Mức điều dưỡng của Công an sắp tăng lên 640.000 đồng/ngày?

Cán bộ, chiến sĩ Công an được thực hiện chế độ điều dưỡng trong một số trường hợp với mức điều dưỡng dự kiến tăng lên 640.000 đồng/ngày.

Các trường hợp được thực hiện chế độ điều dưỡng

Theo Điều 4 dự thảo Thông tư về chế độ điều dưỡng trong Công an nhân dân lần 2, cán bộ, chiến sĩ được thực hiện chế độ điều dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau:

- Làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, căng thẳng, lưu động, đột xuất, tiếp xúc với chất độc mà sức khỏe giảm sút; sau chiến đấu công tác căng thẳng nặng nhọc;

- Bị thương tật, tai nạn lao động, ốm đau mà sau khi điều trị sức khỏe chưa bình phục, lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên; cơ sở y tế đề nghị cần tiếp tục phục hồi chức năng, điều dưỡng để phục hồi sức khỏe;

- Có bệnh mạn tính, sau phẫu thuật mà cơ thể suy nhược sức khỏe chưa hồi phục, chưa đảm bảo làm việc bình thường;

- Cán bộ có đủ điều kiện nghỉ công tác chờ hưởng chế độ hưu trí, mà sức khỏe còn yếu được cơ sở y tế có thẩm quyền kết luận cần thiết phải đi điều dưỡng trước khi nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí.

tăng mức điều dưỡng của công an

Mức hưởng điều dưỡng lên tới 640.000 đồng/ngày?

Mức hưởng điều dưỡng một ngày bằng 30% mức lương cơ sở, trường hợp bị thương tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng 40% mức lương cơ sở (điều 7 dự thảo Thông tư mới).

Theo đó, hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng và từ ngày 01/7/2020, lương cơ sở tăng lên 1,6 triệu đồng.

Như vậy, cán bộ, chiến sĩ Công an có thể được hưởng mức điều dưỡng tối đa bằng 640.000 đồng/ngày từ 01/7/2020.

Mức hưởng điều dưỡng này bao gồm tiền ăn và chi phí chăm sóc sức khỏe. Cán bộ, chiến sĩ có tiêu chuẩn điều dưỡng, do điều kiện khách quan không đi điều dưỡng tập trung thì được thực hiện điều dưỡng tại nhà, thanh toán tiền ăn tại tài vụ đơn vị bằng 25% mức lương cơ sở.

Trong đó, chăm sóc sức khỏe gồm khám, điều trị, tư vấn sức khỏe kết hợp dinh dưỡng và vận động hợp lý, hướng dẫn tập dưỡng sinh, khí công, thiền, yoga, xông/ngâm thuốc, massage…

Dự thảo Thông tư này được thông qua sẽ thay thế Thông tư số 05/TT ngày 03/4/1972 và dự kiến có hiệu lực trong năm 2020.

>> Tra cứu toàn bộ Dự thảo mới nhất tại đây

>> Đọc toàn bộ bài viết về các Dự thảo mới tại đây

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?