Lần đầu tiên có tiêu chí xác định hàng Made in Vietnam

Hiện nay, quy định sản phẩm có xuất xứ Việt Nam chỉ áp dụng cho hàng xuất, nhập khẩu. Chưa có tiêu chí xác định hàng Made in Vietnam do Việt Nam sản xuất gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

2 trường hợp được coi là hàng hóa của Việt Nam

Mới đây, Bộ Công Thương đã đưa ra lấy ý kiến Dự thảo quy định về cách xác định sản phẩm, hàng hóa là sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam.

Theo Điều 7 Dự thảo, hàng hóa được coi là hàng hóa của Việt Nam trong các trường hợp sau:

- Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam;

- Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam nhưng trải qua giai đoạn gia công, chế biến cuối cùng tại Việt nam làm thay đổi cơ bản tính chất của hàng hóa.

Đồng thời, Dự thảo Thông tư cũng nêu rõ cách xác định hàng hóa có xuất xứ thuần túy và hàng hóa không có xuất xứ thuần túy như thế nào được coi là hàng hóa của Việt Nam.

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại Việt Nam

Hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam khi thuộc một trong các trường hợp sau:

Stt

Hàng hóa

1

Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại Việt Nam

2

Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Việt Nam

3

Sản phẩm từ động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Việt Nam

4

Sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng, thu lượm hoặc săn bắt tại Việt Nam

5

Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của Việt Nam

6

Sản phẩm lấy từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải, nơi Việt Nam có quyền khai thác đối với vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển theo luật pháp quốc tế

7

Các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển quốc tế bằng tàu được đăng ký ở Việt Nam hoặc được phép treo cờ của Việt Nam

8

Sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất từ các sản phẩm đánh bắt và các hải sản khác đánh bắt từ vùng biển quốc tế ngay trên tàu được đăng ký ở Việt Nam hoặc được phép treo cờ của Việt Nam

9

Các vật phẩm thu được trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng ở Việt Nam hiện không còn thực hiện được chức năng ban đầu, không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu, vật liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế

10

Hàng hoá thu được hoặc được sản xuất từ các sản phẩm nêu trên

Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy Việt Nam

Sở dĩ Bộ Công Thương xây dựng riêng một Thông tư về xuất xứ hàng hóa Made in Vietnam là bởi cách xác định thế nào là hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại Việt Nam nhưng được dán nhãn Made in Vietnam.

Dự thảo này đưa ra 2 tiêu chí để xác định hàng hóa có xuất xứ không thuần túy là:

- Tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa”;

- Tiêu chí “Hàm lượng giá trị gia tăng”.

Trong đó, tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” được dùng để xác định nguyên liệu không có xuất xứ đã được gia công, chế biến đầy đủ tại Việt Nam hay chưa.

Còn tiêu chí “Hàm lượng giá trị gia tăng” được tính theo một trong hai công thức:

a) Công thức trực tiếp: 

VAC =

Trị giá nguyên liệu đầu vào

có xuất xứ Việt Nam

x 100%

Trị giá EXW


Hiểu đơn giản, một hàng hóa được xác định là có xuất xứ Việt Nam khi có giá trị nguyên liệu đầu vào có xuất xứ Việt Nam chiếm 30% giá trị xuất xưởng (trị giá EXW) của hàng hóa đó.

“Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ Việt Nam” gồm trị giá của nguyên liệu mua của nhà sản xuất trong nước hoặc do tổ chức, cá nhân tự sản xuất; chi phí nhân công trực tiếp, chi phí phân bổ trực tiếp, các chi phí khác và lợi nhuận.

Ví dụ: Một gói kẹo dừa có giá xuất xưởng là 100 nghìn đồng, nếu trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ tại Việt Nam chiếm 30% thì là hàng Made in Vietnam.

b) Công thức gián tiếp:

VAC =

Trị giá EXW

-

Trị giá nguyên liệu đầu vào

không có xuất xứ Việt Nam

x 100%

Trị giá EXW


Theo đó, trị giá xuất xưởng trừ đi trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ Việt Nam chiếm 30% trị giá xuất xưởng của hàng hóa, thì hàng hóa có xuất xứ Việt Nam.

Không phải hàng Việt Nam nếu chỉ gia công đơn giản

hàng hóa không có xuất xứ Việt Nam

Hàng hóa không có xuất xứ Việt Nam nếu chỉ gia công đơn giản trong nước (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, không phải cứ có trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ tại Việt Nam đạt 30% thì được coi là hàng hóa Việt Nam. Đặc biệt lưu ý với hàng hóa có công đoạn gia công, chế biến đơn giản. Hàng hóa không có xuất xứ Việt Nam nếu chỉ trải qua một hoặc kết hợp nhiều công đoạn sau:

- Các công việc bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển và lưu kho (thông gió, trải ra, sấy khô, làm lạnh, ngâm trong muối, xông lưu huỳnh hoặc thêm các phụ gia khác, loại bỏ các bộ phận bị hư hỏng và các công việc tương tự).

- Các công việc như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả việc xếp thành bộ) lau chùi, sơn, chia cắt ra từng phần.

- Thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng; đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác.

- Dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn, mác hay các dấu hiệu phân biệt tương tự.

- Trộn đơn giản các sản phẩm, dù cùng loại hay khác loại.

- Lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh.

- Giết, mổ động vật.

Quy định này sẽ giúp hạn chế tình trạng hàng nhập khẩu dán nhãn Made in Vietnam xảy ra gần đây.

>> Tra cứu toàn bộ Dự thảo mới nhất tại đây 

>> Đọc toàn bộ bài viết về các Dự thảo mới tại đây

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?