Sẽ bỏ quy định đuổi học học sinh vi phạm kỷ luật?

Trước thềm năm học mới 2020-2021, bên cạnh nhiệm vụ học tập luôn phải đặt lên hàng đầu, nhiều học sinh, phụ huynh còn quan tâm đặc biệt đến việc kỷ luật, khen thưởng học sinh. Một trong số đó là quy định về hình thức đuổi học học sinh vi phạm kỷ luật?


Đề xuất không đuổi học học sinh vi phạm kỷ luật

Đây là đề xuất mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu tại dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỉ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông (lần 2).

Hiện nay theo quy định tại Thông tư 08/TT năm 1988, kỷ luật học sinh được áp dụng 05 hình thức: Khiển trách trước lớp; khiển trách trước hội đồng kỉ luật nhà trường; cảnh cáo trước toàn trường; đuổi học một tuần lễ; đuổi học 01 năm.

Tuy nhiên, các hình thức kỷ luật này đặc biệt là hình thức đuổi học học sinh kỷ luật không đảm bảo mang đến sự tiến bộ, nhận thức được khuyết điểm để tự sửa chữa, hoàn thiện bản thân của học sinh vi phạm kỷ luật. Thậm chí, trong nhiều trương hợp, việc đuổi học còn mang đến hậu quả trái ngược với mục tiêu giáo dục, rèn luyện học sinh hiện nay.

Bởi vậy, tại dự thảo này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bỏ hình thức kỷ luật "đuổi học một tuần lễ; đuổi học 01 năm" và thay vào đó là áp dụng hình thức "tạm dừng học tập trên lớp".

Trong đó, việc tạm dừng học tập chỉ áp dụng trong thời gian tối đa 02 tuần lễ (so với quy định hiện nay tối đa là 01 năm) và áp dụng với học sinh trong các trường hợp:

- Đã bị kỷ luật cảnh cáo nhưng không sửa chữa, tái phạm hoặc vi phạm thêm những khuyết điểm khác trong thời gian một học kỳ;

- Vi phạm lần đầu những ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng như đánh nhau có tổ chức, sử dụng vũ khí gây thương tích nặng cho người khác, xâm phạm nhân phẩm, thân thể giáo viên, học sinh khác… nhưng chưa đến mức bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nếu dự thảo được thông qua thì học sinh vi phạm kỷ luật sẽ bị áp dụng 03 hình thức kỷ luật là: Khiển trách, cảnh cáo và tạm dừng học tập trên lớp để thực hiện Kế hoạch giáo dục riêng với học sinh vi phạm.

Bỏ quy định đuổi học học sinh vi phạm kỷ luật
Bỏ quy định đuổi học học sinh vi phạm kỷ luật trong thời gian tới? (Ảnh minh họa)

Sẽ không ghi hình thức kỷ luật vào học bạ của học sinh?

Cũng tại Thông tư 08, Bộ Giáo dục vẫn quy định ghi các hình thức kỷ luật học sinh vào học bạ nếu học sinh vi phạm và bị kỷ luật từ mức bị cảnh cáo trước toàn trường trở lên.

Tuy nhiên, tại dự thảo này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất, Nhà trường lưu giữ hồ sơ liên quan đến kỷ luật học sinh nhưng không được ghi hình thức kỷ luật vào học bạ của học sinh.

Ngoài ra, khi học sinh mắc khuyết điểm trong quá trình học tập và rèn luyện, vi phạm nội quy nhà trường, các quy chế… tùy vào mức độ, tính chất, hậu quả, dự thảo cũng quy định, trước hết phải xem xét thực hiện các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực sau đó mới áp dụng các hình thức kỷ luật.

Trong đó, các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực gồm:

- Khuyên bảo, động viên, nhắc nhở, phê bình riêng học sinh có khuyết điểm;

- Phối hợp với cha mẹ học sinh giáo dục, hỗ trợ học sinh sửa chữa khuyết điểm;

- Tư vấn tâm lý cho học sinh mắc khuyết điểm đang gặp khó khăn tâm lý;

- Yêu cầu học sinh làm một số nhiệm vụ học tập như: Hoàn thành bài tập còn thiếu, viết lại bài cần học thuộc, viết kiểm điểm, cảm nhận về sự việc xảy ra, trực nhật, vệ sinh lớp học, trường học, dọn dẹp thư viện, tên hoặc chăm sóc cây xanh trong khuôn viên trường…

Những quy định này đã cho thấy giá trị nhân văn trong giáo dục. Mặc dù kỷ luật nhưng vẫn phải đặt mục tiêu giáo dục lên hàng đầu. Qua đó, giúp học sinh dần tiến bộ, chủ động khắc phục các khuyết điểm của bản thân.

Trên đây là những đề xuất mới về hình thức kỷ luật đuổi học học sinh đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến góp ý từ ngày 31/8/2020 đến 31/10/2020 tại đây. Ngoài ra, quý phụ huynh và học sinh có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây:

>> Đầu năm học, nhà trường được và không được thu những khoản nào?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Sắp tới, tài khoản định danh mức 2 sẽ có tên gọi mới từ 01/7/2024?

Nhiều đề xuất mới liên quan đến tài khoản định danh điện tử được quy định mới từ 01/7/2024 tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử. Một trong số đó là đề xuất tài khoản định danh mức 2 có tên gọi mới từ 01/7/2024.

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2

Tại dự thảo Nghị định về định danh và xác thực điện tử, ngoài các nội dung về Căn cước điện tử, đối tượng được cấp tài khoản định danh điện tử thì một nội dung khác cũng rất đáng chú ý. Đó là đề xuất phải có sim chính chủ mới được đăng ký định danh mức 2. Vậy cụ thể thế nào?