Lộ trình nâng chuẩn trình độ giáo viên mầm non, tiểu học, THCS

Ngày 02/01/2020 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo lần 2 của Nghị định quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.


Những giáo viên nào phải đi đào tạo nâng chuẩn trình độ?

Theo quy định của Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ 01/7/2020), tiêu chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên các cấp học được nâng lên rất nhiều. Cụ thể: Giáo viên mầm non phải có bằng cao đẳng sư phạm; Giáo viên tiểu học và giáo viên trung học cơ sở đều phải có bằng cử nhân sư phạm.

Để đáp ứng tiêu chuẩn trình độ được quy định tại Luật Giáo dục 2019 như nêu trên, tại Điều 2 của dự thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất các đối tượng giáo viên sau phải thực hiện nâng chuẩn trình độ:

- Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên;

- Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ hồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên;

Về độ tuổi của giáo viên phải nâng chuẩn trình độ, dự thảo Nghị định này quy định tính từ ngày 01/7/2020, giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trừ thời gian đào tạo theo quy định, còn đủ 05 năm công tác tính đến tuổi nghỉ hưu.

Được biết, có khoảng 400.000 - 500.000 giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở thuộc đối tượng nêu trên trên tổng số 1,2 triệu giáo viên của cả nước phải tham gia các khóa đào tạo để nâng chuẩn trình độ.

Lộ trình nâng chuẩn trình độ giáo viên mầm non, tiểu học, THCS

Có đến nửa triệu giáo viên sắp phải đi đào tạo nâng chuẩn trình độ (Ảnh minh họa)


Lộ trình nâng chuẩn trình độ giáo viên đến năm 2031

Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn của giáo viên từ 01/7/2020 đến 31/12/2030 được nêu cụ thể tại Điều 5 của dự thảo Nghị định, cụ thể như sau:

- Giai đoạn 1: Từ 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2025: Ít nhất 60% giáo viên phải thực hiện nâng chuẩn trình độ đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo và đã được cấp bằng tốt nghiệp;

- Giai đoạn 2: Từ 01/01/2026 đến 31/12/2030: Nâng chuẩn trình độ đối với giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên của các cơ sở giáo dục đạt trình độ chuẩn theo quy định.

Cũng theo dự thảo Nghị định, giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn, vẫn được hưởng 100% lương và các chế độ, phụ cấp theo quy định; Được tính thời gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục; Được khen thưởng, biểu dương nếu có thành tích xuất sắc trong học tập…

Tuy nhiên, trong suốt thời gian khóa học, giáo viên vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ công tác theo quy định khi không phải tham gia các hoạt động đào tạo.

Hiện dự thảo đang được lấy ý kiến. LuatVietnam sẽ tiếp tục thông tin khi có văn bản chính thức, sau khi dự thảo được thông qua.

>> 4 quy định mới của Luật Giáo dục 2019 liên quan đến mọi giáo viên 


Lan Vũ
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Đề xuất tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn trong quân đội

Tại dự thảo Nghị định mới đây, Bộ Quốc phòng đã đề xuất quy định mới về tiêu chí, tiêu chuẩn thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc và trước thời hạn. Theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể.

Cấm cung cấp thông tin giả khi dùng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS

Cấm cung cấp thông tin giả khi dùng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS

Cấm cung cấp thông tin giả khi dùng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS

Hơn 10 năm thực hiện, Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (gọi tắt là Luật Phòng chống HIV/AIDS) đã bộc lộ nhiều bất cập. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung đang được xây dựng nhằm khắc phục tình trạng này.