Dự kiến từ 01/7/2022, lương tối thiểu sẽ có nhiều điểm mới?

Mới đây, tại dự thảo Nghị định về mức lương tối thiểu, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đề xuất 02 quy định đặc biệt mới về mức lương tối thiểu.

Lần đầu tiên đề xuất lương tối thiểu giờ, tuần hoặc ngày

Thực tế trong thị trường lao động của Việt Nam, số lao động làm việc theo giờ, theo ngày, theo tuần cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ so với các đối tượng người lao động làm việc theo vùng.

Đồng thời, tại khoản 2 Điều 91 Bộ luật Lao động hiện đang có hiệu lực cũng quy định về mức lương tối thiểu của người lao động như sau:

2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.

Quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 là thế nhưng tại Nghị định 90 năm 2019 hiện đang có hiệu lực về mức lương tối thiểu của người lao động lại không đề cập đến các mức lương tối thiểu khác ngoài mức lương tối thiểu vùng.

Do đó, tại dự thảo này, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đề xuất cụ thể các mức lương tối thiểu như sau:

1- Mức lương tối thiểu vùng, mức lương tối thiểu giờ được quy định cụ thể bằng các con số:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng I

4.680.000

22.500

Vùng II

4.160.000

20.000

Vùng III

3.640.000

17.500

Vùng IV

3.250.000

15.600

2- Mức lương tối thiểu theo tuần, theo ngày hoặc theo sản phẩm, lương khoán: Được quy đổi theo tháng hoặc theo giờ với nguyên tắc không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng/giờ:

Nếu Quy đổi theo tháng:

- Bằng lương theo tuần x 52 tuần : 12 tháng

- Bằng lương theo ngày x số ngày làm việc bình thường trong tháng

- Mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong giờ làm việc bình thường của tháng.

Nếu quy đổi theo giờ

- Bằng Lương theo tuần, theo ngày : số giờ làm việc bình thường trong tuần. trong ngày; hoặc

- Bằng mức lương theo sản phẩm, lương khoán : số giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.

Xem thêm…


Sẽ thay đổi địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng?

Ngoài đề xuất thêm mức lương tối thiểu theo giờ để thống nhất các quy định của các văn bản liên quan và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động làm việc theo giờ, ngày… dự thảo còn đề xuất thay đổi địa bàn thuộc các vùng áp dụng mức lương tối thiểu vùng.

Cụ thể:

- Chuyển thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ vùng II lên vùng I.

- Chuyển sang vùng II từ:

+ Một số địa bàn từ vùng III: Thị xã Quảng Yên, Đông Triều của tỉnh Quảng Ninh; Thành phố Vinh, thị xã Cửa lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên của tỉnh Nghệ An; Hòa Thành của tỉnh Tây Ninh; Thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh của tỉnh Vĩnh Long; Thành phố Bạc Liêu của tỉnh Bạc Liêu.

+ Một số địa bàn vùng IV: Thành phố Hoà Bình và huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình.

- Chuyển sang vùng III từ địa bàn vùng IV: Các huyện Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên của tỉnh Quảng Ninh; các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn, Nghĩa Đàn và các thị xã Thái Hòa, Hoàng Mai của tỉnh Nghệ An; các huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long; huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu.

Trên đây là quy định về vấn đề: Dự kiến từ 01/7/2022, lương tối thiểu sẽ có nhiều điểm mới áp dụng với người lao động. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Từ 01/7/2022: Ai được tăng lương?

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục