với người có hành vi đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ (ví dụ như cảnh sát giao thông…) lên 06 - 08 triệu đồng (điểm c khoản 3 Điều 19).

Hiện nay, tại Nghị định 167, hành vi “Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính” sẽ chỉ bị phạt từ 03 - 05 triệu đồng (điểm c khoản 3 Điều 20).

Không chỉ tăng mạnh mức phạt, dự thảo mới còn bổ sung quy định hối lộ bằng “lợi ích phi vật chất” cũng sẽ bị xử phạt. Trong đó, lợi ích phi vật chất có thể hiểu là thông tin, thành tích, tình dục…

Riêng người có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ, mức phạt mới sẽ là 04 - 06 triệu đồng (Hiện nay chỉ bị phạt từ 02 - 03 triệu đồng).

Một số nội dung đáng chú ý khác của dự thảo này:

>> Sàm sỡ người khác sẽ không còn phạt 200.000 đồng!

>> Dự kiến tăng gấp đôi mức phạt với người bán dâm, mua dâm 

Lan Vũ

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?