Người ở vùng dịch sẽ được miễn, giảm lãi suất thẻ tín dụng?

Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, để hỗ trợ người lao động, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã lấy ý kiến góp ý về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung về hoạt động thẻ ngân hàng.


Ở vùng dịch, người có thẻ tín dụng sẽ được miễn, giảm lãi suất?

Theo đó, về việc cấp thẻ tín dụng, điểm b khoản 5 Điều 1 dự thảo đã bổ sung quy định:

TCPHT quyết định thực hiện miễn, giảm lãi suất, phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với số dư nợ phát sinh từ hoạt động phát hành thẻ tín dụng mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán tại các vùng bị thiên tai, dịch bệnh, vùng xảy ra các sự kiện bất khả kháng do Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố bằng văn bản cho các khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng.

Theo đề xuất này, khách hàng có thẻ tín dụng có được được ngân hàng thực hiện miễn, giảm lãi suất, phí, giữ nguyên nhóm nợ với số tiền nợ từ thẻ tín dụng khi đến hạn thanh toán nếu đáp ứng điều kiện sau đây:

- Ở vùng bị thiên tai, dịch bệnh, vùng xảy ra các sự kiện bất khả kháng được công bố bằng văn bản từ Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc hoặc lãi do doanh thu, thu nhập sụt giảm vì ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, sự kiện bất khả kháng.

Trong đó, sự kiện bất khả kháng theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 là sự kiện khách quan, không lường trước được, cũng không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết cũng như mọi khả năng cho phép.

Đây là đề xuất mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại dự thảo này. Hiện nay, về cấp tín dụng qua thẻ, Thông tư số 19/2016/TT-NHNN chưa có quy định về việc giảm, miễn lãi suất mà chỉ quy định về:

- Các yêu cầu cấp thẻ tín dụng: Ngân hàng phải có quy định nội bộ về cấp thẻ tín dụng đảm bảo an toàn, trong đó quy định cụ thể về đối tượng, hạn mức, điều kiện, thời hạn cấp, thời hạn trả nợ, lãi suất, quy trình thẩm định và quyết định cấp tín dụng qua thẻ…

- Điều kiện cấp thẻ tín dụng cho khách hàng: Khách hàng dùng tiền vay đúng mục đích, có khả năng trả nợ đúng hạn; ngân hàng xem xét và yêu cầu chủ thẻ áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ…

Như vậy, nếu cá nhân ở vùng có dịch Covid-19 theo thông báo của Thủ tướng hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh thì có thể được miễn, giảm lãi suất thẻ tín dụng nếu ngân hàng tại các địa phương đó quyết định miễn, giảm.

mien lai suat the tin dung
Người ở vùng dịch sẽ được miễn lãi suất thẻ tín dụng? (Ảnh minh họa)

Ngân hàng sắp được phát hành thẻ online?

Ngoài nội dung về việc ngân hàng được quyết định miễn, giảm lãi suất cho người có thẻ tín dụng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh thì khoản 3 Điều 1 dự thảo cũng bổ sung quy định về thủ tục phát hành thẻ như sau:

TCPHT có thể thực hiện phát hành thẻ ghi nợ (bao gồm thẻ ghi nợ được thấu chi), thẻ tín dụng, thẻ trả trước định danh đối với chủ thẻ chính là cá nhân bằng phương thức điện tử.

Theo quy định này, ngân hàng có thể phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ trả trước định danh online. Hiện nay, để tạo điều kiện cho khách hàng cũng như hạn chế tiếp xúc, nhiều ngân hàng đã cung cấp dịch vụ mở thẻ tín dụng, thẻ ATM… online như Techcombank, VIB, BIDV…

Đồng thời, ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đề xuất cụ thể thủ tục mở thẻ ngân hàng online như sau:

- Đối tượng không áp dụng: Khách hàng cá nhân là người nước ngoài; chủ thẻ chính là tổ chức; Người từ đủ 15 tuổi - chưa đủ 18 tuổi; chủ thẻ phụ.

- Đối tượng áp dụng: Chủ thẻ chính là cá nhân.

- Loại thẻ được phát hành online: Thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước định danh.

- Các bước thực hiện tối thiểu gồm:

+ Bước 1: Thu thập thông tin, giấy tờ cần thiết trước khi ký hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ để nhận biết khách hàng và xác định hạn mức giao dịch.

+ Bước 2: Kiểm tra, đối chiếu, xác minh thông tin của khách hàng.

+ Bước 3: Cảnh báo về các hành vi không được thực hiện khi mở, sử dụng thẻ được phát hành online.

+ Bước 4: Cung cấp nội dung hợp đồng và ký hợp đồng.

+ Bước 5: Thông báo tên ngân hàng, tên của thẻ, số thẻ, thời hạn, tên chủ thẻ, phạm vi và chức năng sử dụng thẻ, điều cấm khi dùng thẻ cho khách hàng.

- Hạn mức của thẻ: Thẻ được mở bằng hình thức online có thể có hạn mức giao dịch cao hơn 100 triệu đồng/tháng theo quyết định của ngân hàng phát hành thẻ. Thậm chí, thẻ được mở online còn có thể thanh toán quốc tế nếu thuộc hai trường hợp sau đây:

+ Ngân hàng kiểm tra sinh trắc học của khách hàng với dữ liệu sinh trắc học công dân qua cơ sở dữ liệu về Căn cước công dân và thực hiện video call.

+ Xác minh, nhận biết thông tin khách hàng thông qua gặp mặt trực tiếp chủ thẻ chính là cá nhân.

Trên đây là đề xuất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc người ở vùng dịch sẽ được miễn lãi suất thẻ tín dụng theo quyết định của ngân hàng. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Ai được cấp thẻ ATM gắn chip từ 31/3/2021?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?