Đây là đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại dự thảo Thông tư quy định công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục.
Hướng nghiệp ngay từ bậc tiểu học cho học sinh?
Cụ thể, theo quy định hiện nay tại Quyết định 68/2008/QĐ-BGDĐT, công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm chỉ đặt ra trong các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.
Trong khi đó, tại dự thảo này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất mở rộng đối tượng được hướng dẫn thực hiện công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục:
- Trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình phổ thông;
- Các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm và các cơ sở giáo dục có đào tạo giáo viên…
Như vậy, theo dự thảo, công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp được triển khai ngay từ cấp tiểu học.
Tuy vậy, dự thảo cũng khẳng định, nội dung, hoạt động hướng nghiệp, tư vấn việc làm, khởi nghiệp đảm bảo phù hợp với nhận thức, trình độ và đáp ứng nhu cầu của người học với từng cấp, bậc học; không ảnh hưởng đến khung chương trình giáo dục, đào tạo của các cơ sở giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất cho học sinh tiểu học học nghề (Ảnh minh họa)
Học sinh tiểu học được “học nghề” như thế nào?
Điều 5 dự thảo nêu rõ, với cấp tiểu học, công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm chỉ nhằm mục đích giáo dục học sinh nhận biết một số công việc, nghề nghiệp của cha mẹ, người thân, nghề truyền thống ở địa phương và một số việc làm cơ bản trong xã hội.
Đồng thời, dự thảo cũng quy định, nhiệm vụ hướng nghiệp, tư vấn việc làm đối với học sinh tiểu học được thực hiện thông qua quá trình học tập, rèn luyện, các bài kiểm tra, đánh giá năng lực; việc tổ chức cho học sinh tìm hiểu việc làm tại cộng đồng tối thiểu 01 lần/năm học… nhằm:
- Hướng dẫn học sinh tham gia các công việc thường ngày tại gia đình, nhà trường;
- Rèn luyện, bồi dưỡng cho học sinh các kỹ năng cơ bản như: Quản lý bản thân, kỹ năng xã hội…
Hiện dự thảo đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến đến hết ngày 11/11/2020 tại đây
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã đề xuất thay đổi tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính. Trong đó, không còn chính quyền địa phương của thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị trấn.
Bộ Nội vụ vừa thông qua đề xuất sửa đổi Nghị định 178, bổ sung các nhóm được hưởng chính sách khi tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế. Nội dung bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể.
Bộ Tài chính hiện đang đề xuất thêm 8 trường hợp được miễn giảm tiền thuê đất năm 2025 tại dự thảo Nghị định quy định các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Dự thảo Luật Việc làm mới nhất đã có một số điều chỉnh liên quan đến hưởng trợ cấp thất nghiệp, như mức hưởng, trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp…