Mới: Thêm trường hợp sinh viên sư phạm phải hoàn trả học phí

Học sinh, sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu thuộc các trường hợp quy định tại dự thảo Nghị định về chính sách hỗ trợ sinh viên sư phạm thì sẽ phải hoàn trả học phí.

Hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để trả sinh hoạt phí

Theo dự thảo Nghị định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với học sinh, sinh viên sư phạm, Nhà nước sẽ hỗ trợ:

  • Tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi học sinh, sinh viên sư phạm theo học nhưng tối đa không vượt mức trần học phí theo quy định;

  • 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường. Mức hỗ trợ được áp dụng thống nhất trong năm học và hằng năm được điều chỉnh theo tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng thực tế năm trước liền kề với năm học hiên tại.

Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt theo số tháng thực tế học tập tại trường nhưng không quá 10 tháng/năm học. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm chi trả trực tiếp tiền hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho học sinh, sinh viên sư phạm.

thêm trường hợp sinh viên sư phạm phải hoàn trả học phí

Mới: Thêm trường hợp sinh viên sư phạm sẽ phải hoàn trả học phí (Ảnh minh họa)

3 trường hợp sinh viên sư phạm phải hoàn trả học phí

Sau khi tốt nghiệp, học sinh, sinh viên sư phạm công tác trong ngành giáo dục với thời gian tối thiếu gấp 02 lần thời gian đào tạo (kể từ ngày được tuyển dụng) sẽ không phải hoàn trả kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt (khoản 1 Điều 7 dự thảo).

Trong đó, học sinh, sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp công tác trong ngành giáo dục gồm:

- Công chức, viên chức và người lao động công tác, làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo);

- Công chức, viên chức và người lao động công tác, làm việc tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống quốc dân; các đơn vị sự nghiệp công lập; các cơ sở giáo dục được cấp có thẩm quyền cho phép hoạt động; các cơ quan nghiên cứu khoa học về giáo dục và đào tạo.

Theo đó, các trường hợp sau đây học sinh, sinh viên sư phạm phải hoàn trả khoản kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt (3,63 triệu đồng/tháng):

  • Sau 02 năm kể từ khi tốt nghiệp, không công tác trong ngành giáo dục (không công tác, làm việc tại các cơ quan, cơ sở giáo dục nêu trên);

  • Sau 02 năm kể từ khi tốt nghiệp, công tác trong ngành giáo dục không đủ thời gian (tối thiếu gấp 02 lần thời gian đào tạo kể từ ngày được tuyển dụng - mới được quy định cụ thể tại dự thảo).

Thời gian hoàn trả kinh phí tối đa bằng thời gian đào tạo tại cơ sở đào tạo.

  • Học sinh, sinh viên sư phạm đang trong thời gian học nhưng bỏ học, chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học hoặc bị kỷ luật buộc thôi học phải hoàn trả toàn bộ kinh phí đã được ngân sách Nhà nước hỗ trợ.

Đây là trường hợp hoàn toàn mới được dự thảo Nghị định quy định, hiện nay, Luật Giáo dục 43/2019/QH14 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020) không đề cập tới.

Như vậy, nếu thuộc một trong 03 trường hợp nêu trên, học sinh, sinh viên sư phạm sẽ phải hoàn trả toàn bộ kinh phí đã được hỗ trợ.

>> Luật Giáo dục 2019: Giáo viên tiểu học phải là cử nhân sư phạm

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Tăng tiền trực cho cán bộ y tế, bác sĩ phẫu thuật gấp 3 lần

Đề xuất: Tăng tiền trực cho cán bộ y tế, bác sĩ phẫu thuật gấp 3 lần

Đề xuất: Tăng tiền trực cho cán bộ y tế, bác sĩ phẫu thuật gấp 3 lần

Tại dự thảo mới đây, Bộ Y tế đã đề xuất tăng tiền phụ cấp mổ, trực và phụ cấp tiền ăn cho nhân viên y tế gấp 02 - 03 lần so với hiện hành, nhằm đảm bảo thu nhập. Nội dung bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể về điều này.

Cấm cung cấp thông tin giả khi dùng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS

Cấm cung cấp thông tin giả khi dùng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS

Cấm cung cấp thông tin giả khi dùng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS

Hơn 10 năm thực hiện, Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (gọi tắt là Luật Phòng chống HIV/AIDS) đã bộc lộ nhiều bất cập. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung đang được xây dựng nhằm khắc phục tình trạng này.