Mức phạt vi phạm về BHXH sẽ có nhiều thay đổi thời gian tới?

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó, dự kiến sẽ tăng nhiều mức phạt.


Thêm quy định về thời hiệu xử phạt hành chính BHXH

Điều 5 dự thảo quy định cụ thể về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội (BHXH) như sau:

Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội là 01 năm, trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 02 năm.

Trong đó, thời điểm để tính thời hiệu nêu trên được hướng dẫn như sau:

- Vi phạm đã kết thúc: Thời hiệu tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

- Vi phạm đang thực hiện: Thời hiệu tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.

Như vậy, theo quy định này, không phải chỉ những vi phạm đang diễn ra mà vi phạm về bảo hiểm đã kết thúc vẫn có thể bị xử phạt hành chính nếu đang trong thời hiệu nêu trên.

Mức phạt vi phạm về BHXH sẽ có nhiều thay đổi thời gian tới?
Mức phạt vi phạm về BHXH sẽ có nhiều thay đổi thời gian tới? (Ảnh minh họa)

Dự kiến tăng mức phạt tiền của nhiều vi phạm về BHXH?

Một số mức phạt hành chính đáng chú ý được đề xuất khác so với quy định hiện nay tại Nghị định 28/2020/NĐ-CP như sau:

Bổ sung nhiều mức phạt mới

Mức phạt tiền

Nội dung bổ sung

500.000-01 triệu đồng

- Không đảm bảo có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc;

- Không giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động.

01-03 triệu đồng

Không thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt

02-05 triệu đồng

Không giao kết hợp đồng lao động khi thử việc đạt yêu cầu

10-15 triệu đồng

Xử lý kỷ luật khi người lao động:

- Nghỉ ốm đau, điều dưỡng;

- Nghỉ việc được sự đồng ý của người lao đông;

- Đang bị tạm giữ, tạm giam;

- Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm

10-20 triệu đồng

Không ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới khi hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi

40-50 triệu đồng

- Sử dụng lao động thuê lại để làm những công việc không được cho thuê lại lao động;

- Sử dụng lao động thuê lại để thay thế người lao động đang thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;

- Chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác…

Từ 50-70 triệu đồng

- Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động

- Người sử dụng lao động giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong Hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

50-75 triệu đồng

Tuyển người vào tập nghề để làm việc cho mình với thời hạn tập nghề quá 03 tháng

Tăng mức phạt vi phạm một số hành vi

STT

Hành vi

Mức phạt cũ

Mức phạt mới

1

- Hằng năm, không niêm yết công khai thông tin đóng BHXH của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp

- Không thực hiện thủ tục xác nhận đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp;

- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ thông tin về đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

500.000-01 triệu đồng

01-03 triệu đồng

2

- Không thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác;

- Phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.

01-03 triệu đồng

03-05 triệu đồng

3

- Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật;

- Tuyển người dưới 14 tuổi vào học nghề, tập nghề, trừ những nghề, công việc được pháp luật cho phép;

20-25 triệu đồng

50-75 triệu đồng

4

- Phân biệt đối xử người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động

03-05 triệu đồng

10-15 triệu đồng

5

Làm giả, làm sai lệch nội dung hồ sơ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp để trục lợi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự

05-10 triệu đồng

10-20 triệu đồng

Trên đây là đề xuất mới về mức phạt vi phạm về BHXH. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Tổng hợp các mức phạt vi phạm về BHXH mới nhất

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục