Mỗi tỉnh có thể lựa chọn sách giáo khoa riêng theo từng môn học

Đây là thông tin đáng chú ý được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra lấy ý kiến tại dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục.

Mỗi tỉnh có thể chọn sách giáo khoa theo từng môn học

Việc lựa chọn sách giáo khoa đối với trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường trung học phổ thông nhiều cấp học và các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông phải tuân thủ nguyên tắc:

- Lựa chọn sách giáo khoa thuộc Danh mục Sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông;

- Lựa chọn 01 sách giáo khoa cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi khối lớp;

- Bảo đảm thực hiện công khai minh bạch.

Theo đó, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn cụ thể tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa phù hợp với địa phương bao gồm 02 nội dung chủ yếu:

- Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội địa phương;

- Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.

Như vậy, mỗi tỉnh có thể lựa chọn 01 sách giáo khoa cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi khối lớp tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế - xã hội địa phương và điều kiện của trường học.

lựa chọn sách giáo khoa

Sắp tới, mỗi tỉnh có thể lựa chọn sách giáo khoa riêng (Ảnh minh họa)

Sách giáo khoa mới sẽ do trường học tự quyết định

Các tổ bộ môn sẽ tổ chức nghiên cứu, thảo luận và đánh giá sách giáo khoa của môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa của tỉnh, đề xuất với Hội đồng bằng văn bản Danh mục lựa chọn sách giáo khoa.

Trong đó, Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa gồm có:

Chủ tịch là người đứng đầu trường học; Phó Chủ tịch là cấp phó người đứng đầu hoặc tổ trưởng tổ chuyên môn; Thư ký là tổ trưởng tổ chuyên môn; Ủy viên là tổ trưởng tổ chuyên, đại diện giáo viên dạy các môn học, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.

Sau khi có đề xuất Danh mục lựa chọn sách giáo khoa, Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá Danh mục này dựa trên các nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn do tỉnh hướng dẫn.

Việc lựa chọn sách giáo khoa được thông qua bằng hình thức bỏ phiếu kín, sách giáo khoa được chọn phải được trên 50% số thành viên của Hội đồng bỏ phiếu.

Hội đồng đề xuất với người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông Danh mục sách giáo khoa được lựa chọn, trên cơ sở đề xuất này, người đứng đầu cơ sở giáo dục ban hành Quyết định Danh mục sách giáo khoa được lựa chọn sử dụng trong cơ sở giáo dục.

>> Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố 32 sách giáo khoa lớp 1

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?